Afghanistan: Hồi kết cho cuộc chiến 20 năm

Quang Đào
Mỹ thông báo sẽ rút quân khỏi Afghanistan trong năm nay, đánh dấu hồi kết cho cuộc chiến kéo dài 20 năm mà không hoàn toàn thu lại được kết quả tích cực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo, Mỹ sẽ rút hết binh sĩ còn lại khỏi Afghanistan vào ngày 11/9 năm nay, kết thúc cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử quốc gia này. Việc Mỹ rút khoảng 2.500 lính khỏi quốc gia Tây Nam Á này trùng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày “xứ sở cờ hoa” bị tấn công khủng bố bởi al-Qaeda, và là “giọt nước tràn ly” khiến Mỹ khởi động chiến dịch chống khủng bố và đưa quân vào Afghanistan.

Ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, đi thăm một trung tâm huấn luyện của Quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA) ở Kabul vào ngày 1/11/2011. (Nguồn: AFP)
Ông Joe Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ, đi thăm một trung tâm huấn luyện của Quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA) ở Kabul vào ngày 1/11/2011. (Nguồn: AFP)

Sau gần 2 thập kỷ và 3 nhiệm kỳ tổng thống, với cuộc chiến lấy đi hàng ngàn mạng sống của lính Mỹ và người Afghanistan, ông Biden đã dõng dạc tuyên bố rằng, động thái rút hết quân khỏi Afghanistan là điều mà không ai trong 3 người tiền nhiệm của ông làm được.

“Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ. Đã đến lúc quân đội Mỹ phải về nhà”, ông Biden phát biểu về quyết định trên. “Tôi hiện là tổng thống Mỹ thứ tư quản lý sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan. Hai tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, hai tổng thống thuộc đảng Dân chủ. Tôi sẽ không chuyển trách nhiệm này cho người thứ năm”.

Sau khi Mỹ công bố quyết định của mình, Anh, Đức và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố sẽ cùng với Mỹ rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan. Cụ thể, Anh sẽ rút khoảng 750 binh sĩ, với Đức là 1.000 binh sĩ. NATO cũng cho biết, 7.000 binh lính không phải của Mỹ ở Afghanistan cũng sẽ rời đi trong vài tháng tới.

Hiện quân đội Mỹ tại Afghanistan còn khoảng 2.500 lính, rất ít so với đỉnh điểm hơn 100.000 lính vào năm 2011. Trên thực tế, con số này lớn hơn do lực lượng chống khủng bố Mỹ không được tính vào số lượng huấn luyện chính thức.

Khởi đầu cuộc chiến chống khủng bố

Cuộc chiến tại Afghanistan được châm ngòi sau thảm họa khủng bố ngày 11/9/2001. Vào cái ngày định mệnh đó, các phần tử khủng bố của al-Qaeda đã bắt cóc bốn chiếc máy bay dân dụng và lái những chiếc máy bay này đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới (New York), Lầu Năm góc (Virginia) và một cánh đồng ở Pennsylvania. Vụ khủng bố này đã khiến gần 3.000 người chết. Ngay sau đó, Osama bin Laden, kẻ đứng đầu nhóm khủng bố Hồi giáo, được xác định là kẻ đứng sau vụ tấn công.

buoi-sang-119-toi-te-nhat-trong-lich-su-nuoc-my-15
Ngày 11/9/2001 được coi là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Nguồn: Getty)

Ngay sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ có lý do chính đáng để mang quân sang chiến đấu ở Afghanistan - quét sạch nhóm khủng bố al-Qaeda và lật đổ chính quyền Taliban, lực lượng chính trị và quân sự Hồi giáo điều hành quốc gia này. Mặc dù không ai trong số những kẻ không tặc hoặc lập kế hoạch là người Afghanistan, chính quyền Tổng thống George W. Bush đã xếp các thủ lĩnh Taliban vào đối tượng khủng bố, do họ đã cho al-Qaeda mật phục và từ chối giao nộp người cầm đầu Osama bin Laden.

Chiến dịch Tự do Bền vững bắt đầu vào ngày 7/10/2001 với các đợt ném bom vào các lực lượng của Taliban. Trong vòng sáu tháng, các thủ lĩnh của al-Qaeda và Taliban đã chết, bị bắn hoặc đang lẩn trốn. Tuy nhiên, thay vì rút quân, Mỹ bắt đầu xây dựng kế hoạch phản đòn - điều dẫn tới các cuộc chiến trong 20 năm sau đó.

Vào đầu tháng 11/2001, một nhóm nhỏ lính thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ đã được triển khai tới Afghanistan để chiến đấu cùng với Liên minh miền Bắc, một đội quân mang tên Liên minh miền Bắc được hình thành chủ yếu từ các tay súng du kích và binh lính quân đội thuộc chính phủ đã bị Taliban lật đổ năm 1996.

Tháng 12/2001, các lực lượng của Taliban đã bị đánh bật khỏi các thành trì của chúng ở Kandahar. Các hang động ở Tora Boca, phía Đông Nam Kabul, nơi được cho là chỗ trú ẩn của Bin Laden, đã bị máy bay B-52s của Mỹ ném bom trong suốt hai tuần. Taliban sụp đổ, nhưng Bin Laden đã trốn thoát cùng với Mullah Omar - thủ lĩnh của Taliban.

Tháng 3/2002, các đơn vị quân đội Mỹ và Afghanistan đã tiến hành Chiến dịch Anaconda, cuộc tấn công trên mặt đất quy mô lớn đầu tiên kể từ sau cuộc chiến ở Tora Bora hồi tháng 12/2001. Hơn 800 tay súng Taliban và Al Qaeda đã bị đánh bật khỏi Thung lũng Shah-i-Kot trong chiến dịch này.

Tháng 5/2003, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld thông báo các chiến dịch chiến đấu lớn đã chấm dứt ở Afghanistan. Trong cùng ngày, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” ở Iraq. Khi đó, có khoảng 8.000 quân đóng tại Afghanistan.

Bước ngoặt quan trọng

Năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ lên 68.000 binh sĩ, thực hiện đúng lời hứa của ông trong quá trình tranh cử là chuyển trọng tâm quân sự từ Iraq sang Afghanistan. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn chưa thể nhanh chóng đạt được thắng lợi.

Ngày 2/5/2011, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc đột kích và tiêu diệt thủ lĩnh Al Qaeda Osama bin Laden tại một ngôi làng ở Pakistan, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến ở Afghanistan. Tổng thống Obama đã ca ngợi chiến thắng này như “một thành quả quan trọng nhất trong nỗ lực của Mỹ chống lại Al Qaeda”.

Từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rút gần 34.000 binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan và tuyên bố chính thức kết thúc các hoạt động chiến đấu của Mỹ ở quốc gia này vào ngày 28/12/2014. Thời điểm đó, số lượng lính Mỹ ở Afghanistan là 9.800.

Vào năm 2015, Chiến dịch Tự do Bền vững đã được đổi tên thành Chiến dịch Hỗ trợ kiên quyết và bắt đầu ngày 1/1/2015. Theo Chiến dịch của NATO, 13.000 binh sĩ, chủ yếu là lính Mỹ, sẽ được duy trì ở Afghanistan trong vòng hai năm đề đào tạo và cố vấn cho các lực lượng an ninh Afghanistan.

Tháng 8/2017, Tổng thống Donald Trump đã vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột ở Afghanistan trong một bài phát biểu tại căn cứ quân sự Fort Myer, Virginia. Ông Trump đã mời Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn trong việc khôi phục hòa bình ở Afghanistan, đồng thời lên án Pakistan chứa chấp lực lượng Taliban.

Năm 2019, Mỹ tăng cường đàm phán hòa bình với Taliban ở Doha. Các quan chức Taliban thề sẽ ngăn chặn các nhóm khủng bố quốc tế khỏi Afghanistan để đổi lấy việc Mỹ rút quân.

Đến năm 2020, Mỹ và Taliban đã ký một thỏa thuận, mở đường cho việc hàng loạt binh sĩ nước ngoài rút quân khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, hai bên đã không ký kết một thỏa thuận ngừng bắn, khiến cho các chiến binh Taliban đã tiến hành một loạt cuộc tấn công vào lực lượng an ninh Afghanistan trong những ngày sau đó. Đáp lại, Mỹ đã tiến hành một cuộc không kích nhằm vào lực lượng Taliban đóng tại tỉnh Helmand.

Vào tháng 11/2020, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher C. Miller đã công bố kế hoạch giảm một nửa quân số xuống còn 2.500 quân vào tháng Giêng năm sau. Sau thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban, hàng nghìn binh sĩ đã được rút đi.

Trước đó, chính quyền Washington dưới thời Tổng thống Donald Trump đặt ra hạn chót rút hết binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan là ngày 1/5 theo thỏa thuận với Taliban, nhưng chính quyền Tổng thống Biden cho rằng, thời hạn này khó có thể đáp ứng do thiếu thời gian chuẩn bị.

Kế hoạch hậu rút quân

Việc Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan không đồng nghĩa rằng, Washington sẽ từ bỏ các cam kết đối với khu vực. Ngày 15/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kabul để khẳng định với lãnh đạo quốc gia này "dù rút quân nhưng Mỹ luôn duy trì cam kết an ninh lâu dài đối với đất nước và người dân Afghanistan".

Tháng 12/2001, các lực lượng của Taliban đã bị đánh bật khỏi các thành trì của chúng ở Kandahar. Các hang động ở Tora Boca, phía đông nam Kabul, nơi được cho là chỗ trú ẩn của Bin Laden, đã bị các máy bay B-52s của Mỹ ném bom trong suốt hai tuần. Chính qu
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rằng, Mỹ sẽ rút hết binh sĩ còn lại khỏi Afghanistan vào ngày 11/9/2021, kết thúc cuộc chiến kéo dài nhất lịch sử quốc gia này. (Nguồn: Getty)

Ngoài ra, theo New York Times, Mỹ đã có được những bài học “đắt giá” trong quá khứ từ việc rút quân khỏi Iraq, khiến cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy mạnh mẽ và trở thành nỗi sợ hãi của thế giới. Chính vì vậy, Lầu Năm Góc đang thảo luận với các đồng minh về khả năng bố trí lực lượng tới các nước láng giềng như Tajikistan, Kazakhstan và Uzbekistan.

Máy bay tấn công trên tàu sân bay, máy bay ném bom tầm xa từ các căn cứ đất liền của Mỹ dọc theo Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và thậm chí máy bay không người lái được điều khiển từ Mỹ hoàn toàn có thể tấn công các lực lượng nổi dậy nếu có bất kì tình huống xấu nào xảy ra.

Trong một bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Biden tuyên bố rằng: “Chúng tôi sẽ không rời mắt khỏi mối đe dọa từ khủng bố”, đồng thời khẳng định sẽ tổ chức lại đội ngũ để ngăn chặn sự tái xuất hiện của các lực lượng này.

Năm 2021 sẽ chứng kiến dấu chấm hết cho sự hiện diện của quân đội nước ngoài tại quốc gia Tây Nam Á này, vốn đã trở thành một thực tế cuộc sống của một thế hệ người Afghanistan trong suốt 40 năm xung đột. Cuộc chiến đã khiến Mỹ tốn 2.000 tỷ USD và khoảng 2.400 quân nhân nước này thiệt mạng. Ngoài ra, ít nhất 100.000 dân thường Afghanistan thương vong trong cuộc xung đột kéo dài.

TIN LIÊN QUAN
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản 'nhắm' Trung Quốc, Nga-Ukraine chưa ngớt 'nóng', Tết buồn ở Đông Nam Á
Mỹ, NATO rút quân khỏi Afghanistan: Nhúng chân vào dễ dàng hơn rời bỏ
Ước mơ giản dị của phụ nữ Afghanistan và những mối lo cận kề
Hòa bình Afghanistan: Kabul tuyên bố đủ khả năng tự vệ, Mỹ thông báo chính thức rút quân, Nga lo ngại
Mỹ-Afghanistan: Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và một số bức ảnh chưa từng hé lộ
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Ngày 25/4, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu đã đến thăm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động