Mỹ - châu Âu: Thiếu niềm tin, thừa hoài nghi

Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài diễn văn quan trọng tại Ba Lan, phác họa tương lai mối quan hệ hai bờ Đại Tây Dương vào lúc châu Âu cần sự đảm bảo từ phía Mỹ hơn bao giờ hết. Nhưng liệu ông Trump có làm châu Âu tin vào điều đó? 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170707112531 Quan hệ quốc phòng Mỹ - châu Âu thời Donald Trump
tin nhap 20170707112531 Mỹ - châu Âu có gắn kết hơn vì IS?

Sự thất vọng mang tên Trump

Trong gần 70 năm tồn tại kể từ khi ra đời năm 1949, khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quan hệ với Mỹ luôn là nhân tố trụ cột đảm bảo an ninh, thống nhất và thịnh vượng của “lục địa già”. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ từ 20/1 năm ngoái và có nằm mơ châu Âu cũng khó hình dung được “cơn ác mộng giữa ban ngày” đang diễn ra.

tin nhap 20170707112531
Quân đội Mỹ và Ba Lan tham gia một cuộc tập trận chung tại Zagan, miền Tây Ba Lan, tháng 1/2017. (Nguồn: Reuters)

Từng được xem là chỗ dựa vững chắc, giờ đây ông Trump và chính quyền Mỹ lại bị coi là “mối đe dọa” đối với sự thống nhất, thậm chí cả sự tồn vong của Liên minh châu Âu (EU). Đi ngược lại các nguyên tắc, thỏa thuận mà Mỹ đã từng cam kết hay theo đuổi, ông Trump công khai ủng hộ Brexit, chống lại chính sách của EU đối với người Hồi giáo nhập cư và người tị nạn, rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, đe dọa không thực hiện cam kết đảm bảo an ninh cho các thành viên NATO…

Do đó, điều dễ hiểu là uy tín quốc tế của nước Mỹ dưới thời Trump đã đi xuống rất nhanh, thậm chí còn thấp hơn cả dưới thời Tổng thống Bush con. Vì vậy, mỗi tuyên bố, cử chỉ hay hành động của ông Trump trong chuyến thăm châu Âu lần này đều được soi xét kỹ lưỡng.

“Điểm nhấn” Ba Lan

Brussels - nơi cả NATO và EU đặt “đại bản doanh”, tỏ rõ thái độ bất an khi ông Trump chọn Ba Lan là điểm đến đầu tiên trước khi gặp các đồng minh quan trọng ở châu Âu trong NATO như Đức, Anh, Pháp, Italy. Đáng chú ý, trong khi không chỉ đối phó với ông Trump, các nhà lãnh đạo EU đang dồn sức chỉ trích, tìm cách “cô lập” buộc chính quyền cực hữu của Đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan (PiS) phải thay đổi chính sách.

Cách đây 13 năm, ngày 1/5/2004, việc Ba Lan gia nhập EU được coi là thành công trong chính sách “hướng Đông” của phương Tây trong việc mở rộng cả EU lẫn NATO cho các nước cựu thù tham gia, đồng thời đẩy biên giới của hai khối này sát gần Nga.

Tuy nhiên, “tuần trăng mật” đã qua đi mau chóng. Ba Lan dưới chính quyền của Thủ tướng Beata Szydlo thuộc Đảng cực hữu PiS bị coi là đi đầu trong các nước hoài nghi về một EU thống nhất và tìm cách gây chia rẽ các nước thành viên mới của Liên minh đến từ Đông Âu và các thành viên cũ. Ba Lan là một trong ít nước thành viên EU kiên quyết phản đối chính sách rộng lượng đối với người nhập cư Hồi giáo của EU. Chính điều này đã bị Pháp, Đức, Hà Lan… chỉ trích gay gắt và tìm cách cô lập để buộc chính phủ của PiS phải thay đổi chính sách. Sau các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Anh, Pháp và Đức, chính phủ của Thủ tướng Szylo đã công khai chỉ trích “sự độc đoán của Đức” và “điên rồ của giới tinh hoa Brussels”.

Sự quan ngại càng tăng lên khi ông Trump chọn nơi đọc bài diễn văn quan trọng là Quảng trường  Krasinski - nơi được coi là biểu tượng của ý chí độc lập của người Ba Lan với hơn 200.000 người bị tàn sát khi nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Phát xít Đức năm 1944.

tin nhap 20170707112531
Một bảng tin trên đường phố Warsaw về buổi nói chuyện của ông Trump tại Quảng trường Krasinski, ngày 6/7. (Nguồn: Boston Globle)

Thu hẹp hay mở rộng bất hòa?

Điều thú vị là trong khi có quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Brussels và các nước lớn trong EU, cả Mỹ và Ba Lan hiện nay lại có nhiều điểm tương đồng và đều muốn thông qua chuyến đi của ông Trump để giảm bớt sự chỉ trích hoặc thiếu thiện cảm.

Ba Lan, nước đang chịu sức ép cả về an ninh từ Nga lẫn về chính trị từ các đồng minh trong EU muốn khẳng định rằng họ không thể bị cô lập, mà vẫn có sự đảm bảo an ninh quan trọng từ siêu cường Mỹ. Còn với Mỹ, Ba Lan là một trong những quốc gia phát thải khí CO2 lớn ở châu Âu và cũng là nước đang chỉ trích Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu là bất công và thiếu công bằng.

Đặc biệt, Ba Lan cùng với Mỹ là 2/4 nước thành viên NATO có mức chi ngân sách quốc phòng vượt quá 2% GDP. Do đó, qua chuyến đi và việc nêu "tấm gương" Ba Lan, ông Trump muốn gửi thông điệp đến các nước thành viên khác trong NATO rằng, cách tốt nhất để nhận được đảm bảo an ninh từ phía Mỹ là phải tăng chi phí quốc phòng.

Sau cùng, chuyến đi còn nhắm tới mục đích kinh tế quan trọng khác mà ông Trump luôn theo đuổi kể từ khi nhậm chức Tổng thống đến nay là “bán hàng cho nước Mỹ và tạo việc làm cho người Mỹ”. Tại Warsaw, Tổng thống Trump sẽ tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Sáng kiến "Ba biển", quy tụ các nhà lãnh đạo của Ba Lan và các nước thuộc khu vực Baltic và Balkan tiếp giáp với ba biển là Adriatic, Baltic và Biển Đen. Dự kiến, tại các nước này sẽ hình thành các đường ống dẫn dầu, khí đốt xuyên quốc gia và Ba Lan là quốc gia đầu tiên nhập khí hoá lỏng (LNG) từ Mỹ bắt đầu từ 6/2017.

Vì các lý do nói trên mà một nhà ngoại giao châu Âu ở Brussels đã không giấu nổi sự lo lắng khi tuyên bố chuyến đi này có mục đích làm tan rã EU! Như vậy, châu Âu có nhiều lý do để lo ngại hơn là vui mừng.

tin nhap 20170707112531
Tổng thống Mỹ khẳng định quan hệ tốt đẹp với châu Âu và NATO

Ông Donald Trump cho rằng quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời cam kết hợp tác phòng thủ ...

tin nhap 20170707112531
Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận bên lề G20

Giới chức Anh ngày 5/7 cho biết Thủ tướng nước này Theresa May sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên ...

tin nhap 20170707112531
Phép thử mạo hiểm cho chính sách đối ngoại của Mỹ

Theo tờ The Wall Street Journal, vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên mà theo tuyên bố của Triều Tiên là có thể bay tới ...

Mai Nhật Dương

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 mùa giải 2023/24: West Ham vs Liverpool, MU vs Burnley, Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 35 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa thi tốt nghiệp THPT năm 2024? Mời độc giả tham khảo bài viết ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/4/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 27/4. Lịch âm hôm nay 27/4/2024? Âm lịch hôm nay 27/4. Lịch vạn niên 27/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

ASEAN và Anh ra mắt chương trình kinh tế hội nhập

Ngày 25/4, Phái đoàn Anh tại ASEAN và Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Chương trình Hội nhập Kinh tế ASEAN - Anh (EIP) tại Jakarta, Indonesia.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/4/2024: Tuổi Tỵ lao động chăm chỉ

Xem tử vi 27/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động