2018: Thế giới sẽ tiếp tục biến động?

Năm 2018 sẽ tiếp tục là một năm nhiều đổi thay của chính trường thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
2018 the gioi se tiep tuc bien dong Nước Đức một năm nhìn lại
2018 the gioi se tiep tuc bien dong Những sắc thái biểu cảm của Tổng thống Mỹ Trump năm 2017

Dự báo luôn là công việc khó khăn, hơn thế việc dự báo sự nổi lên của những nhân tố bất ngờ có khả năng thay đổi tình hình thế giới lại càng khó. Tuy nhiên, từ các dữ kiện nổi bật trong năm 2017, chúng ta có thể đưa ra một vài dự báo về tình hình thế giới trong năm 2018 và kịch bản chủ đạo phải chăng 2018 sẽ tiếp tục là một năm đầy biến động lớn của thế giới.

Lối đi cho Mỹ - Trung

Năm 2018, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục là mối bang giao “quan trọng nhất thế giới” và tiếp tục có những tác động lớn đến các cặp quan hệ khác trên phạm vi toàn cầu.

2018 the gioi se tiep tuc bien dong
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất tới cục diện thế giới năm 2018. (Nguồn: EPA)

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới (NSS 2017) được Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố cuối tháng 12/2017, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ. Trước một Tổng thống Donald Trump đầy thực dụng, nhiều khả năng chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cố gắng bằng cách nào đó để "tăng thiện cảm" với Trump. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng sẽ chống lại bất cứ nỗ lực nào của Washington nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, thương mại hay tìm cách cản trở bước đi của siêu cường thứ hai thế giới này.

Liên quan đến việc Mỹ rút khỏi TPP, đây là cơ hội để Trung Quốc thúc đẩy hai sáng kiến hợp tác đa phương là Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện (RCEP) và Khu vực Tự do Thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), cũng như chiến lược Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh. Hiện nay, một trong những hạng mục đầu tư ra nước ngoài mà Trung Quốc chú trọng nhất là ngành xây dựng và cơ sở hạ tầng. Với việc thúc đẩy những sáng kiến kết nối hạ tầng, Trung Quốc sẽ có cơ hội xuất khẩu xây dựng thị trường, nhằm xuất khẩu nhiều mặt hàng và năng lực được coi là thế mạnh của quốc gia này. Do đó, “xuất ngoại” tiếp tục là phương hướng chủ đạo của Bắc Kinh trong năm tới.

Tại Tuần lễ Cấp cao APEC năm 2017 tổ chức tại Việt Nam, Tổng thống Mỹ đã liên tục đề cập tới khái niệm Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là một bước chuyển đáng kể về chiến lược của Mỹ, khi mở rộng chiến lược của mình trong khu vực sang cả Ấn Độ và các nước Nam Á. Thành công trong việc hiện thực hóa ý tưởng Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ sẽ mang đến những biến động lớn tới cục diện quốc tế thời gian tới.

Tuy nhiên, khi xem xét những động lực thay đổi ở châu Á - Thái Bình Dương hiện nay, ý tưởng về Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng ý nghĩa chiến lược của nó sẽ khó có thể thành công mà không có một Đối thoại An ninh của "tứ giác kim cương" Mỹ - Ấn - Nhật - Úc vững chắc. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc các nước cần làm là củng cố và mở rộng hợp tác, xây dựng một “liên minh” vững mạnh, làm nền tảng để xây dựng một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng.

Chênh vênh Nga – Mỹ

Cặp quan hệ Nga - Mỹ cũng thu hút quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế trong thời gian qua. Trong chiến dịch tranh cử và sau khi thắng cử, đã không ít lần Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai ca ngợi người đồng cấp Nga Vladimir Putin và mong muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Nga.

 Do đó, năm 2018, nhiều người hy vọng hai nhà lãnh đạo có thể sẽ đàm phán một cách nghiêm túc về những vấn đề còn tồn tại. Ông Trump cho rằng quan hệ tốt hơn với Nga chính là lợi ích của Mỹ và không ủng hộ những nỗ lực “cực đoan hóa” hình ảnh của ông Putin. Rõ ràng, Moscow không phải chịu trách nhiệm về những vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ song phương (như sự mở rộng của NATO).

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nước này trên các mặt trận Afghanistan, Syria hay trong vấn đề Iran là rất có giá trị. Giới quan sát cho rằng chính quyền Trump mong muốn xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga là phù hợp với lợi ích của Mỹ lúc này.

Tuy nhiên, chính giới Mỹ và Nga sẽ đặt ra giới hạn xem hai vị Tổng thống có thể gần nhau tới đâu, khi trong bản NSS 2017, Mỹ vẫn coi Nga là đối thủ.

Nội tình EU

Trong khi đó, tại châu Âu, Sau năm 2017 với những cuộc bầu cử quan trọng ở Pháp, Đức, Hà Lan, v.v..., các nước Liên minh châu Âu EU sẽ phải vất vả xử lý các công việc nội bộ trong năm 2018.

Bản thân EU đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Khủng hoảng nợ còn để lại dư âm và tác động xấu chưa chấm dứt thì những vấn đề mới đã nổi lên. Các đảng cánh hữu mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa sẽ hoạt động mạnh hơn. Các phong trào ly khai ở Tây Ban Nha, Anh, v.v... sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình ở châu Âu.

Ngay cả tại quốc gia đầu tàu EU là Đức, tình hình cũng không mấy lạc quan. Đàm phán thành lập Chính phủ ở Đức đã thất bại và chưa có nhiều tiến triển mới. Thực trạng này khiến nhiều người lo ngại rằng Berlin sẽ phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018. Sự ra đi của Thủ tướng Angela Merkel trong bối cảnh EU gặp khó, cùng làn sóng cực hữu mạnh mẽ tại chính trường Đức là viễn cảnh mà người dân Đức nói riêng và EU nói chung không hề muốn xảy ra.

Trong bối cảnh đó, EU còn phải tìm kiếm hướng đi mới cho các vấn đề an ninh và đối ngoại chung. Washington đã nhiều lần than phiền về các đồng minh châu Âu tận hưởng sự bảo hộ của Mỹ giống như những kẻ đi xe không trả tiền. Nếu an ninh là một phần của hàng hóa công cộng mà tất cả các thành viên của một liên minh có thể tiêu thụ, thì liệu có bất công khi chỉ có những thành viên lớn trả tiền, còn những thành viên khác được bảo vệ mà không phải trả hay đóng góp một phần tương xứng.

Do đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đã đến lúc châu Âu cần cân bằng giữa sức mạnh kinh tế và chi tiêu quốc phòng, đồng thời có trách nhiệm hơn trước những mối đe dọa chung, thay vì tiếp tục “dựa dẫm” vào Washington.

“Điểm nóng” sẽ nguội?

Một số chuyên gia hy vọng rằng trong năm 2018, các xung đột quốc tế sẽ có chiều hướng giảm nhẹ. Ukraine hiện vẫn là địa bàn tranh chấp của Nga và Mỹ, nhưng chính quyền thân phương Tây của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích quốc gia bị thu hẹp, kinh tế khó khăn, xung đột xã hội, nội chiến... nhiều khả năng sẽ khiến Ukraine phải tính toán lại chiến lược nếu không muốn trượt dài vào khủng hoảng toàn diện.

Trong khi đó, tại Syria, sau khi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng được cho là đã bị đánh bại, liệu các cường quốc đã mệt mỏi và chán nản với những cuộc chơi địa chính trị ở vùng xoáy bất ổn này? Do đó, cả Mỹ và Nga có thể sẽ giảm bớt sự hiện diện tại khu vực này với mức độ quan tâm vừa phải, nếu như lợi ích của họ từ chính xung đột đó vẫn được đảm bảo.

Hai “điểm nóng” khác liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Washington năm 2018.

Theo cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, thành tựu ngoại giao lớn nhất mà ông để lại là ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, những động thái mới đây của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump có thể sẽ đảo lộn tình hình. Mặc dù vậy, Iran vẫn đang thể hiện thiện chí, bởi lúc này Tehran cần phát triển kinh tế hơn quân sự, đồng thời tiếp tục đối phó với vấn đề khủng hoảng ở cấp độ khu vực.

So với Iran, Bình Nhưỡng còn là bài toán khó khăn hơn. Ngay cả trong điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất, bị cô lập với phần còn lại của thế giới, Triều Tiên vẫn có thể sản xuất, chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa vượt qua sức tưởng tượng của cộng đồng quốc tế. Thời gian tới, Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thi hành chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của mình nhằm đổi lấy sự nhượng bộ từ các nước.

Về phần mình, tuy từng mạnh miệng đe dọa với Bình Nhưỡng, nhưng Mỹ nhiều khả năng sẽ không tấn công quân sự Triều Tiên, trừ khi chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un có động thái vượt qua giới hạn chịu đựng của Mỹ và cộng đồng quốc tế.

Có thể nói, năm 2018 vẫn sẽ là một năm sôi động của cộng đồng quốc tế. Hy vọng rằng thế giới sẽ không phải chứng kiến thêm những cuộc xung đột và chiến tranh.

Nghiêm Tuấn Hùng

Viện  Kinh tế và Chính trị Thế giới

2018 the gioi se tiep tuc bien dong Những gam màu nào sẽ lên ngôi trong năm 2018?

Ngày 25/12, Viện Sắc màu thế giới Pantone đã công bố những gam màu sẽ thịnh hành trong năm 2018, trong đó tím đậm (ultra violet ...

2018 the gioi se tiep tuc bien dong Phát hiện về vụ va chạm sao neutron là “đột phá” của năm 2017

Phát hiện lần đầu tiên trên thế giới về hai ngôi sao neutron va chạm gây ra một vụ nổ lớn trải dài qua không ...

2018 the gioi se tiep tuc bien dong Tổng thống Mỹ ước gì trong đêm Giáng sinh?

​Đêm Giáng sinh, cũng như bao người trên thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có điều ước của mình và đó là hòa ...

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Đối ngoại trong tuần: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD; Việt Nam lên tiếng về kênh đào Funan Techo

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 29/4-6/5.
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay 7/5/2024. KQXSVT thứ 3

XSVT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vũng Tàu nhanh nhất hôm nay - XSVT 7/5/2024. ket qua xo so Vung Tau. xổ số Vũng Tàu ngày ...
Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên siêu đơn giản

Xóa toàn bộ cuộc trò chuyện trên Messenger 2 bên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức từ tài khoản, tin nhắn spam. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn ...
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động