Bạo loạn Ferguson (Mỹ): Trong chưa ấm, ngoài không êm

“Sự bất bình với quyết định của bồi thẩm đoàn có căn nguyên sâu xa trong các cộng đồng da màu vốn có suy nghĩ rằng luật pháp của nước Mỹ không được thực thi một cách đồng nhất và công bằng” – Tổng thống Obama phát biểu tại Chicago ngày 25/11.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biểu tình phản đối vụ cảnh sát bắn chết một thanh niên da đen tiếp tục diễn ra tại Ferguson.

Làn sóng từ bên trong

Tình hình tại thị trấn Ferguson bang Missouri của Mỹ đang dần trở lại ổn định sau hơn 10 ngày căng thẳng với các cuộc biểu tình và đụng độ giữa cảnh sát và cộng đồng người da đen tại địa phương. Làn sóng biểu tình nổ ra tại 12 thành phố trên khắp nước Mỹ nhằm phản đối quyết định không truy tố hình sự một cảnh sát da trắng trong vụ bắn chết một thanh niên da màu tại Ferguson. Thị trấn này tập trung nhiều người da đen sinh sống (chiếm 67% dân số) đã trải qua những đêm bạo động lớn nhất trong lịch sử nơi đây. Người biểu tình tràn ngập các con phố, hàng loạt cửa hàng và cây xăng bị đốt phá, đạn khói và hơi cay được sử dụng, xe bọc thép xuất hiện trên đường cao tốc. Điều đáng nói là những hình ảnh này không phải là của một điểm nóng như Syria, Iraq, Ukraine... mà lại hiện diện ngay trong lòng nước Mỹ.

Sự can thiệp của lực lượng cảnh sát là điều cần thiết để hạn chế sự bùng nổ các vụ bạo loạn cùng những thiệt hại cả về vật chất lẫn con người. Hơn 400 người đã bị bắt giữ ở vùng ngoại ô St. Louis và trên khắp nước Mỹ.Tuy nhiên, sự can thiệp có sử dụng tới các biện pháp bạo lực mang tính “răn đe” này đương nhiên cũng nhận lại không ít phản ứng tiêu cực từ trong chính người dân Mỹ.

Từ nhiều thập kỷ nay, căng thẳng vẫn cứ âm ỉ giữa cảnh sát và những người Mỹ gốc Phi trên khắp nước Mỹ. Một thực tế là không chỉ ở Ferguson, mà ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ, như Thủ đô Washington D.C cũng có sự phân biệt rõ rệt khu vực sinh sống của người da trắng và khu tập trung chủ yếu người da màu. Các khu vực tập trung đông người Mỹ gốc Phi thường ít an toàn hơn, có tỷ lệ tội phạm cao hơn và người da màu cũng thường khó kiếm được việc làm hơn.

Chính những thực tế này đã khiến cho định kiến về sự phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong cộng đồng người da màu. Sự kiện tại Ferguson khiến cho người ta nhớ lại vụ Trayvon Martin - một thiếu niên da đen 17 tuổi bị bắn chết trong cuộc xô xát tại Sanford, Florida diễn ra hồi tháng 2/2012 đã làm dấy lên làn sóng phản đối nạn phân biệt chủng tộc lớn chưa từng có trong lòng nước Mỹ. Sự việc trở nên nghiêm trọng hơn khi tòa án ra phán quyết tha bổng người đã bắn chết Trayvon Martin, phong trào biểu tình "Công lý cho Trayvon" đã diễn ra tại hơn 100 thành phố trên toàn nước Mỹ.

Như vậy, những gì đang diễn ra không có gì xa lạ đối với Mỹ. Cho dù phán quyết của bồi thẩm đoàn được chứng minh là có cơ sở pháp lý đi chăng nữa thì biểu tình vẫn sẽ xảy ra bởi sự bất mãn với chính quyền luôn tồn tại. Sự kiện Ferguson chính là một hồi chuông báo động cho an ninh Mỹ trước làn sóng chống đối ngay từ nội bộ quốc gia.

Chỉ trích từ bên ngoài

Các thông tin xung quanh vụ bạo động này cũng như cách thức mà lực lượng cảnh sát Mỹ sử dụng để trấn áp biểu tình được lan rộng đã nhận không ít các phản hồi tiêu cực từ các quốc gia khác. Trước hết, có thể dễ dàng đoán trước sự chỉ trích từ các nước “đối đầu” với Mỹ như Nga và CHDCND Triều Tiên. Cả hai quốc gia này đều nhắm tới hai chữ “nhân quyền” mà Tổng thống Obama luôn khẳng định mạnh mẽ trước thế giới và sử dụng để gây sức ép tới các quốc gia khác. Tiếp theo đó là sự lên tiếng của Liên hợp quốc về sự lạm quyền, sử dụng vũ khí bừa bãi và sự tàn bạo của lực lượng cảnh sát Mỹ thời gian qua. Mỹ đứng trước nguy cơ uy tín quốc tế xuống dốc nghiêm trọng. Để trấn an dư luận trong và ngoài nước, Tổng thống Obama đã đưa ra các biện pháp như cải thiện việc đào tạo cảnh sát, cho camera gắn vào người các nhân viên thực thi pháp luật... nhằm khôi phục lòng tin của người dân vào lực lượng cảnh sát nhưng dường như đây chỉ là những hành động ứng phó trước mắt. Sự bất mãn chỉ có thể được giải quyết khi những người da màu thấy được những lợi ích cụ thể như khả năng tìm được việc làm, đời sống được bảo đảm và họ được đối xử ngang hàng tại các dịch vụ công cộng...

Chưa bao giờ nước Mỹ lại nằm ở thế khó như hiện nay, thế giới đang có quá nhiều việc cần đến bàn tay của Mỹ trong khi làn sóng chống Mỹ từ trong tới ngoài không những chưa hề nguôi ngoai mà ngày càng dữ dội hơn thách thức an ninh nước Mỹ. “Trong có ấm thì ngoài mới êm”, có lẽ vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ cần phải ưu tiên chú trọng và có những bước đi rõ ràng hơn để có được uy tín với người dân Mỹ và đảm bảo an ninh quốc gia từ bên trong.

Vân Vi



 

Đọc thêm

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Điện mừng kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện mừng nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Brazil.
Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (9/5): Vùng núi, trung du Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (9/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn ...
Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich, 02h00 ngày 9/5 - Bán kết lượt về Champions League

Nhận định trận đấu, soi kèo Real Madrid vs Bayern Munich tại vòng bán kết Champions League 2023/24 được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 9/5.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Liên bang Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của ...
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Rộng cửa đón những cơ hội vàng từ AUKUS, Australia ráo riết hành động để bảo vệ bí mật quân sự

Australia thắt chặt việc bảo vệ bí mật quân sự, trong bối cảnh ngành công nghiệp quốc phòng nước này đang mở rộng do AUKUS.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động