AUKUS - càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?

Bảo Trâm
Theo tác giả Eldar Mamedov viết trên trang responsiblestatecraft.org, với sự ra đời của AUKUS, thay vì tập trung củng cố năng lực quân sự, Liên minh châu Âu (EU) nên sử dụng sức mạnh kinh tế để tránh bị cuốn vào một cuộc chiến tranh Lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
AUKUS – càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?
Tổng thống Joe Biden xây dựng thỏa thuận an ninh ba bên mới AUKUS để củng cố vị thế của Mỹ trước Trung Quốc, nhưng ông có nguy cơ bị các đồng minh ở châu Âu xa lánh. (Ảnh minh họa. Nguồn: The Washington/Getty Images)

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang loay hoay nghiên cứu các vấn đề xung quanh quyết định của Tổng thống Joe Biden về việc thực hiện cam kết rút quân khỏi Afghanistan, một cuộc khủng hoảng xuyên Đại Tây Dương mới đã nổ ra. Lần này là về AUKUS - một thỏa thuận an ninh ba bên mới giữa Mỹ, Anh và Australia.

Thực tế phũ phàng

Tổn hại tức thời đã xảy ra - khi hợp đồng của Pháp với Australia về việc cung cấp các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã bị Mỹ “nẫng tay trên”.

Đáp lại, Paris giận dữ triệu hồi đại sứ từ Washington để phản đối, hành động lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử gần 250 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước đồng minh.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Yves Le Drian dùng đến cả những từ ngữ thường để nói về kẻ thù bên ngoài của Pháp, chứ không phải là bạn bè, khi đề cập đến Mỹ trong vụ việc liên quan.

Những diễn biến mới có thể sẽ củng cố lập trường của những người luôn kêu gọi ủng hộ "quyền tự chủ chiến lược" của châu Âu - một khái niệm vẫn còn chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng theo nghĩa rộng có nghĩa là khả năng EU tự đặt ra những mục tiêu chiến lược của riêng mình và theo đuổi chúng một cách độc lập (với Mỹ).

Sự tức giận của Pháp trước việc đột ngột bị các nước đồng minh phớt lờ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện không rõ Paris hy vọng vào điều gì khi leo thang căng thẳng ngoại giao với Washington.

Bất chấp những cam kết khoa trương của chính quyền Mỹ với đồng minh thì việc rút quân ra khỏi Afghanistan rõ ràng gửi đi một thông điệp rằng nước Mỹ sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia của mình theo cách mà Washington, chứ không phải là các đồng minh, thấy phù hợp.

AUKUS là một phần của chiến lược rộng hơn nhằm kiềm chế Trung Quốc mà Washington xác định là ưu tiên hàng đầu.

Thậm chí trong tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vài ngày sau đó để tìm cách hàn gắn quan hệ đang rạn nứt, Washington vẫn không coi Pháp nói riêng, EU nói chung, là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình.

Cần những lựa chọn khôn ngoan

Thay vì những phản ứng mạnh mẽ khoa trương, rốt cuộc Pháp và EU nên có lập trường gần nhau hơn và củng cố thêm khái niệm về quyền tự chủ chiến lược.

Nhưng để làm như vậy, EU sẽ phải lựa chọn các lĩnh vực “chiến đấu” một cách khôn ngoan.

Vì Paris và các nước đồng minh cho rằng AUKUS khiến sức mạnh bên ngoài của họ bị giảm sút, giải pháp dễ đoán mà họ hướng đến là sẽ tăng gấp đôi nỗ lực củng cố năng lực quân sự của EU. Đã có nhiều sáng kiến ​​nhằm đạt được mục tiêu đó, chẳng hạn như Sáng kiến ​​can thiệp châu Âu và Quỹ phòng thủ châu Âu.

Bối cảnh này chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành “la bàn chiến lược” (strategic compass) của EU, dự kiến ​​được công bố vào khoảng đầu năm 2022, sẽ định hình mục đích và phương hướng trong chính sách an ninh của EU.

AUKUS – càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Bỉ hôm 14/6. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc thảo luận về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho đến nay EU không thể phát huy sức mạnh ở nơi quan trọng nhất - những khu vực trực tiếp sát sườn.

Các "nhóm chiến đấu" do EU thành lập đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007. Tuy nhiên, như ở Libya, EU chỉ tập trung giám sát các cuộc xung đột giữa các bên khác, bao gồm cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và giải quyết các hậu quả, chẳng hạn như dòng người tị nạn và kéo theo đó là những phản ứng chính trị có nguy cơ làm suy yếu cấu trúc của các xã hội châu Âu.

Nếu muốn thực hiện nghiêm túc tham vọng chiến lược của mình, EU phải phát triển một số năng lực để can thiệp khu vực lân cận. Tuy nhiên, những can thiệp đó chỉ nên giới hạn ở các mục tiêu có thể đạt được và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhìn nhận “quyền tự chủ chiến lược” một cách hạn hẹp qua lăng kính quân sự sẽ đưa EU đến gần nguy cơ lặp lại những thất bại của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Phân chia khu vực thành các “đối tác" và "đối tượng" sẽ dẫn đến những nhiệm vụ liên quan đến các nỗ lực thay đổi chế độ hay tái thiết quốc gia kéo theo những rủi ro liên quan.

Những bước đi cần thiết

EU nên chọn lối đi khác để khẳng định và tăng cường lợi thế nổi trội của mình: sức mạnh kinh tế. Chiếm 16% GDP toàn cầu, EU là một nền kinh tế ngang hàng với cả Mỹ, Trung Quốc, và bỏ xa Nga.

Cuối cùng, ảnh hưởng liên tục của EU trên toàn cầu lâu nay vẫn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của liên minh.

Đối với một lục địa trong thập niên qua đã nếm trải các cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro và đại dịch Covid-19, thực hiện nỗ lực “xây dựng trở lại tốt hơn” (bulding back better) cũng phù hợp với Mỹ.

Việc nhất trí về kế hoạch khôi phục hậu Covid-19 trị giá 750 tỷ Euro là bước đi cần thiết đầu tiên của liên minh. Tiếp đó là việc nới lỏng các quy tắc tài khóa cứng nhắc gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế và gây ra phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy ở các nước như Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của EU.

Tin liên quan
AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra

Và EU cũng không nên ngần ngại sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để phục vụ các mục tiêu địa chính trị, giống như cách mà Mỹ và Trung Quốc thường làm.

Điều này là do việc sử dụng sức mạnh kinh tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh. Đơn cử, EU đã từ chối sử dụng các thế mạnh kinh tế để bảo vệ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) giữa Iran, nhóm P5+1 và EU sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận.

Điều này dẫn đến việc Iran cũng dần bỏ khỏi cam kết, tạo ra một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến châu Âu.

Tương tự như vậy, những gì liên quan đến AUKUS không phải là đòi hỏi cấp thiết khiến EU phải tăng cường năng lực quân sự hay dàn trải lực lượng của mình.

Thay vào đó, khối nên tập trung khẳng định sức mạnh kinh tế để tránh bị cuốn vào một cuộc chiến tranh Lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.

Thật tình cờ, kết quả thăm dò vừa được công bố của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho thấy, hiện tại hầu hết người dân châu Âu không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh Lạnh mới nào.

Một khi những lùm xùm xung quan quan hệ Mỹ-Pháp lắng xuống, EU nên đưa ra kết luận đúng đắn bằng cách xây dựng sức mạnh dựa trên vị thế cường quốc kinh tế của mình và tránh khỏi cám dỗ bị lôi vào các cuộc chiến địa chính trị hoặc ý thức hệ ở những khu vực xa xôi và không phù hợp, cũng như không được dân chúng ủng hộ.

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Con đường an toàn và nhiều triển vọng

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Con đường an toàn và nhiều triển vọng

Trong Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU tuyên bố sẽ đẩy mạnh mối quan ...

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Mỹ và ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024: Giá vàng 'chùn bước', có quá nhiều yếu tố bất định, Trung Quốc có thể 'thổi luồng gió mới'

Giá vàng hôm nay 9/1/2024 trên thị trường thế giới chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên.
Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Sinh viên sống sót thần kỳ sau hai tuần nhờ ăn quả mọng và uống nước suối trong rừng

Ngày 8/1, cảnh sát Australia cho biết, đã tìm thấy một sinh viên mất tích hai tuần qua gần ngọn núi cao nhất nước này.
Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động