Vũ khí hóa học: Những ám ảnh lịch sử

Được sử dụng từ thời cổ xưa, vũ khí hóa học là công cụ giết người khủng khiếp bị cả nhân loại lên án. Mặc cho sự ra đời của Nghị định thư Geneva ra đời năm 1925 nhằm ngăn chặn nạn thảm sát bằng loại vũ khí này, một số bên tham chiến vẫn không thể cưỡng lại việc tiếp tục sử dụng chúng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
vu khi hoa hoc nhung am anh lich su Tổ chức Cấm vũ khí hóa học kỷ niệm 20 năm thành lập và những dấu ấn của Việt Nam
vu khi hoa hoc nhung am anh lich su Damascus mời quốc tế điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria

Mới đây nhất, ngày 4/4 vừa qua, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học đã diễn ra tại Khan Sheikhun (Syria) khiến hơn 300 người thiệt mạng, trong số đó có không ít trẻ em. Vụ tấn công bị nghi ngờ có sử dụng vũ khí hóa học. Trong khi Mỹ cáo buộc lực lượng quân Chính phủ Syria là thủ phạm, Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ hoàn toàn lời buộc tội. Rõ ràng, sử dụng vũ khí hóa học là điều mà không bên nào của cuộc chiến muốn nhận trách nhiệm. 

Lúc này, người ta đặt ra câu hỏi tại sao vũ khí hóa học lại bị nghiêm cấm sử dụng trong chiến tranh, khác với các vũ khí thông thường? Để hiểu vấn đề này, chúng ta cần đi ngược lại lịch sử. Trên thực tế, vũ khí hóa học được sử dụng rất sớm và có mặt trong nhiều cuộc chiến lớn nhỏ. 

vu khi hoa hoc nhung am anh lich su
Anh Abdel Hameed al-Youssef ôm hai đứa con sinh đôi đã chết trong vụ tấn công bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan Sheikhun, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 4/4/2017. (Nguồn: AP)

Từ thô sơ…

Thời cổ đại, các loại vũ khí hóa học thô sơ đã hiện diện trong chiến tranh. Đầu tiên là sự xuất hiện của tên tẩm chất độc từ các loại cây chứa độc dược. Quy mô hơn là gây ô nhiễm nguồn nước đối thủ bằng chất độc. Chẳng hạn, vào thế kỷ VI trước Công nguyên, người Assyria và người Perses đã sử dụng loại nấm mọc trên cây lúa mạch đen để làm ô nhiễm nguồn nước của kẻ thù. Chất độc chết người trong loại nấm này có tác động mạnh đến hệ thần kinh, gây co giật, ảo giác và đau đớn. Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, các chiến binh La Mã đã dùng khói đốt các vật liệu chứa độc tố để đẩy lùi kẻ thù.

Tuy nhiên, đánh dấu lịch sử vũ khí hóa học là sự xuất hiện của "lửa Hy Lạp" vào năm 673, do Kallinikos - một người Hy Lạp, tạo ra. Đây là hợp chất hóa học giúp lửa cháy trên nước và được coi là vũ khí cực kỳ hữu hiệu trong các cuộc chiến trên mặt nước. Trong nhiều thế kỷ sau đó, "lửa Hy Lạp" được sử dụng phổ biến trong chiến tranh và công thức chế tạo loại vũ khí này là thứ mà quân đội nào cũng thèm muốn. Nó trở thành vũ khí của người Byzantine (Đông La Mã) chống lại người Thổ trong suốt năm thế kỷ, và sau này, người Thổ sử dụng lại để triệt hạ đế quốc Đông La Mã.

Vào thời trung cổ, các loại vũ khí hóa học trở nên tinh vi và đa dạng nhờ sự phát triển của các nghiên cứu hóa học. Hàng loạt  bom khói độc được sử dụng, gây ngạt thở và tử vong cho người bị tấn công. Nhà quân sự Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn đã sử dụng chiến thuật nổi tiếng bắn những quả bóng lửa khổng lồ chứa hắc ín và sulfur vào thành lũy đối phương, làm ngạt thở quân lính trong thành.

vu khi hoa hoc nhung am anh lich su
Một đứa trẻ đang được bác sĩ chăm sóc sau vụ tấn công bị nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan Sheikhun, thuộc tỉnh Idlib, Syria, ngày 4/4/2017. (Nguồn: AP)

… đến sức hủy diệt lớn...

Vào thế kỷ XIX - XX, loài người bắt đầu phát triển và sản xuất các loại hơi độc có tính sát thương rất cao như sarin (loại chất độc thần kinh mà Chính phủ Mỹ cáo buộc chính quyền Tổng thống Syria al-Assad sử dụng đối với dân thường), khí mù tạc, phosgene, clo (chlorine) và nhiều loại khác. Trước khi những chất hóa học này xuất hiện trong chiến tranh, chúng đã gây kinh sợ và việc sử dụng bị coi là "vô đạo đức" vì những tác động kinh khủng tới sức khỏe và tính mạng con người. Khi việc sản xuất vũ khí hóa học trở nên dễ dàng, đã có một số động thái nhằm cấm sử dụng các loại khí độc trong chiến tranh. Năm 1874, nhiều quốc gia châu Âu tham dự Hiệp ước Brussels về quy ước chiến tranh đã kêu gọi đưa ra lệnh cấm "vũ khí độc" nhưng không thành. Năm 1899, phần lớn các nước phương Tây tham dự Hội nghị Hòa bình Hague đã thông qua một hiệp ước cấm bắn hỗn hợp các chất tạo ra khí gây ngạt thở. Tuy nhiên, lệnh cấm này không có hiệu lực lâu dài.

Chiến tranh Thế giới thứ Nhất chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của vũ khí hóa học, đáng kể nhất là vụ tấn công bằng clo - loại khí gây nghẹt thở và làm tổn hại các mô trong cơ thể - lần đầu tiên được quân đội đế quốc Đức sử dụng với quy mô lớn ở Ypres (Bỉ), tháng 4/1915. Những người lính Pháp thuộc quân Hiệp ước nhìn thấy bức tường khí màu vàng từ từ di chuyển về phía họ, sau đó, họ bắt đầu ngạt thở. Khi đám mây tan đi, những người lính ở khu vực khác chỉ còn nhìn thấy trên mặt đất những xác người la liệt. Tại đây, hơn 1.000 lính đã bỏ mạng.

Quân Hiệp ước thấy sự hiệu quả của vũ khí hóa học, vì thế, họ cũng bắt đầu sử dụng nó. Kết quả là, cả hai phe Hiệp ước và Liên minh đều ra sức dùng Phosgene - khí gây ngạt, và mù tạc - khí gây bỏng nặng trên da, mắt và phổi trong các trận chiến giữa hai bên. Vì lý do này, nhiều nhà sử học đã gọi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất là "cuộc chiến giữa các nhà hóa học". Cuối cuộc chiến, khoảng hơn 90.000 lính đã chết bởi khí độc, hơn 1 triệu lính khác bị thương tật, trong đó, nhiều người bị mù vĩnh viễn.

Trên thực tế, khả năng sát thương của vũ khí hóa học được so sánh ngang hàng với vũ khí sinh học và bom nguyên tử. Tuy nhiên, vũ khí này gây kinh sợ không chỉ bởi khả năng hủy diệt, mà còn vì tác động kinh khủng của nó đến nạn nhân khi họ phải chịu nỗi đau đớn khủng khiếp, kéo dài trước khi chết. Chính vì thế, nhiều quốc gia đề nghị xây dựng luật quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học.

… và hành động

Sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hợp quốc) được thành lập. Năm 1925, Hội đã thảo ra Nghị định thư Geneva liên quan đến việc sử dụng các chất gây ngạt thở, ngộ độc trong chiến tranh và các biện pháp sinh học. Nghị định thư, với 38 thành viên ký kết, tuyên bố rằng hành động sử dụng vũ khí hóa học "bị lên án bởi quan điểm chung của các quốc gia văn minh". Có hiệu lực từ năm 1928, đến tháng 5/2013, Nghị định thư được ký bởi 138 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, Nghị định thư không dẫn tới kết quả là vũ khí hóa học hoàn toàn không còn được sử dụng trong chiến tranh. Điều đáng tiếc là Nghị định thư chỉ cấm sử dụng vũ khí hóa học, chứ không cấm việc sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học. Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga đã sản xuất và lưu trữ khối lượng vũ khí hóa học không nhỏ. Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Washington và Moscow đã ký Hiệp ước vũ khí hóa học, tiến tới dần hủy bỏ kho vũ khí này của hai nước.

Với mục đích siết chặt hơn lệnh cấm của Nghị định thư Geneva, Hiệp ước quốc tế liên quan đến việc cấm sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí hóa học được ký kết, tại Paris năm 1993. Theo Hiệp ước, vũ khí hóa học bị cấm sử dụng "trong bất cứ hoàn cảnh nào". Đến nay, đã có 192 quốc gia thành viên Hiệp ước cam kết xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.

Quay lại Syria, theo một số chuyên gia, việc áp dụng luật quốc tế chống sử dụng vũ khí hóa học trong trường hợp này còn chưa rõ ràng. Tuy Syria là thành viên của Nghị định thư Geneva 1925, nhưng điều này không có nhiều ý nghĩa. Trên thực tế, Nghị định thư chỉ áp dụng trong những cuộc chiến xảy ra giữa các bên ký kết Nghị định, tức là giữa các quốc gia, trong khi tại Syria là một cuộc nội chiến. Bên cạnh đó, Quy chế Rome 1998 về Tòa án hình sự quốc tế - ICC (hiệu lực từ năm 2002 và hiện có hơn 120 quốc gia công nhận) trao cho ICC thẩm quyền xét xử các cá nhân thực hiện tội ác chiến tranh, diệt chủng và tội ác chống nhân loại. Tuy nhiên, Quy chế cũng chỉ cấm việc sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc chiến giữa các quốc gia. Năm 2010, Bỉ đề nghị sửa đổi quy chế, đưa thêm vào quy định cấm sử dụng vũ khí hóa học  trong các cuộc nội chiến. Song, đến nay mới có tám quốc gia phê chuẩn sửa đổi này. Syria không phải là thành viên của Quy chế Rome, và ICC chỉ có thẩm quyền với Syria nếu như Hội đồng Bảo an LHQ đưa vấn đề này ra trước tòa, theo điều khoản 13b của Quy chế. Do đó, khó có thể khẳng định khả năng đưa cá nhân ra lệnh dùng vũ khí hóa học ở Khan Sheikhoun ra trước ICC.

Mặc dù thế, có khá nhiều quan điểm khác cho rằng việc cấm sử dụng vũ khí hóa học đã được coi là cấu thành luật tập quán nhân đạo quốc tế, do đó quy định áp dụng đối với mọi cuộc chiến. Các quốc gia trên thế giới, dù ký hay không ký hiệp ước trong vấn đề này, đều phải tuân thủ. 

vu khi hoa hoc nhung am anh lich su Iran kêu gọi thành lập ủy ban điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria

Tuyên bố của Tổng thống Rouhani được đưa ra một ngày sau khi Mỹ bắn hàng chục quả tên lửa hành trình Tomahawk vào các ...

vu khi hoa hoc nhung am anh lich su Dư luận Mỹ về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria

Tổng thống Donald Trump cho rằng: "Cuộc tấn công hóa học nhằm vào những người vô tội tại Syria, bao gồm cả phụ nữ và ...

vu khi hoa hoc nhung am anh lich su Nga tiêu hủy 96% kho vũ khí hóa học

Thông báo được Chủ tịch Ủy ban quốc gia về giải giáp vũ khí hóa học của Nga, ông Mikhail Babich đưa ra ngày 6/12.

Lê Thị Thiên Hương Hội Các nhà Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE)

Đọc thêm

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Hóa thạch gần hoàn chỉnh của loài cá mập Ptychodus vừa được tìm thấy tại Mexico đã cung cấp những thông tin chưa từng được biết đến.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con ...
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Thăm 'chảo lửa', ngoại trưởng Mỹ bàn nhiều việc liên quan đến Gaza với Saudi Arabia, không tới Israel

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ thăm Saudi Arabia từ ngày 29-30/4.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động