Thỏa thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh, Australia (AUKUS) được công bố ngày 16/9. (Nguồn: Shutterstock) |
Chia sẻ công nghệ "đẳng cấp"
Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia là phần gây chú ý nhất trong buổi công bố Thỏa thuận an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh, Australia (AUKUS) ngày 16/9.
Tám tàu ngầm mới sẽ làm tăng đáng kể tần suất hoạt động, sức bền và hỏa lực của hạm đội tàu ngầm Australia, đồng thời cho thấy Mỹ và Anh đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
AUKUS không chỉ thể hiện sự nghiêm túc về sức mạnh hải quân, sáng kiến này thậm chí còn nghiêm túc hơn về các liên minh.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã từng tuyên bố sẽ ưu tiên cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và thúc đẩy các liên minh của Washington.
Chỉ riêng thương vụ tàu ngầm đã có thể giúp Mỹ và Anh tham gia vào an ninh khu vực trong nhiều thập kỷ. Nhưng tham vọng hơn, ngoài tàu ngầm, AUKUS còn tìm cách giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc bằng cách tập hợp các nguồn lực và tích hợp các chuỗi cung ứng liên quan đến quốc phòng.
Đây sẽ là mục tiêu đa chiều và kéo dài hàng thập kỷ của AUKUS.
Các quốc gia thường chia sẻ công nghệ quân sự, nhưng một số công nghệ được đánh giá cao hơn các công nghệ khác. Công nghệ hạt nhân thuộc về một "đẳng cấp" riêng.
Mỹ mới chỉ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân của họ với đồng minh thân thiết nhất là Anh vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh. Mỹ hiện đang bị thúc đẩy cạnh tranh với Trung Quốc đến mức họ sẵn sàng chia sẻ công nghệ với một quốc gia khác (ngoài Anh) là Australia, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Hợp tác trong khuôn khổ AUKUS hứa hẹn mang lại những lợi thế chưa từng có về sức mạnh quân sự. Dự án tàu ngầm có thể sẽ đóng vai trò tiên phong và thúc đẩy hợp tác.
Hiện vẫn chưa rõ Mỹ chia sẻ bao nhiêu phần trăm công nghệ động cơ đẩy hạt nhân với Australia, nhưng Australia chắc chắn sẽ được tiếp cận với các công nghệ tàu ngầm hiện đại khác, bao gồm các thiết bị cảm biến và hệ thống xử lý dữ liệu để nâng cao kiến thức về lĩnh vực hàng hải.
Mang sứ mệnh riêng
Điều gì khiến Anh và Australia trở thành những đối tác công nghệ được đánh giá cao nhất của Mỹ?
Tin liên quan |
Hậu AUKUS: Đại sứ Pháp trở lại Mỹ, Trung Quốc điểm 5 mối lo |
Hai quốc gia này đều là thành viên của liên minh tình báo Five Eyes. Liên minh tình báo này đã giúp các quốc gia nuôi dưỡng lòng tin lẫn nhau và thói quen hợp tác trong suốt 2 thập kỷ qua, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
So với các thành viên khác của Five Eyes là Canada và New Zealand, Anh và Australia cũng cam kết rõ ràng hơn đối với việc duy trì tầm nhìn chiến lược về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng.
Khả năng tích hợp triệt để của AUKUS chỉ có thể thực hiện được giữa các đối tác trong Five Eyes vì AUKUS sẽ hoạt động dựa trên các công nghệ liên quan đến tình báo cực kỳ nhạy cảm mà Mỹ sẽ chỉ giao phó cho các đối tác tình báo thân cận nhất của họ.
Các ưu tiên công nghệ đã nêu trong thỏa thuận AUKUS như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và không gian mạng là những công nghệ đi đầu trong các năng lực trí tuệ mới nổi.
AUKUS có thể đại diện cho sự tích hợp gần nhất giữa các đối tác, nhưng nó không thể làm mọi thứ và không thể thay thế các nhóm khác.
Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đòi hỏi một kiến trúc an ninh mới, nhưng không giống như những “chiếc ô an ninh” trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như NATO, kiến trúc này sẽ bao gồm nhiều nhóm và mỗi nhóm có vai trò và sức mạnh khác nhau.
Các nhóm khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau. Nhóm Bộ tứ (Quad) bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối nhằm đưa ra tầm nhìn chung về trật tự khu vực và đóng vai trò là hạt nhân cho sự hợp tác rộng rãi hơn khi cần thiết.
Tại hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên hồi tuần trước, nhóm Bộ tứ đã nhắc lại tầm nhìn rộng lớn về việc thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Và như Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố gần đây, AUKUS không cạnh tranh hoặc làm suy yếu nhóm Bộ tứ.
Các đối tác khác như Pháp và Ấn Độ không thể là thành viên đầy đủ của AUKUS, nhưng họ không thể thiếu trong các vai trò khác mà AUKUS không thể tái hiện. Mỗi bên đều có sức mạnh quân sự đáng kể, lợi thế địa lý ưu việt và mạng lưới ảnh hưởng rộng khắp.
| Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu' Bài phân tích “Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược ‘Nước Anh toàn cầu’ của ông Boris Johnson” trên tờ Le Monde cho rằng, việc ... |
| Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận an ninh AUKUS Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã thông tin về lập trường của Việt Nam trước thỏa thuận AUKUS và chiến lược hợp tác ... |