Xung đột Nga-Ukraine: Kịch bản nào cho 'thế trận giằng co'?

Hà Phương
(thực hiện)
Trong trả lời phỏng vấn dành riêng cho TG&VN, TS. Hoàng Anh Tuấn-chuyên gia nghiên cứu quốc tế của Bộ Ngoại giao nhận định, xung đột Nga-Ukraine vẫn đang bế tắc và chưa thể đi vào giai đoạn đàm phán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột Nga-Ukraine: Kịch bản nào cho 'thế trận giằng co'?
Xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài một năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. (Ảnh: VTC)

Xin Tiến sĩ đánh giá về cục diện hiện nay của xung đột Nga-Ukraine, phải chăng “gió lặng” là tiền đề cho những “cơn bão lớn”? Nga và Ukraine đang tính toán những gì sau một năm xung đột tiêu hao đáng kể?

Nhìn tổng thể, xung đột hiện nay ở thế tương đối giằng co. Cả Nga lẫn Ukraine tuy có lúc tiến, lúc rút song về cơ bản, khu vực họ kiểm soát không thay đổi nhiều kể từ tháng 6/2022 dù ở một số thời điểm Nga hoặc Ukraine có lợi thế hơn đối phương.

Thế trận “giằng co” này cho thấy một số điểm.

Thứ nhất, ít nhất ở thời điểm hiện tại, cả Nga và Ukraine đều đã cạn kiệt nguồn lực, không đủ sức triển khai chiến dịch tổng lực và giành thắng lợi quân sự quyết định, mà chỉ đủ sức tiến hành các giao tranh nhỏ giọt làm tiêu hao sinh lực đối phương.

Thứ hai, quân đội Nga không áp đảo Lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) như nhiều nhà quan sát phương Tây dự đoán. Thực tế cho thấy một năm đã qua nhưng sứ mệnh của “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Nga khởi xướng vẫn dang dở.

Thứ ba, tuy chịu nhiều tổn thất, song với hỗ trợ tối đa, toàn diện của Mỹ và phương Tây về quân sự, kinh tế, ngoại giao... cùng tinh thần chiến đấu, Kiev vẫn kiên cường trụ vững và triển khai có hiệu quả các đợt tấn công “ăn miếng, trả miếng” Moscow.

Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cục diện sẽ có sự đảo lộn lớn thời gian tới, kể cả khi Ukraine nhận được lô xe tăng Leopard, Abrams cùng các vũ khí hiện đại của phương Tây. Trong bối cảnh đó, hai bên đã điều chỉnh chiến thuật, tìm cách tiêu hao sinh lực đối phương và duy trì thế trận có lợi cho mình càng lâu càng tốt. Kiev mong muốn giành lại bốn tỉnh mà Moscow tuyên bố sáp nhập cùng Crimea. Trong khi đó, Nga hướng tới giữ vững quyền kiểm soát bốn tỉnh miền Đông Ukraine nhằm tạo vùng đệm an ninh với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có chuyến thăm Kiev bất ngờ, ngay trước thềm đánh dấu một năm diễn ra xung đột. Liệu chuyến thăm này mang tới thông điệp gì và có thể “xoay vần” cục diện xung đột ra sao trong thời gian tới?

Nga và Mỹ có cách kỷ niệm khác nhau. Chuyến thăm đến Kiev nhân một năm bắt đầu xung đột cũng là chuyến thăm thứ sáu của ông Biden đến thành phố này trên các cương vị khác nhau. Thông điệp chính của người đứng đầu nước Mỹ khá rõ ràng.

Một là, chuyến thăm không chỉ thể hiện sự ủng hộ chính trị, ngoại giao của Mỹ, mà còn biểu tượng cho sự ủng hộ của phương Tây với Ukraine trong xung đột với Nga.

Hai là, tại Kiev, ông Biden đã gửi thông điệp cứng rắn nhất tới ông Putin và Nga. Đó là Mỹ và phương Tây sẽ sát cánh, hỗ trợ Ukraine cho đến khi Kiev giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất. Tuy nhiên, Washington sẽ không đụng độ với Moscow trực tiếp trên lãnh thổ Ukraine, cho dù cuộc xung đột có tiến triển khốc liệt đến đâu.

Nhân đây, ông Biden khẳng định lại cam kết bảo đảm an ninh cho NATO chống lại mối đe dọa từ phía Nga. Theo đó, nếu như sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia thành viên bị đe dọa, NATO lập tức hành động tập thể để đáp trả thích đáng.

Ba là, tại Kiev, ông Biden công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev trị giá 500 triệu USD. Đến nay, Quốc hội Mỹ đã thông qua 76 tỷ USD viện trợ kinh tế, tài chính và hỗ trợ an ninh cho Ukraine, trong đó hỗ trợ an ninh là 46 tỷ USD. Tính tổng thể, phương Tây đã cam kết viện trợ cho Ukraine 700 xe tăng, hàng nghìn xe quân sự, 1.000 khẩu pháo, 50 hệ thống phóng tên lửa và nhiều trang thiết bị quân sự khác.

Chính sự hỗ trợ khổng lồ về kinh tế, quân sự và ngoại giao này đã giúp Ukraine trụ vững đến ngày hôm nay trước Nga. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khó có thể kết luận rằng những hỗ trợ quân sự trên có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường một sớm, một chiều. Song, chưa có gì chắc chắn rằng Moscow có thể khép lại “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình tại Ukraine một cách thuận lợi.

Tổng thống Ukraine bắt tay các nghị sĩ khi ông được tháp tùng bởi Chủ tịch Hạ viện, Lindsay Hoyle, và Chủ tịch Hạ viện, Lord McFall (trái) qua Cung điện Westminster Ảnh: Stefan Rousseau/AFP/Getty Images
Chính nhờ sự hỗ trợ khổng lồ về kinh tế, quân sự và ngoại giao này đã giúp Ukraine trụ vững cho đến ngày hôm nay trước Nga. (Nguồn: AFP)

Nhiều người cho rằng việc Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán lúc này là rất khó thực hiện khi lợi ích cốt lõi của cả hai phía còn nhiều khác biệt. Tiến sĩ nhìn nhận thế nào về triển vọng các cuộc đàm phán hòa bình? Đâu là chìa khóa giải quyết xung đột?

Thất bại của ngoại giao, cũng như nỗ lực bất thành nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình giữa các bên liên quan đã đưa đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Một năm qua, thay vì nói chuyện, thu hẹp bất đồng để chấm dứt xung đột, hai bên vẫn không có bất kỳ sự nhượng bộ nào mà bằng mọi cách tìm thắng lợi trên chiến trường để tạo lợi thế trong các cuộc đàm phán hòa bình sau này.

Trước mắt, tôi thấy tình hình khá bi quan và chưa thấy bất cứ triển vọng nào cho các đàm phán hòa bình bởi ba lý do.

Trước hết, với hai bên tham gia trực tiếp là Nga và Ukraine, xung đột càng kéo dài và khốc liệt bao nhiêu, chủ nghĩa dân tộc và tâm lý hận thù ở cả hai bên chiến tuyến càng tăng lên bấy nhiêu, khiến triển vọng đàm phán hòa bình thêm xa vời.

Khi một trong hai bên vẫn còn đủ sức kháng cự và chưa đạt được mục tiêu trong một xung đột kéo dài, họ sẽ không chịu bất kỳ sức ép nào để đình chiến, đi vào đàm phán cả.

Ngoài ra, Ukraine sở dĩ còn trụ được đến hôm nay là nhờ sự ủng hộ tuyệt đối và vô điều kiện của Mỹ và phương Tây. Họ tin rằng với sự trợ giúp quân sự, kinh tế và ngoại giao vô hạn, sự kiệt quệ và thất bại của Nga chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Cuối cùng, người Nga tin rằng họ không chỉ tiến hành xung đột với Ukraine, mà đang chiến đấu với cả liên minh phương Tây. Nếu như cuộc xung đột tiếp tục diễn ra ở ngoài biên giới và với “cường độ thấp” như hiện nay, Moscow có thể can dự lâu dài mà không quá bị ảnh hưởng. Hơn nữa, chính quyền Nga tin rằng qua xung đột tại Ukraine, tinh thần dân tộc của người dân sẽ được củng cố, đất nước cuối cùng sẽ chiến thắng và làm suy yếu, thậm chí tan rã sự thống trị của liên minh phương Tây.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng, xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc mà không có giải pháp thông qua thương lượng. Bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào rồi cũng phải kết thúc trước trên thực địa và sau đó là trên bàn đàm phán. Những gì đang diễn ra tại Ukraine không phải là ngoại lệ. Vấn đề ở đây chỉ là thời điểm mà thôi. Trên thực tế, giao tranh không thể giằng co mãi mà sẽ kết thúc theo một trong hai trường hợp:

Kịch bản đầu tiên là Nga thất bại cả về quân sự lẫn kinh tế và phải ngồi vào thương lượng để chấm dứt xung đột. Nếu điều này thực sự xảy ra, đây sẽ là dấu hiệu mở đầu cho sự suy tàn của nước Nga với tư cách là một cường quốc và sự tan rã với tư cách là một nhà nước liên bang. Tôi không thiên về khả năng này, mặc dù không loại trừ.

Hòa đàm nghiêm túc, nếu có, nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2025 trở đi, bởi hiện cả Mỹ và Nga đã bắt đầu bước vào mùa bầu cử Tổng thống 2024. Cho đến lúc đó, khoảng trống cho nhân nhượng, đàm phán là rất ít, bởi việc tỏ ra yếu thế trước đối phương sẽ bị coi là sự tự sát về mặt chính trị và được các đối thủ chính trị lợi dụng triệt để.

Trong kịch bản thứ hai, phương Tây ngừng cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Ukraine. Khi đó, Moscow nhanh chóng giành chiến thắng trước Kiev. Điều này sẽ xảy ra nếu Mỹ và phương Tây nhận ra rằng họ không thể giành thắng lợi trước Nga. Giao tranh càng kéo dài thì người bị thua thiệt nhiều nhất là Ukraine, Mỹ và phương Tây, chứ không phải xứ bạch dương. Điều này đã được chứng minh chưa lâu tại Afghanistan, khi kho vũ khí hiện đại khổng lồ của Mỹ và NATO không thể giúp Kabul giành chiến thắng trước các tay súng Taliban với vũ khí thô sơ.

Gần đây, có thông tin Mỹ và phương Tây sẽ xem xét lại sự ủng hộ với Ukraine nếu cuộc phản công mùa Thu năm nay thất bại. Song, cá nhân tôi cho rằng, hòa đàm nghiêm túc, nếu có, nhiều khả năng sẽ diễn ra từ năm 2025 trở đi, bởi hiện cả Mỹ và Nga đã bắt đầu bước vào mùa bầu cử tổng thống 2024.

Cho đến lúc đó, khoảng trống cho nhân nhượng, đàm phán là rất ít, bởi việc tỏ ra yếu thế trước đối phương sẽ bị coi là sự tự sát về mặt chính trị và được các đối thủ chính trị lợi dụng triệt để.

Trong bối cảnh đó, nhiều khả năng xung đột Nga-Ukraine thời gian tới vẫn sẽ ở thế giằng co trên thực địa và chưa thể đi vào giai đoạn đàm phán, ít nhất là cho tới năm 2025.

Đại sứ nhận định thế nào về tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine đối với xu hướng cạnh tranh nước lớn trong thời gian tới?

Có thể nói, xung đột Nga-Ukraine là sự kiện địa-chiến lược quan trọng nhất cho đến nay trong thế kỷ XXI và cuộc xung đột này đã góp phần sắp xếp lại tập hợp lực lượng giữa các quốc gia và đẩy cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc lên một mức độ mới, chưa từng có.

Tuy nhiên, quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung, chứ không phải quan hệ đối đầu Mỹ-Nga, mới là trục xuyên suốt, là cuộc cạnh tranh thế kỷ có tác động lớn nhất đến cấu trúc và trật tự thế giới. Hiện tại, dù phải dồn lực đối phó với Nga và chịu nhiều thiệt hại từ "tác động ngược" của cuộc đối đầu cũng như hàng loạt biện pháp bao vây, cấm vận Nga, nhưng trong chiến lược an ninh quốc gia mới nhất của mình, Mỹ vẫn chỉ xem Nga là mối đe dọa ngắn và trung hạn.

Trái lại, Trung Quốc tiếp tục được coi là thách thức lớn và toàn diện nhất với Mỹ. Chính sách của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc không chỉ là sự tiếp nối chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Trump, mà còn được thúc đẩy theo hướng cứng rắn hơn. Điều này cho thấy có sự nhất trí cao giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong việc đánh giá về nguy cơ Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc coi Mỹ là thách thức an ninh quốc gia lớn nhất, và là "vật cản" lớn nhất trên con đường vươn lên trở thành siêu cường số 1 thế giới.

Quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung, chứ không phải quan hệ đối đầu Mỹ-Nga, mới là trục xuyên suốt, là cuộc cạnh tranh thế kỷ có tác động lớn nhất đến cấu trúc và trật tự thế giới.

Đặt trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường như vậy, xung đột Nga-Ukraine có một số tác động sau:

Một là, cục diện thế giới đang chuyển dần từ đa cực sang lưỡng cực, tập hợp xung quanh hai trục chính là Mỹ và Trung Quốc. Cùng với việc đối đầu quyết liệt với Mỹ và phương Tây, Nga cũng đồng thời ngả mạnh vào "vòng tay" của Trung Quốc với vai trò yếu và có phần lệ thuộc. Điều tương tự cũng đang diễn ra với EU và các nước châu Âu trong NATO trong quan hệ với Mỹ. Nếu như trước xung đột Nga-Ukraine, châu Âu chỉ lệ thuộc vào Mỹ về an ninh, thì nay sự lệ thuộc đã lan sang các lĩnh vực khác như ngoại giao, năng lượng.

Hai là, Trung Quốc có lợi ích rõ rệt trong quan hệ đối đầu Nga-Mỹ. Cuộc đối đầu này không chỉ giúp làm tiêu hao sức mạnh của Mỹ, mà còn khiến Mỹ giảm đáng kể sức mạnh và không thể "toàn tâm, toàn ý" trong việc đối đầu với Trung Quốc. Đây chính là khoảng thời gian "câu giờ" quý giá, giúp Trung Quốc củng cố nội lực để chống chọi với Mỹ trong cuộc đối đầu toàn diện mà họ biết rằng không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra.

Ba là, xung đột Nga-Ukraine cho thấy một số nét đặc trưng mới trong cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, đó là: (i) cạnh tranh trực tiếp ngày càng diễn ra quyết liệt trên cả hai hướng đó là cạnh tranh cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm; (ii) không chỉ cạnh tranh, đối đầu toàn diện, cả Mỹ, Trung Quốc và Nga đều tìm mọi cách tập hợp lực lượng với các đồng minh, đối tác khác nhau nhằm tạo lợi thế tối đa cho mình; (iii) các khu vực địa lý xung quanh các nước lớn sẽ trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt nhất, ví dụ như Ukraine hay khu vực giáp ranh với Nga ở Bắc Kavkaz và Trung Á, hay các khu vực giáp ranh với Trung Quốc như Đông Nam Á hay Đông Bắc Á; (iv) khoa học công nghệ trở thành trọng tâm và trọng điểm trong quan hệ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vì đây là nhân tố quan trọng nhất giúp thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước lớn một cách nhanh nhất; (v) tuy cạnh tranh và đối đầu giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc ngày càng quyết liệt, nhưng ba nước lớn, đồng thời là ba cường quốc hạt nhân hùng mạnh nhất thế giới đều cố gắng tránh hiểu lầm chiến lược và không đụng đầu quân sự trực tiếp với nhau.

Gửi xe tăng tới Kiev, phương Tây muốn tác động như thế nào tới xung đột Nga-Ukraine?

Gửi xe tăng tới Kiev, phương Tây muốn tác động như thế nào tới xung đột Nga-Ukraine?

Ukraine chuẩn bị nhận hàng chục xe tăng hạng nhẹ từ Mỹ, Pháp và Đức. Những vũ khí này liệu có giúp tăng cường khả ...

Tổng thống Nga chuẩn bị nói nhiều mặt về xung đột với Ukraine, Mỹ rục rịch tung đòn lớn?

Tổng thống Nga chuẩn bị nói nhiều mặt về xung đột với Ukraine, Mỹ rục rịch tung đòn lớn?

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc thông điệp liên bang vào ngày 21/2, trong đó đề cập nhiều mặt về chiến dịch quân sự ...

6 'vũ khí tử thần' của Nga trong xung đột với Ukraine được khách hàng toàn cầu săn đón

6 'vũ khí tử thần' của Nga trong xung đột với Ukraine được khách hàng toàn cầu săn đón

Tại Aero India 2023, công ty quốc phòng nhà nước Nga Rosoboronexport tuyên bố các công ty nước này đã sẵn sàng ký hợp đồng ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lời kêu gọi, Giáo hoàng hối chấm dứt xung đột, Kiev sắp 'tung đòn' mới

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lời kêu gọi, Giáo hoàng hối chấm dứt xung đột, Kiev sắp 'tung đòn' mới

Ngày 22/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lời kêu gọi ủng hộ quân nhân nước này đang tham gia chiến dịch quân ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lệnh siết biên giới; Mỹ đánh giá xung đột, lo hệ quả từ viện trợ Kiev

Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lệnh siết biên giới; Mỹ đánh giá xung đột, lo hệ quả từ viện trợ Kiev

Ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) nước này kiểm soát đặc biệt biên giới ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà điều tra thẩm vấn
Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Máy bay Hải quân Mỹ bị 'bắn nhầm', 2 phi công thoát nạn trong gang tấc

Quân đội Mỹ thông báo chiếc F/A-18 của Hải quân nước này đã bị bắn hạ trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12 (giờ Việt Nam) trong 'một vụ rõ ràng là bắn nhầm'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động