Trung Quốc đang có 4 ứng viên vaccine Covid-19 trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người. (Nguồn: Reuters) |
Theo cơ quan này, hệ thống bảo hiểm y tế công chỉ có thể chi trả cho những nhu cầu y tế cơ bản của người dân. Dù vậy, theo các chuyên gia, chương trình tiêm chủng miễn phí có thể sẽ vẫn được các quỹ của Chính phủ bảo trợ.
Trung Quốc đang có 4 ứng viên vaccine Covid-19 trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên người, nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu Bắc Kinh có kế hoạch cung cấp mũi tiêm miễn phí cho người dân hay không, sau khi cơ quan bảo hiểm y tế công của nước này tuyên bố không đủ khả năng chi trả.
Tin liên quan |
Trung Quốc sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 từ tế bào côn trùng |
Trong khi đó, Chính phủ một số quốc gia phát triển như Mỹ, Australia hay Nhật Bản tuyên bố bất cứ vaccine Covid-19 nào được nhập về chứng minh được tính hiệu quả và an toàn, sẽ được tiêm chủng miễn phí cho người dân.
Trong số 11 ứng viên vaccine do các nhà sản xuất dược phẩm Trung Quốc phát triển, 4 loại đang ở giai đoạn 3 của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, và 3 loại đã được phê chuẩn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Các ứng viên vaccine do Công ty nước ngoài phát triển – như BioNtech (Đức), AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) – nếu được phê duyệt cũng sẽ được bán tại Trung Quốc thông qua các kênh đối tác tại Trung Quốc.
Cơ quan y tế Trung Quốc hồi tháng trước cho hay, đã có “giá chỉ đạo” nhưng hiện cơ quan này đang đánh giá xem liệu mức giá này có thực sự hợp lý nếu vaccine Covid-19 được phê duyệt.
Theo Cơ quan An ninh Chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, phí bảo hiểm y tế hiện còn rất thấp ở một số nhóm người, ví dụ như nhóm cư dân nông thôn, trẻ em và người về hưu, trung bình chỉ phải chi trả khoảng 800 Nhân dân tệ (tương đương 120 USD) sau khi có trợ cấp của Chính phủ. Số tiền này chỉ có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc y tế rất cơ bản.
“Hệ thống bảo hiểm y tế hiện chỉ tập trung vào việc cung cấp bảo hiểm điều trị y tế cơ bản và đáp ứng các nhu cầu y tế sơ cấp. Bảo hiểm y tế chưa thể mở rộng phạm vi thanh toán để chi trả cho các dịch vụ không phải điều trị như việc tiêm chủng vaccine” – tờ SMCP trích tuyên bố của Cơ quan An ninh Chăm sóc sức khỏe Trung Quốc.
Một quy định được ban hành trước đó từng nêu rõ “vaccine phòng bệnh không nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế cơ bản”.
Dù không thanh toán cho chi phí vaccine nếu được thông qua nhưng trên thực tế bảo hiểm y tế công tại Trung Quốc có chi trả một phần cho chi phí điều trị Covid-19. Từ khi dịch bệnh bùng phát, khoảng 135.500 người nhiễm bệnh hoặc nghi nghiễm đã sử dụng bảo hiểm y tế để thanh toán tổng cộng 1,23 tỷ Nhân dân tệ cho các hóa đơn y tế - tương đương 67% tổng chi phí. Phần chi phí điều trị còn lại do các quỹ của Chính phủ chi trả.
Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết, họ đang “nghiên cứu chi phí của các vaccine Covid-19 tiềm năng với các cơ quan có liên quan”. Một chuyên gia về vaccine tại Thượng Hải, Tao Lina cho hay, ngay cả khi các mũi tiêm không được bảo hiểm y tế chi trả, vẫn có khả năng Chính phủ sẽ chi trả trực tiếp cho “dịch vụ sức khỏe công cộng” này.
Chuyên gia Tao thông tin, bảo hiểm y tế chỉ là một kênh để chi trả cho phí vaccine. Các quỹ tài trợ của Chính phủ, đặc biệt là từ trung ương cũng tham gia chi trả cho các chương trình vaccine miễn phí giai đoạn trước đây. Vào năm 2009, khi thế giới đang phải vật lộn với đại dịch cúm H1N1, các loại vaccine H1N1 đã được cung cấp miễn phí cho một số nhóm như học sinh và được chính quyền các tỉnh chi trả chi phí.
| Covid-19: Bắc Kinh cung cấp vaccine cho Campuchia, Indonesia sắp sửa tiêm vaccine của Trung Quốc cho người dân? TGVN. Ngày 12/10, báo chí Campuchia dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm Campuchia kéo dài 2 ... |
| Vaccine Covid-19: Nga, Trung Quốc cán đích sớm? TGVN. Covid-19 là căn bệnh không phân biệt ranh giới lãnh thổ, quốc gia. Vaccine Covid-19 nên được cả thế giới chia sẻ, do vậy, ... |
| Covid-19: Trung Quốc sẽ có vaccine cho người dân vào tháng 11? TGVN. Một quan chức Trung tâm Phòng và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc cho biết vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 ... |