Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Con đường an toàn và nhiều triển vọng

Vy Anh
Trong Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU tuyên bố sẽ đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ hơn và sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EU
EU công bố Chiến lược hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngày 16/9. (Nguồn: ecfr.eu)

Những lo ngại không thể xem nhẹ

Ngày 16/9 vừa qua, EU công bố Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chia sẻ về chiến lược mới này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Nếu muốn trở thành một chủ thể tích cực hơn trên toàn cầu, EU cũng cần tập trung vào thế hệ tiếp theo của các mối quan hệ đối tác".

Bên cạnh Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU cũng đang tìm cách khởi động “Cánh cổng toàn cầu” (Global Gateway) như một kế hoạch để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

EU dường như quyết tâm phát triển các mối quan hệ đối tác hiện hành ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và củng cố hơn nữa các mối quan hệ này để đảm bảo EU sẽ trở thành một chủ thể chính trị, kinh tế và an ninh tại khu vực.

Châu Âu bắt đầu quan tâm tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sau khi Đức công bố “Những hướng dẫn chính sách cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” hồi tháng 9/2020.

Ngoài ra, những lo ngại gia tăng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc có thể tác động tiêu cực đến các lợi ích của châu Âu cũng khiến EU không thể xem nhẹ những chính sách liên quan tới khu vực này.

EU cảm thấy cần phải đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á, chịu trách nhiệm lớn hơn trước các vấn đề của khu vực này. Số phận của châu Á cũng gắn liền với số phận của châu Âu.

Châu Âu chủ yếu tương tác với khu vực này trong lĩnh vực thương mại, do vậy, an ninh của các Tuyến giao thông trên biển (SLOC) và việc đảm bảo qua lại an toàn cho các tàu thương mại là mối quan tâm quan trọng đối với EU. EU sẽ nghĩ đến việc hợp tác cùng các nước cùng chí hướng khác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Mỹ trong lĩnh vực hàng hải.

EU cần tính đến các chiến lược hợp tác với Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mười một quốc gia thành viên EU coi Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “sự khẳng định quyền tự chủ chiến lược của châu Âu”, tức là châu Âu “tự mình vươn lên mà không cần Mỹ hỗ trợ”.

Tám quốc gia EU coi chiến lược này là một cách quản lý liên minh xuyên Đại Tây Dương, có thể duy trì sự tham gia của Mỹ trong bối cảnh trọng tâm của Washington nghiêng về Thái Bình Dương hơn là châu Âu.

Sáu quốc gia EU cho rằng việc EU công bố Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một phần trong nỗ lực rõ ràng nhằm liên kết với Mỹ tại khu vực này.

Những lập trường khác nhau của các thành viên EU đặt ra câu hỏi liệu EU sẽ nhìn nhận khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ ưu thế kinh tế hay ưu thế chiến lược trong chiến lược mới này.

Tin liên quan
Chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới: Châu Âu tìm giai điệu riêng Chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới: Châu Âu tìm giai điệu riêng

Đa dạng các mối quan hệ

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dường như đang hướng nhiều hơn đến việc dựa vào các mối quan hệ đối tác đã được thiết lập từ trước và phát triển các quan hệ đối tác mới với các quốc gia cùng chí hướng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để đảm bảo vai trò và sự hiện diện ngày càng tăng của EU ở khu vực.

EU đang tìm kiếm các quan hệ đối tác kỹ thuật số mới với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, nhằm tăng cường hợp tác và khả năng tương tác về các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI).

EU cũng mong muốn hoàn tất các cuộc đàm phán thương mại với Australia, Indonesia và New Zealand. Mục tiêu chính của việc bắt tay với các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là xây dựng các chuỗi giá trị toàn cầu bền vững và linh hoạt hơn.

EU cũng sẵn sàng cộng tác với các nước đối tác là thành viên của nhóm Bộ tứ (Quad), đặc biệt là về vấn đề biến đổi khí hậu, công nghệ và vaccine.

Mối quan hệ đối tác đối thoại EU-ASEAN cũng được EU coi trọng. EU có niềm tin vào vai trò trung tâm của ASEAN.

Thúc đẩy an ninh hàng hải

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có đề cập các cuộc tập trận chung, các chuyến ghé cảng để đảm bảo tự do hàng hải và chống cướp biển, trong bối cảnh Pháp và Đức hiện đã đang tham gia các cuộc tập trận chung với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác.

Khả năng thiết lập “Các khu vực hàng hải cùng quan tâm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và hợp tác với các đối tác trong khu vực đã được EU gợi ý.

EU sẽ tìm kiếm các cách thức để đảm bảo các nước thành viên tăng cường triển khai hải quân nhằm giúp bảo vệ các tuyến giao thông trên biển và tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường năng lực của các đối tác Ấn Độ Dương trong việc đảm bảo an ninh hàng hải.

Việc chia sẻ thông tin với các nước đối tác cùng chí hướng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy thông qua các trung tâm tổng hợp thông tin. EU chuẩn bị đẩy mạnh các hoạt động với các đối tác trong khuôn khổ dự án Tăng cường hợp tác an ninh trong châu Á và với châu Á (ESIWA), bao gồm chống khủng bố, an ninh mạng, an ninh hàng hải và quản lý khủng hoảng.

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã vạch ra một con đường rất an toàn cho EU, và EU sẽ hết sức thận trọng để đi theo con đường này.

Chiến lược này đem lại nhiều cơ hội để các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng bắt tay với EU trong các lĩnh vực khác nhau.

Giữa sóng gió với Pháp, Mỹ coi châu Âu có vai trò chủ chốt ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Giữa sóng gió với Pháp, Mỹ coi châu Âu có vai trò chủ chốt ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 21/9, Mỹ đã nêu bật vai trò của các đồng minh châu Âu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong các cuộc ...

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: EU nhập cuộc chơi lớn

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: EU nhập cuộc chơi lớn

Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được công bố gần như trùng khớp thời gian ...

(theo Eurasia Review)

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động