Nhỏ Bình thường Lớn

5 câu hỏi về vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên

Vụ thử hạt nhân hôm 9/9 vừa qua của Triều Tiên đã làm dấy lên rất nhiều câu hỏi quan trọng.
TIN LIÊN QUAN
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Triều Tiên yêu cầu được công nhận là “nước sở hữu vũ khí hạt nhân”
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Báo Mỹ: Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa xuyên lục địa tới Mỹ vào năm 2020
5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien
Người dân Bình Nhưỡng theo dõi bản tin về vụ thử hạt nhân lần thứ 5 hôm 9/9. (Nguồn: AP)

Triều Tiên đã đạt được thành tựu gì?

Triều Tiên nói rằng việc “tiêu chuẩn hóa” đầu đạn hạt nhân cho phép họ sản xuất theo ý muốn “hàng loạt đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, nhẹ và đa dạng với khả năng tấn công cao hơn”, và điều này đã nâng “công nghệ lắp đặt đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo (của Bình Nhưỡng) lên một tầm cao mới”.

Tuyên bố này có thể cho thấy Triều Tiên đang rất tự tin về việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân, từ đó tiến tới sản xuất hàng loạt và triển khai các đầu đạn này trên tên lửa đạn đạo. Chuyên gia quân sự Kim Dae Young, tại Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Triều Tiên của Hàn Quốc, cho rằng nếu điều này là thật thì Bình Nhưỡng có thể đã phát triển một mẫu thiết kế thống nhất cho một loại đầu đạn phù hợp với nhiều loại tên lửa đạn đạo, như Scuds, tên lửa tầm trung Rodong và Musudan, hay các tên lửa phóng từ tàu ngầm.

Trong khi đó, chuyên gia về hạt nhân Whang Joo-ho tại Đại học Kyung Hee Hàn Quốc nói rằng kết hợp tất cả những gì mà Triều Tiên vừa tuyên bố, cùng những thông tin mà các nhà khoa học đã có được sau 4 vụ thử trước, người ta có thể cho rằng Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân đủ sức tấn công các nước láng giềng châu Á.

Ông Daryl Kimball, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí tại Washington, cũng có chung nhận định này. Theo ông Daryl Kimball, Triều Tiên đang ở rất gần hoặc đã tiến tới mục tiêu gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

“Những thông tin có được từ 5 vụ thử hạt nhân và hàng chục vụ thử tên lửa đạn đạo, nhất là trong 12 tháng trở lại đây, cho phép giới kỹ thuật ở quốc gia này thêm tự tin rằng họ có thể triển khai đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đạn đạo. Nếu họ chưa sở hữu khả năng này, họ chắc chắn sẽ sớm tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và tên lửa”, ông Daryl Kimball nói.

Dù chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đang ở giai đoạn nào thì người ta cũng khó có thể phủ nhận thực tế là vụ thử thứ 5 hôm 9/9 vừa qua là vụ thử có sức công phá lớn nhất từ trước tới nay. Seoul cho biết 4 vụ thử hạt nhân trước đây của Triều Tiên thường chỉ gây ra các trận động đất với cường độ chưa tới 5 độ richte. Vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 2006 và vụ thử hồi tháng 1 vừa qua gây ra các trận động đất nhân tạo mạnh 3,9 và 4,8 độ richte, trong khi vụ thử hôm 9,9 có cường độ tới 5,3 độ richte.

Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc, năng lượng giải phóng từ vụ thử ngày 9/9 ước tính lên tới 10-12 kiloton, tương đương 70-80% sức công phá của quả bom nguyên tử 15 kiloton mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945. Vụ thử thứ 4 của Triều Tiên, vào tháng 1 vừa qua, giải phóng khoảng 6 kiloton năng lượng. Cường độ vụ nổ vừa qua cho thấy Triều Tiên đã đạt bước tiến đáng kể trong việc phát triển chương trình hạt nhân.

Trong báo cáo năm 2010, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia RAND của Mỹ ước tính một vũ khí hạt nhân có khả năng tạo ra vụ nổ với cường độ khoảng 10 kiloton tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc có thể khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Triều Tiên có thể chế tạo gì?

Câu hỏi lớn nhất là liệu Bình Nhưỡng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân tới mức nhỏ và nhẹ đủ để gắn lên tên lửa với tầm bắn đủ sức vươn tới lãnh thổ của Mỹ hay không, bởi đây là công nghệ tân tiến hơn nhiều. Theo ông Kimball, Triều Tiên hiện vẫn chưa có khả năng phóng tên lửa tầm trung hoặc tầm xa có thể quay trở lại khí quyển và họ vẫn còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển thành công tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đủ sức tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ.

Ông Kimball dự đoán nếu Triều Tiên đã sở hữu công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thì bước tiếp theo khả năng sẽ là sản xuất và lắp đặt chất nổ vào trong đầu đạn.

Con số thực tế mà quốc gia này có thể sản xuất là bao nhiêu?

Do ảnh hưởng bởi cấm vận, hiện Triều Tiên không có nhiều nguồn lực, nhất là khi so sánh với tiềm lực của các quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ hay Nga. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Bình Nhưỡng khó có thể phát triển nhiều loại đầu đạn trên các tên lửa khác nhau.

Có nhiều ước tính đã được đưa ra, song theo thông tin từ năm 2014 của Hàn Quốc, Triều Tiên được cho là hiện đang sở hữu khoảng 40kg plutoni đã được làm giàu ở mức đủ để chế tạo vũ khí. Số lượng plutoni này đủ để chế tạo 7 quả bom nguyên tử. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cũng đang phát triển và che giấu rất kỹ chương trình làm giàu urani. Nếu chương trình này được đẩy mạnh và chú trọng đầu tư, Triều Tiên có thể sẽ có thêm nguyên liệu phục vụ hoạt động chế tạo bom của mình.

Stephen Schwartz, một chuyên gia về vũ khí hạt nhân độc lập, nói rằng tuyên bố của Triều Tiên về vụ thử vừa qua cho thấy thiết bị nổ hạt nhân cần tới lõi phân hạch phức hợp, tức là gồm có cả plutoni và urani đã được làm giàu ở cấp độ cao. Nếu điều này là sự thực thì Triều Tiên có thể sẽ đủ sức chế tạo thêm các loại vũ khí hạt nhân chỉ sử dụng nguyên liệu là plutoni hoặc urani đã làm giàu.

Sẽ có thêm các vụ thử khác?

Khả năng này là hoàn toàn có thể. Nhà phân tích Lee Choon Geun tại Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc cho rằng các vụ thử mới sẽ giúp Triều Tiên cải thiện thiết kế đầu đạn và phát triển một loại bom kép có sức công phá lớn. Tuy nhiên, điều đáng nói là Triều Tiên đã cam kết sẽ phát triển song song cả hạt nhân và kinh tế. Vụ thử vừa qua, được xem là một thành công lớn, có thể cho phép Triều Tiên thu hút được nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với mình.

Đâu là sự thật?

Một số nhà quan sát bên ngoài tỏ ý hoài nghi về tên của hãng thông tấn công bố thông tin liên quan đến vụ thử vừa qua - Viện Vũ khí Hạt nhân, vốn chưa từng xuất hiện trên truyền thông Triều Tiên. Tên gọi của cơ quan này có thể là cách để Bình Nhưỡng thể hiện một mục tiêu quan trọng khác: khẳng định mình là một quốc gia hạt nhân toàn diện, bất chấp sự phủ nhận của Washington, Seoul và nhiều quốc gia khác.

Xét từ góc độ tuyên truyền, tuyên bố của Bình Nhưỡng ngày 9/9 đã thỏa mãn một yêu cầu quan trọng: thể hiện Triều Tiên là một quốc gia mạnh mẽ và bền vững, dưới sự lãnh đạo vĩ đại của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Cho dù các tuyên bố của Triều Tiên có bao nhiêu phần trăm sự thật đi chăng nữa thì những phát biểu, đe dọa hay chiến dịch tuyên truyền mà quốc gia này thể hiện trên phương tiện truyền thông chính thức được kiểm soát chặt chẽ và qua các tiến bộ trong chương trình hạt nhân của mình cũng là điều mà thế giới cần phải theo dõi sát sao, bởi rất có thể tất cả sẽ trở thành sự thật vào một ngày nào đó.

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Nhật Bản, Mỹ tìm kiếm biện pháp mạnh để đối phó với Triều Tiên

Ngày 11/9, các đặc phái viên hàng đầu của Nhật Bản và Mỹ về Triều Tiên đã nhất trí tìm kiếm "những biện pháp mạnh ...

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien IISS: Cần nghiêm túc xem xét vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Anh ngày 10/9 cho rằng đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần có phản ứng ...

5 cau hoi ve vu thu hat nhan lan thu 5 cua trieu tien Phản ứng của Việt Nam trước việc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân

Ngày 9/9, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và nhiều khả năng đã gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo.

Nhã Anh (theo AP)