Vũ khí laser: Cuộc xung đột trong tương lai tràn ngập 'ánh sáng chết người'?

Trường Phan
TGVN. Vũ khí laser chứng minh tính hiệu quả và khả năng thay đổi sâu sắc các cuộc không chiến trong tương lai, cho phép tăng khả năng sống sót của các máy bay trước tên lửa phòng không nguy hiểm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tia laser có tiềm năng trở thành vũ khí không đối không và không đối đất nhờ vào lợi thế tốc độ rất nhanh, khả năng bắn chính xác cao và băng đạn hầu như không giới hạn. Tuy nhiên, vũ khí laser đòi hỏi nhiều năng lượng để duy trì uy lực liên tục trong khoảng cách xa, và có thể bị giảm hiệu quả phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, cũng như cần làm mát khi tia laser tích tụ nhiệt từ hệ thống nguồn điện cồng kềnh.

Cuộc xung đột trong tương lai có thể tràn ngập “ánh sáng” từ vũ khí laser
Vũ khí Laser có khả năng chống lại cuốc tấn công ồ ạt của các UAV. (Nguồn: National Interest)

Nhiều ưu điểm

Đầu tiên, tia laser có độ chính xác cao, hoạt động tương đương tốc độ ánh sáng và hầu như không bị ảnh hưởng bởi trọng lực. Đây là vũ khí lý tưởng để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ chẳng hạn như tên lửa và đạn pháo đang bay tới. Độ chính xác của tia laser phát huy hiệu quả bằng cách vô hiệu hóa các phương tiện trên mặt đất hoặc trên biển mà không làm chết người trên xe. Quan trọng nhất, chi phí phát triển vũ khí laser rẻ hơn nhiều so với các vũ khí khác. Súng lazer có thể thay các các hệ thống phòng thủ tên lửa đương đại cực kỳ đắt tiền để đối phó cuộc tấn công hàng loạt của UAV vũ trang và tên lửa của đối phương. Hệ thống phát ra tia laser được kết nối với máy phát điện - “nguồn cung cấp đạn dược” gần như không giới hạn sử dụng.

Về mặt lý thuyết chỉ cần một tia laser tương đối yếu cũng có thể làm gián đoạn hoặc phá hủy nhanh chóng các hệ thống dẫn đường quang học nhạy cảm của tên lửa đang bay tới. Các tia laser mạnh hơn có thể làm hỏng các cánh điều khiển bay của tên lửa, hoặc thậm chí kích hoạt đầu đạn nhiệt. Các tia laser cực mạnh sẽ là vũ khí tấn công dễ dàng nhắm vào các máy bay khác và thậm chí cả các mục tiêu trên mặt đất. Vì tia laser có khả năng làm nhiệm vụ kép như các hệ thống cảm biến, cho phép thời gian tương tác rất nhanh.

Tất nhiên, phạm vi hiệu quả và thời gian "đốt cháy" duy trì cần thiết để đạt được hiệu ứng hủy diệt sẽ là những yếu tố quan trọng. Hơn nữa, một tia laser chỉ có thể tấn công một mục tiêu tại một thời điểm và yêu cầu thiết kế sao cho nó tạo được đường bắn thẳng trực tiếp vào mục tiêu.

Vũ khí laser: Cuộc xung đột trong tương lai tràn ngập 'ánh sáng chết người'?
Vũ khí laser sẽ sớm ngập tràn các chiến trường như phim khoa học viễn tưởng. (Nguồn: National Interest)

Tia laser có thể làm tăng đáng kể khả năng sống sót của máy bay chiến đấu tàng hình và không tàng hình khi hoạt động trong vùng trời giao tranh, buộc kẻ thù phải sử dụng nhiều tên lửa hơn để phòng thủ. Cụ thể, vũ khí laser có thể cung cấp một lớp bảo vệ chặt chẽ cần thiết cho các máy bay ném bom tàng hình chiến lược như B-2 Spirit hoặc B-21, nếu lắp đặt các tháp pháo laser lên máy bay, máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu và máy bay yểm trợ có thể cho phép những máy bay có kích thước lớn và dễ bị tổn thương này, nâng cao cơ hội sống sót sau các cuộc tấn công bất ngờ từ tên lửa.

Không ít nhược điểm

Tuy nhiên, vũ khí laser có những nhược điểm cản trở chúng chậm phát triển trong nhiều thập kỷ. Trước hết, năng lượng laser có xu hướng bung toả hoặc khuếch tán trong bầu khí quyển, phạm vi tối đa cũng bị giới hạn bởi vật cản trong không gian như khi bị che khuất bởi cát, khói hoặc sương mù.

Hơn nữa, tia laser có thể gặp khó khăn khi đốt cháy qua các vật liệu dày và thường mất vài giây tiếp xúc liên tục để gây ra thiệt hại đáng kể. Tùy thuộc vào công suất và phạm vi tương tác cũng như tốc độ của mục tiêu, vật liệu quá dày có thể khiến laser không đủ thời gian để vô hiệu hóa các loại đạn hạng nặng. Trên thực tế, việc phát triển các vật liệu và biện pháp đối phó với tia laser đã tiến triển nhanh chóng mặc dù vũ khí laser vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Một tia laser bắn ra, cần dùng máy phát điện cực mạnh và nhiên liệu hóa học nguy hiểm, cũng như hệ thống làm mát và thùng điện cồng kềnh. Những hạn chế này, gây ra những trở ngại nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc phóng ra laser trên chiến trường. Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong công nghệ phát triển laser trạng thái rắn có thể giải quyết phần nào những khó khăn đó, đồng thời giảm kích thước nguồn điện.

Ngoài ra việc sử dụng vũ khí laser cũng vấp phải nhiều hạn chế pháp lý. Theo Nghị định thư năm 1995 về vũ khí gây chói mắt, thuộc Công ước của Liên hợp quốc quy định vũ khí nêu rõ: cấm sử dụng tia laser “chói lóa” làm mù vĩnh viễn thị lực của kẻ thù. Tia laser chiếu vào máy bay là một hình thức quấy rối phổ biến và nguy hiểm đối với các phương tiện bay quân sự và cả dân sự. Vì chiếu tia laser vào buồng lái máy bay có thể làm phi hành đoàn mất phương hướng và mù tạm thời, đồng thời có thể gây thương tích ở mắt lâu dài cho phi công.

Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?

Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?

TGVN. Trong tương lai, các máy bay không người lái (UAV) tích hợp công nghệ AI hứa hẹn sẽ cùng chiến đấu bên cạnh với ...

Tổng thống Putin 'lộ' tin 'nóng', Nga đã rủ Mỹ tìm kiếm sự cân bằng mới?

Tổng thống Putin 'lộ' tin 'nóng', Nga đã rủ Mỹ tìm kiếm sự cân bằng mới?

TGVN. Ngày 10/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ, nước này đã gửi đề xuất tới Mỹ về thiết lập một sự cân bằng ...

Vũ khí mới: Mỹ sẽ có máy bay do thám kiêm ném bom siêu thanh?

Vũ khí mới: Mỹ sẽ có máy bay do thám kiêm ném bom siêu thanh?

TGTVN. Nhiều năm trước, Giám đốc Điều hành của Lockheed Martin - ông Robert Weiss đã khiến dư luận xôn xao khi tiết lộ với ...

(theo National Interest)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động