30 ngày đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump (phần 2)

Qua các động thái của chính quyền mới của Mỹ với các nước đồng minh, đối tác, đối tác mới và bạn bè, có thể thấy cách tiếp cận của Washington đang chuyển dịch theo hướng thực dụng hơn, khôn ngoan hơn và sàng lọc kĩ càng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 30 ngày đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Trump (phần 1)
30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Ông Trump "hắt hơi", Mỹ Latin "cảm lạnh"

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và các thành viên khác trong Nội các đã có nhiều tiếp xúc đối ngoại với lãnh đạo các nước trên thế giới, thông qua hình thức điện đàm, trao đổi thư, gặp song phương chính thức, đa phương hoặc gặp ngắn bên lề các diễn đàn quốc tế.

Tái khẳng định quan hệ đồng minh

Xét một cách tổng thể, quan hệ với các nước đồng minh được chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục ưu tiên và chú trọng hơn cả, trong đó có thể chia làm ba nhánh: các nước đồng minh tại châu Âu (NATO), tại châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước đồng minh khác (Canada, Australia...).

Với các đồng minh châu Âu, tiếp xúc trực diện đầu tiên là giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May trong chuyến thăm song phương của bà May tới Mỹ vào cuối tháng 1/2017. Tiếp đó là lần ra mắt đầu tiên tại châu Âu (liên tiếp từ 15-18/2) của Phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Diễn đàn An ninh Munich và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước NATO. Ngoại trưởng Rex Tillerson vừa qua cũng tham dự Hội nghị G20 tại Bonn, Đức.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Ông Trump gặp bà May tại Nhà Trắng, ngày 27/1. (Nguồn: AP)

Trước những lo ngại của đồng minh về một nước Mỹ "là trên hết", "hướng vào trong", qua chuyến thăm, giới chức Mỹ đã phát đi hai thông điệp chính. Thứ nhất, Mỹ tiếp tục tái khẳng định cam kết mạnh mẽ, "không gì lay chuyển" với NATO. Thứ hai, Mỹ mong muốn NATO "chuyển mình" để phù hợp với tình hình mới, nhấn mạnh nếu NATO không chia sẻ gánh nặng quốc phòng sẽ dẫn tới "xói mòn nền tảng" của quan hệ đồng minh.

Trên thực tế, đây không phải là đòi hỏi mới của Mỹ với đồng minh, bởi đã được các đời Tổng thống Mỹ trước đây nêu nhiều lần. Tuy nhiên, việc Mỹ phát đi tín hiệu mạnh về yêu cầu các nước sớm tăng ngân sách quốc phòng lên mức 2% GDP/năm cho thấy sự thiếu kiên nhẫn của chính quyền mới với châu Âu đang gặp nhiều vấn đề nội khối bức bách.

Tuy nhiên, do những thách thức an ninh toàn cầu cùng chia sẻ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ vẫn không thể buông các cam kết lâu dài với đồng minh. Bên cạnh các quan tâm về hợp tác an ninh - quốc phòng, Mỹ bắt đầu tìm kiếm hướng đi mới trong việc thúc đẩy các lợi ích kinh tế - thương mại với từng nước riêng lẻ, trong đó có việc nhất trí với Thủ tướng Anh May sẽ sớm khởi động đàm phán chính thức về một thỏa thuận thương mại sau khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Tại châu Á, chuyến đi đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã vén bức màn quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lâu năm ở khu vực. Kết quả chuyến đi này được củng cố bởi chuyến thăm song phương chính thức của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Mỹ (ngày 10/2) và Tuyên bố chung Mỹ - Nhật - Hàn bên lề G20 (17/2) tại Bonn, Đức.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng ngày 10/2. (Nguồn: AP)

So với châu Âu, thông điệp của Mỹ với đồng minh châu Á chia sẻ đặc điểm lớn nhất là Mỹ tái khẳng định vai trò của đồng minh. Trong khi xem Nhật Bản là "hòn đá tảng" với ổn định khu vực, tái cam kết áp dụng điều 5 của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ xem Hàn Quốc là trụ cột của hòa bình và ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương.

Tương tự với Anh, Mỹ để ngỏ khả năng cho một thỏa thuận khung thương mại song phương với Nhật Bản tại Đối thoại Kinh tế - Chiến lược giữa hai bên, dự kiến tổ chức vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Tuy nhiên, với châu Á, Mỹ mở rộng cam kết "tiếp tục can dự tại khu vực", xóa tan phần nào mối lo về nước Mỹ "biệt lập" kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức.

Nhìn sâu hơn, thông điệp "tiếp tục can dự" chứa đựng nhiều nội hàm, không chỉ với các nước đồng minh mà còn với các nước đối tác, bạn bè, các nước vừa là đối tác vừa là đối thủ. Khác với châu Âu - khu vực Mỹ chia sẻ lợi ích trong việc đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống là chống khủng bố, người tị nạn, nhập cư..., Mỹ tìm thấy điểm chung với các đồng minh châu Á trong việc cùng đương đầu với các thách thức an ninh truyền thống: tham vọng phát triển hạt nhân - tên lửa của Triều Tiên và tranh chấp tại khu vực, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Với các nước đồng minh khác là Canada (Thủ tướng Canada Trudeau thăm Mỹ vào 13/2) và Australia (Ngoại trưởng Australia Julie Bishop thăm Mỹ vào 20/2), trong khi tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đồng minh, hai bên hạn chế tối đa việc dấy lên khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề nhập cư, biên giới...

Cân nhắc ưu tiên giữa các nhóm nước và khu vực

Nga và Trung Quốc là nhóm đối tác lớn Mỹ không thể bỏ qua, dù muốn hay không. Với Nga, ê-kíp của chính quyền mới ngay từ khi tranh cử đã muốn "cài đặt lại" quan hệ theo hướng tích cực hơn, tìm kiếm điểm chung để thúc đẩy hợp tác, thay vì cách tiếp cận "đóng băng" như thời chính quyền Obama.

Tuy nhiên, con đường hiện thực hóa ý tưởng này chịu không ít sự kiềm tỏa: ngờ vực của các nghị sỹ Quốc hội sau các cáo buộc Nga can dự vào bầu cử Mỹ, việc tiếp tục điều tra quan hệ giữa chính quyền mới và Nga sau vụ từ chức của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mike Flynn, sự "đeo bám" các nguồn tin tình báo rò rỉ liên quan đến Nga của giới truyền thông…

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Việc ông Flynn từ chức đã khiến mong muốn "cài đặt lại" quan hệ Mỹ - Nga gặp khó khăn. (Nguồn: Reuters)

Với Trung Quốc, sau những lo ngại về khả năng xảy ra tranh chấp thương mại hay thay đổi trong chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ, thư của Tổng thống Trump gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/2 nhấn mạnh mong muốn hợp tác cho một mối quan hệ có tính xây dựng, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 giữa Ngoại trưởng Rex Tillerson và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, hai bên nhất trí giải quyết khác biệt một cách xây dựng, tạo dựng sân chơi thương mại và đầu tư bình đẳng cũng như cùng hợp tác để đối phó với Triều Tiên. Trước mối quan hệ lớn không thể bỏ qua như vậy, có lẽ chính quyền Trump đã sớm nhận ra hợp tác và đấu tranh là cách tiếp cận thích hợp nhất, tìm điểm chung trước, tránh để bất đồng lan rộng.

Với châu Á, can dự ở cấp nguyên thủ hiện mới chỉ tiến hành ở tầng quan hệ đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc). Với các nước ASEAN, hiện cấp cao nhất trong nội các đề cập tới các thành viên ASEAN là Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Tillerson đã trả lời chất vấn của các nghị sỹ về tình hình Myanmar, Thái Lan, Philippines,... Sáng kiến của chính quyền trước, cụ thể là Kết nối Mỹ - ASEAN vẫn chưa được khơi lại. Trong khi đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị chính quyền Trump tuyên bố rút ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson điều trần tại Thượng viện. (Nguồn: DW)

Dù vậy, những phát ngôn và tuyên bố chung của chính quyền mới liên quan đến hồ sơ Biển Đông, trong đó nêu đậm nguyên tắc chung giải quyết hòa bình tranh chấp, phản đối quân sự hóa các cấu trúc trên biển... có tác động nhất định đến tiến trình xử lý vấn đề Biển Đông của khu vực, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, so với các hồ sơ khác, hồ sơ của Đông Nam Á vẫn chưa phải là ưu tiên cao của chính quyền.

Với Trung Đông, Mỹ có lý do để tiếp tục duy trì cam kết với khu vực này do hợp tác chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu. Đây là vấn đề được đội ngũ của ông Trump nêu nhiều lần từ giai đoạn tranh cử. Vì vậy, Tổng thống và Phó Tổng thống tiến hành khá nhiều điện đàm với lãnh đạo các nước Trung Đông.

Trong số đó, Mỹ dành ưu tiên cho Israel. Thủ tướng Israel là 1 trong 5 nhà lãnh đạo thế giới sớm thăm Mỹ và gặp song phương với Tổng thống Trump (4 lãnh đạo còn lại là của các nước đồng minh Anh, Nhật, Canada và Australia). Điện đàm với phía Israel cũng  được thu xếp sớm hơn so với các nước khu vực khác. Sau những lo ngại về việc Mỹ sẽ thay đổi chính sách trong vấn đề Israel - Palestine (ủng hộ Israel xây dựng khu tái định cư, chuyển Đại sứ quán Mỹ về Tel Aviv), mới đây chính quyền Tổng thống Trump đã "câu thời gian" bằng việc "bỏ lửng" giải pháp hai Nhà nước cho các bên liên quan tự quyết.

Tần suất điện đàm cấp Tổng thống và Phó Tổng thống với các nước khu vực Mỹ Latin là khá cao. Ở khu vực này, chính quyền mới có hai quan tâm chính. Trước tiên là vấn đề biên giới - nhập cư. Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của chính quyền là liên quan đến nhập cư và việc xây dựng tường biên giới với Mexico. Tuy nhiên, sắc lệnh nhập cư vấp phải nhiều sức ép từ trong và ngoài nước. Trong khi đó, chi phí cho việc xây tường biên giới đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Thứ hai, Mỹ tích cực can dự với các nước Mỹ Latin nhằm kêu gọi các nước phối hợp bảo vệ các thể chế dân chủ khu vực.

Cách tiếp cận xây dựng hơn

Tương tự như NATO, Mỹ sớm bộc lộ quan điểm về Liên hợp quốc (LHQ), diễn đàn đa phương lớn nhất, nơi Mỹ đóng góp 22% ngân sách. Tuy nhiên, quan điểm của Mỹ bắt đầu chuyển dịch từ hướng phê phán, bị chỉ trích là "lạc hậu" và "lỗi thời", sang cách tiếp cận có tính xây dựng hơn.

Cụ thể, từ Tổng thống Donald Trump đến Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nhấn mạnh LHQ cần cải tổ để có thể hoạt đông hiệu quả và thực chất hơn. Trên thực tế, Mỹ cần các diễn đàn đa phương như LHQ để gây sức ép tập thể lên các vấn đề Mỹ có lợi ích, ngoài các nỗ lực đơn phương, song phương và nhiều bên.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. (Nguồn: Getty)

Với ASEAN, Ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục can dự vào các thể chế đa phương tại khu vực, trong đó có Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), xem đây là ưu tiên cao của chính quyền. Việc Tổng thống Trump có quyết định tham gia EAS hay không hiện đang là quan tâm lớn của khu vực và sẽ góp phần thể hiện tính liên tục trong chính sách của Mỹ với ASEAN.

Nhìn chung, qua các động thái của chính quyền Mỹ mới với các nước đồng minh, đối tác, đối tác mới và bạn bè, có thể thấy, cách tiếp cận của Mỹ đang chuyển dịch theo hướng thực dụng hơn, khôn ngoan hơn và sàng lọc kĩ càng hơn. Dường như Mỹ chưa muốn bàn tới việc có nên "tái cân bằng" hay "xoay trục" giữa các khu vực mà quan tâm nhiều đến "chất lượng" quan hệ và hợp tác. Trong khi vẫn khẳng định tầm quan trọng của các mối quan hệ, đặc biệt là đồng minh và đối tác, Mỹ nhấn mạnh trách nhiệm đi kèm với nghĩa vụ, "lợi ích thu được" cân bằng với "chi phí bỏ ra".

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Quan hệ Á-Âu và mối lưu tâm của Mỹ

Trung tâm nghiên cứu Friends of Europe (trụ sở tại Brussels) mới đây có bài viết mang tựa đề “Mối quan hệ Á-Âu trở thành ...

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Thủ tướng Merkel nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump cứng rắn với Nga

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có nỗ lực đáng kể để thuyết phục ông Trump hỗ trợ NATO và duy trì trừng phạt Nga.

30 ngay dau tien cua chinh quyen tong thong trump phan 2 Phó Tổng thống Mỹ thăm Bỉ, trấn an các đồng minh châu Âu

Tối 19/2, Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã đón tiếp và có cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tại lâu đài Val-Duchesse ...

Minh Thu (từ Washington D.C.)

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jeep mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Jeep của các dòng Gladiator 2021, Wrangler 2021, Gladiator 2023, Grand Cherokee L 2023, Wrangler 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới ...
Cách đăng file ghi âm lên Facebook từ điện thoại iPhone chuẩn nhất

Cách đăng file ghi âm lên Facebook từ điện thoại iPhone chuẩn nhất

Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho các bạn cách đăng file ghi âm lên Facebook từ điện thoại iPhone nhanh chóng, chuẩn xác chỉ với vài thao tác ...
Bật mí cách tạo GIF trên iPhone độc đáo với vài bước đơn giản

Bật mí cách tạo GIF trên iPhone độc đáo với vài bước đơn giản

GIF là một dạng ảnh động có độ dài khoảng 1 đến 3 giây, rất phổ biến trên các trang mạng xã hội. Để tạo ra ảnh GIF ấn tượng ...
Vợ ca sĩ Justin Bieber mang thai con đầu lòng

Vợ ca sĩ Justin Bieber mang thai con đầu lòng

Người mẫu Hailey Bieber, 27 tuổi, khoe bụng bầu trong váy bó khi tổ chức lễ cưới lại với ngôi sao nhạc pop Justin Bieber tại Hawaii, Mỹ.
Hành trình khám phá ảo diệu và đầy chất thơ trong lòng Đại Nội Huế

Hành trình khám phá ảo diệu và đầy chất thơ trong lòng Đại Nội Huế

Lễ hội Ánh sáng sẽ được triển khai hướng đến việc tôn vinh di sản kiến ​​trúc Đại Nội Huế với 12 tác phẩm sắp đặt âm thanh và ánh ...
Đại sứ Phạm Hùng Tâm tiếp đoàn đại biểu Hội đồng kinh doanh Australia-Việt Nam

Đại sứ Phạm Hùng Tâm tiếp đoàn đại biểu Hội đồng kinh doanh Australia-Việt Nam

Đại sứ Phạm Hùng Tâm đề nghị Hội đồng kinh doanh Australia-Việt Nam tiếp tục hợp tác và đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp hai bên.
Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết sửa đổi do các quốc gia Arab đề xuất nhằm công nhận tư cách thành viên của Palestine.
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine cách chức lãnh đạo Vệ binh quốc gia, cựu tổng tư lệnh quân đội phải xuất ngũ

Tổng thống Ukraine đã cách chức người đứng đầu Vệ binh quốc gia, lực lượng phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát hụt nhằm vào nhà lãnh đạo này trong tuần.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động