Bầu cử Đức: Vắng bà Angela Merkel, thách thức nào chờ Berlin?

Lưu Huỳnh
TGVN. Người chiến thắng trong bầu cử Đức tháng 9 sẽ phải đưa Berlin và EU vượt cơn sóng dữ đến bến bờ mới, một kỷ nguyên hậu Brexit, vắng bà Angela Merkel.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Không ít người tự hỏi liệu có quá sớm để thắc mắc về bầu cử Đức, diễn ra sau 8 tháng nữa? Câu trả lời là không hẳn. Ngày 16/1, Thủ hiến bang Nordrhein-Westfalen (NRW) Armin Laschet chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu nội bộ và trở thành Chủ tịch của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU).

Quan trọng hơn, nếu CDU tiếp tục giành ưu thế trong bầu cử cuối tháng 9/2021, nhiều khả năng ông Laschet sẽ thay bà Merkel trở thành Thủ tướng Đức.

Tuy nhiên, nước Đức và Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với nhiều thách thức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và tân Chủ tịch Đảng CDU Armin Laschet.
Người được chọn liệu đã đủ?. (Nguồn: Getty Images)

Về đối nội, đầu tiên, ông Laschet cần vượt qua sự cạnh tranh trong liên minh cầm quyền, giữa các đảng phái chính trị. Đáng chú ý, đối thủ lớn của ông lại là Chủ tịch đảng chị em CSU, Markus Soder. Theo thăm dò dư luận, ông Soder thậm chí còn được cử tri mến mộ hơn ông Laschet vì chủ trương triển khai biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để chặn dịch Covid-19.

Ở một nơi khác, hai chính đảng truyền thống là Dân chủ Xã hội Đức (SPD) và Dân chủ Tự do Đức (FDP), sau thất bại năm 2017, đã thay máu mạnh mẽ để trở lại. Trong khi đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) chưa thể thu hút thêm sự ủng hộ của công chúng, đảng Xanh và đảng Cánh tả cho thấy nỗ lực để trở thành phe đối lập đáng gờm.

Thứ hai, ngay cả khi chiến thắng, nhà lãnh đạo mới cần sớm có giải pháp kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả. Ngày 14/1, nước Đức đã ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 trong ngày cao nhất kể từ đầu dịch với hơn 1.300 ca, số ca nhiễm mới là 22.313 ca, nâng tổng số ca nhiễm lên 1,97 triệu. Ngay cả khi vaccine được triển khai, dịch Covid-19 dự kiến vẫn diễn biến phức tạp vào năm 2021.

Thứ ba, nhà lãnh đạo mới cần duy trì đà phục hồi kinh tế trong năm 2021. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm tới 5% năm 2020, song dự kiến sẽ tăng trưởng 3,5% năm 2021. Quan trọng hơn, sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu có thể tạo động lực cho phần còn lại của EU.

Thứ tư, vấn đề người nhập cư cũng là điểm nóng, khi các buổi “điều trần đại sứ” của Berlin - là cách trả tiền cho các đại sứ quán nhằm thẩm vấn người tị nạn, xác định quốc tịch của họ để tiến hành trục xuất đã gây nhiều tranh cãi.

Về đối ngoại, đó là bài toán dẫn dắt nước Đức nói chung và EU nói riêng vượt qua sóng gió mới. Đoàn kết nội khối đang bị thách thức, thể hiện rõ qua đàm phán trắc trở giữa các quốc gia thành viên EU về Brexit, ngân sách dài hạn và gói phục hồi kinh tế trước tác động của dịch Covid-19.

Quan trọng hơn, cùng với Pháp, Đức cần tiếp tục đóng vai trò định hình chính sách đối ngoại thống nhất của EU, đặc biệt là với các nước lớn. Lập trường của Washington dưới thời ông Joe Biden có thể khác, song Berlin là bên chủ động hơn. Hợp tác với Nga và Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên EU, trong đó có Đức, khiến trừng phạt của khối với hai nước này gây tranh cãi nhưng lại không có nhiều sức răn đe, thậm chí đôi lúc chẳng khác nào tự bắn vào chân mình.

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử ngày 26/9 vì thế sẽ mang lại những cung bậc cảm xúc trái ngược nhau.

Một bên là sự thảnh thơi của bà Angela Merkel, người sau 15 năm cầm quyền, giờ đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho đam mê nấu ăn và làm bánh mận.

Bên còn lại là sự lo lắng của người Đức nói riêng và châu Âu nói chung về những bài toán khó nhằn trong kỷ nguyên hậu bà Merkel.

Là đồng minh thân cận cùng lập trường gần với bà Merkel, Chủ tịch CDU Armin Laschet có thể là nhân vật mà người Đức và EU cần, song chừng đó liệu đã đủ? Chỉ thời gian mới có câu trả lời.

Chẳng còn gì níu kéo, Nga xác nhận rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Đức nuối tiếc

Chẳng còn gì níu kéo, Nga xác nhận rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Đức nuối tiếc

TGVN. Ngày 15/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, nước này sẽ bắt đầu thủ tục rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, vốn cho ...

Tổng thống Trump lần đầu nói về vụ luận tội có khả năng diễn ra, được Phó Thủ tướng Đức 'khuyên' từ chức

Tổng thống Trump lần đầu nói về vụ luận tội có khả năng diễn ra, được Phó Thủ tướng Đức 'khuyên' từ chức

TGVN. Ngày 12/1, Tổng thống Trump cho rằng, việc đảng Dân chủ đang chuẩn bị để tiến hành thủ tục luận tội ông tại Quốc ...

Sau bạo động tại Đồi Capitol, Đức đề nghị hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến vì dân chủ

Sau bạo động tại Đồi Capitol, Đức đề nghị hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến vì dân chủ

TGVN. Sau vụ tấn công vào tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington D.C, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đề nghị hợp tác chặt ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp của Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên để thử nghiệm.
Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.
Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Nga bất ngờ nhận tin xấu từ một đồng minh châu Âu, cơ hội lớn của Trung Quốc, Moscow tỏ ra thấu hiểu

Serbia tuyên bố sẽ đình chỉ một số hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga cho đến khi tình hình quốc tế ổn định, thay vào đó sẽ mua vũ khí Trung Quốc.
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động