Bầu cử Mỹ 2020: Mô hình tam quyền phân lập còn có thể đứng vững?

Quang Huy
TGVN. Người Mỹ thường tự hào về mô hình tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tuy nhiên, mô hình này đang bị chính những người Mỹ có quan điểm cấp tiến tìm mọi cách thay đổi và đã trở thành một vấn đề tác động đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ 2020: Mô hình tam quyền phân lập còn có thể đứng vững?
Mô hình tam quyền phân lập đang trở thành một vấn đề tác động đến cuộc bầu cử Mỹ 2020. (Nguồn: BBC)

Ngày 19/10, Thượng nghị sĩ Ted Cruz (đảng Cộng hòa, bang Texas) và 5 thượng nghị sĩ Cộng hoà khác đã trình lên Thượng viện một dự luật đề xuất sửa đổi Hiến pháp Mỹ nhằm ngăn chặn đảng Dân chủ đưa thêm người vào Tòa án Tối cao, trong trường hợp ông Joe Biden thắng cử và đảng Dân chủ giành quyền kiểm soát Thượng viện.

Tam quyền phân lập là gì?

Khi Hiến pháp Mỹ được soạn thảo và ban hành năm 1787, các nhà lập quốc lo ngại nước Mỹ sẽ rơi vào tay những kẻ độc tài, nên đã xây dựng mô hình chính quyền với 3 nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực lẫn nhau.

Hành pháp (Chính phủ) và Lập pháp (Quốc hội) là 2 nhánh do các đảng chính trị hay chính trị gia được người dân bầu chọn qua các cuộc bầu cử tự do. Tư pháp (Tòa án Tối cao) là nhánh mang tính chuyên nghiệp do tổng thống đề cử bổ nhiệm và được Thượng viện phê chuẩn.

Tin liên quan
Quy định mới trong cuộc tranh luận cuối giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ Trump và Biden Quy định mới trong cuộc tranh luận cuối giữa hai ứng viên Tổng thống Mỹ Trump và Biden

Vai trò của thẩm phán Tòa án Tối cao là bảo vệ quốc gia, ra phán quyết về những đạo luật liên bang hay tiểu bang và việc xét xử của các toà án cấp dưới có phù hợp với Hiến pháp hay không. Hiến pháp cho phép thẩm phán được phục vụ trọn đời hay đến khi họ tình nguyện nghỉ hưu, nhằm tránh cho họ bị các chính trị gia hay người dân gây áp lực chính trị, làm mất đi đi tính chuyên nghiệp và độc lập.

Tuy nhiên, Hiến pháp Mỹ có lỗ hổng lớn là không quy định cụ thể số lượng thẩm phán của Tòa án Tối cao. Đó chính là nguyên nhân gây tranh cãi về việc tăng số lượng thẩm phán Tòa án Tối cao, thách thức việc duy trì tam quyền phân lập và các quyền tự do được Hiến pháp bảo vệ.

“Lấp đầy tòa án”

“Lấp đầy toà án” (pack the court) là một thuật ngữ liên quan đến việc mở rộng số lượng thẩm phán tại Tòa án Tối cao, bắt nguồn từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-1945) của đảng Dân chủ. Trong giai đoạn này, nhiều chính sách trong chương trình “Thỏa thuận Mới” do ông Roosevelt đưa ra đã bị kiện lên Tòa án Tối cao và bị tuyên bố là vi hiến.

Để đối phó lại, ông Roosevelt đã đề xuất một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử bổ sung một thẩm phán đối với mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng, tuy nhiên dự luật này bị chính các thành viên đảng đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ phản đối và bác bỏ. Ngày nay, ông Roosevelt được xem là Tổng thống Mỹ cấp tiến nhất vì đã triển khai hệ thống an sinh xã hội tại Mỹ và nhiều cải cách xã hội khác.

Tháng 7/1983, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, ông Joe Biden - khi đó là thượng nghị sỹ - đã cho rằng, ý tưởng “lấp đầy toà án” của Tổng thống Roosevelt không vi phạm Hiến pháp. Tuy nhiên, ông cũng nói: “Đó là một ý tưởng ‘ngây thơ’, một sai lầm khủng khiếp. Nếu việc này được thực hiện sẽ đặt ra câu hỏi về sự độc lập của cơ quan quan trọng nhất ở đất nước này là Tòa án Tối cao”.

Tuy nhiên, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống 2020, ông Biden lại ủng hộ quan điểm “lấp đầy toà án” của phe cấp tiến trong đảng Dân chủ.

Sau khi thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia qua đời tháng 2/2016, Tổng thống Obama đề cử ông Merrick Garland - Chánh án Toà án Phúc thẩm Quận Columbia - lên thay. Khi đó, đảng Cộng hoà đang nắm quyền kiểm soát Thượng viện nên lấy lý do gần ngày bầu cử tổng thống để không tổ chức điều trần phê chuẩn ông Merrick Garland.

Tại thời điểm này, đảng Dân chủ rất tự tin bà Hillary Clinton sẽ thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống và sẽ giành cả quyền kiểm soát Thượng viện để sau đó sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn ông Garland. Tuy nhiên, ông Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này và tiến hành đề cử thẩm phán Neil Gorsuch thay thế. Đến lúc này, đảng Dân chủ chuyển sang tố cáo ông Trump “đánh cắp” ghế thẩm phán lẽ ra thuộc về đảng Dân chủ.

Tháng 7/2018, sau khi thẩm phán Anthony Kennedy nghỉ hưu, Tổng thống Trump đề cử ông Brett Kavanaugh - một thẩm phán có quan điểm bảo thủ - lên thay. Mặc dù ông Kavanaugh được Thượng viện phê chuẩn, song quá trình này gặp nhiều khó khăn do đảng Dân chủ gây ra.

Sau khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời ngày 18/9/2020, đảng Cộng hoà đã tuyên bố sẽ tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán nếu Tổng thống Trump đề cử nhân sự ra Thượng viện Mỹ.

Bầu cử Mỹ: Khoảng lặng cần thiết cho Tổng thống Donald Trump

Bầu cử Mỹ: Khoảng lặng cần thiết cho Tổng thống Donald Trump

TGVN. Tranh luận Tổng thống lần hai bị hủy bỏ tạo khoảng lặng cần thiết để ông Donald Trump nghiên cứu đối thủ, đẩy mạnh ...

Ông Biden lâm vào “thế kẹt”

Kết quả thăm dò dư luận do hãng Gallup tiến hành từ ngày 31/8-13/9/2020 (chỉ vài ngày trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời) cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng vào sự độc lập và chuyên nghiệp của Tòa án Tối cao.

Nhìn chung, 42% người Mỹ tin rằng quan điểm chính trị của Tòa án Tối cao là “đúng đắn”, chỉ có 32% cho là “quá bảo thủ” và 23% cho là “quá cấp tiến”. Điều thú vị là có đến 48% người Mỹ có quan điểm trung dung, không theo đảng nào, đã cho rằng quan điểm chính trị của Tòa án Tối cao là “đúng đắn”, 32% cho là “quá bảo thủ” và chỉ có 16% cho là “quá cấp tiến”.

Kết quả thăm dò mới nhất của hãng Gallup công bố ngày 20/10, được tiến hành từ ngày 30/9-15/10/2020 (chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Trump chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett) cho thấy có đến 51% người Mỹ ủng hộ việc đề cử bà Barrett và chỉ có 3% là chưa có ý kiến về việc đề cử. Đáng chú ý, có đến 84% thành viên đảng Dân chủ không ủng hộ việc đề cử.

Do đại đa số thành viên đảng Dân chủ không chấp nhận việc đề cử, nên ngay khi đảng Cộng hoà công khai kêu gọi Tổng thống Trump đề cử nhân sự thay thế Thẩm phán Ginsburg, phe cấp tiến bên đảng Dân chủ cũng công khai đòi hỏi ông Biden khi thắng cử phải tiến hành “lấp đầy toà án”.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2020: Ai chiến thắng và nỗi lo của châu Á Bầu cử Mỹ 2020: Ai chiến thắng và nỗi lo của châu Á

Phe cấp tiến còn đề nghị chuyển các thẩm phán Tòa án Tối cao vượt quá 70 tuổi 6 tháng xuống làm việc tại các toà án cấp dưới hay các thẩm phán chỉ được phục vụ 18 năm tại Tòa án Tối cao, sau đó chuyển xuống toà án cấp dưới, qua đó không vi phạm điều khoản thẩm phán được phục vụ trọn đời ghi nhận trong Hiến pháp.

“Lấp đầy toà án” sẽ phá vỡ sự độc lập và chuyên nghiệp của Tòa án Tối cao, phá vỡ quy tắc tam quyền phân lập. Các quyền tự do cũng nhanh chóng mất đi dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền và phá vỡ nền tảng chính trị của nước Mỹ. Mặc dù đây là ý tưởng “thiếu suy nghĩ”, gây phân hóa ngay trong nội bộ đảng Dân chủ và là một ý tưởng nguy hiểm, nhưng rõ ràng ông Biden đang lâm vào thế kẹt do phe cấp tiến gây ra.

Ông Biden đến nay vẫn không trả lời câu hỏi có ủng hộ “lấp đầy toà án” hay không. Nếu ông Biden ủng hộ thì sẽ bị cử tri ôn hoà phản đối, còn nếu trả lời “không” thì sẽ bị phe cánh tả cấp tiến tẩy chay. Do vậy, các chính trị gia đảng Cộng hoà, giới truyền thông và các cử tri càng tập trung chất vấn ông về vấn đề này.

Ông Biden từng trả lời rằng “người Mỹ không xứng đáng nhận câu trả lời”. Ông Biden cũng có lần trả lời rằng ông không ủng hộ việc “lấp đầy toà án” và cáo buộc chính ông Trump là người đã “lấp đầy toà án” khi tiến hành đề cử bà Barrett, thay vì để cho cử tri Mỹ quyết định vào ngày bầu cử sắp tới.

Do câu trả lời thiếu thuyết phục nên ông Biden tiếp tục bị truyền thông “quay” về vấn đề này. Gần đây nhất, ông Biden cho biết sẽ trả lời vấn đề này sau khi Thượng viện Mỹ thông qua đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao.

Càng gần đến ngày bầu cử, cuộc đấu tranh về văn hóa-tư tưởng giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến càng trở nên dữ dội, trong đó phe bảo thủ muốn giữ lại những giá trị truyền thống còn phe cấp tiến muốn phá bỏ cái cũ và thay bằng cái mới.

Phe cấp tiến thúc đẩy ông Biden công khai các quan điểm chính sách mà họ ủng hộ nhằm thu hút giới trẻ đi bầu, qua đó tăng cơ hội giúp ông thắng cử. Trong khi đó, phe bảo thủ lo ngại rằng ứng cử viên Phó tổng thống Kamala Harris - một người bị họ coi là có quan điểm “cực tả” - sẵn sàng thực hiện chính sách “lấp đầy toà án” mà bà từng công khai ủng hộ.

Bầu cử Mỹ 2020: Số người đặt cược đương kim Tổng thống Trump đắc cử tăng mạnh

Bầu cử Mỹ 2020: Số người đặt cược đương kim Tổng thống Trump đắc cử tăng mạnh

TGVN. Số người đặt cược Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử trong tháng qua nhiều gần gấp đôi số người đặt cược vào ứng ...

Tìm hiểu về những nét cơ bản của hệ thống bầu cử Mỹ

Tìm hiểu về những nét cơ bản của hệ thống bầu cử Mỹ

TGVN. Người dân Mỹ đang rất nóng lòng tới ngày 3/11 để được chính thức đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, quy ...

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

Bầu cử Mỹ 2020: Con trai ông Joe Biden đã làm gì 'mờ ám' ở Ukraine và Trung Quốc?

TGVN. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr, ngày 20/10 đã nhận được một cuộc gọi từ Tổng thống Donald Trump, yêu cầu điều tra ...

(theo BBC)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Luka Modric ghi bàn đẳng cấp trong ngày đặc biệt

Luka Modric ghi bàn đẳng cấp trong ngày đặc biệt

Luka Modric có pha lập công tuyệt đẹp ở trận Croatia thắng Ba Lan tại Nations League 2024/25.
Nga: Nhiều nước muốn vào BRICS vì... mệt mỏi với Mỹ

Nga: Nhiều nước muốn vào BRICS vì... mệt mỏi với Mỹ

Các thành viên mới có thể hưởng lợi từ nguồn tài chính thuộc ngân hàng phát triển của BRICS và mở rộng quan hệ chính trị, thương mại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9: Số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm 'kéo lùi' đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9: Số liệu kinh tế Mỹ ảm đạm 'kéo lùi' đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/9 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm sau bản báo cáo việc làm ảm đạm của Mỹ.
Ngừng bắn ở Dải Gaza: Thủ tướng Israel chôn vùi cơ hội đạt được thỏa thuận, Mỹ tìm cách biết 'giới hạn' của Hamas

Ngừng bắn ở Dải Gaza: Thủ tướng Israel chôn vùi cơ hội đạt được thỏa thuận, Mỹ tìm cách biết 'giới hạn' của Hamas

Khả năng đạt thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin theo từng giai đoạn giữa Israel và Hamas dựa trên đề xuất của Israel là mờ mịt.
Đội tuyển Việt Nam trở lại tập luyện, sẵn sàng gặp Thái Lan

Đội tuyển Việt Nam trở lại tập luyện, sẵn sàng gặp Thái Lan

Chiều 8/9, đội tuyển Việt Nam trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận giao hữu thứ hai với đội tuyển Thái Lan.
Jannik Sinner trở thành nhà vô địch US Open 2024

Jannik Sinner trở thành nhà vô địch US Open 2024

Jannik Sinner chính thức trở thành nhà vô địch US Open 2024 sau chiến thắng chóng vánh trước tay vợt nước chủ nhà Mỹ Taylor Fritz ở chung kết.
Ngừng bắn ở Dải Gaza: Thủ tướng Israel chôn vùi cơ hội đạt được thỏa thuận, Mỹ tìm cách biết 'giới hạn' của Hamas

Ngừng bắn ở Dải Gaza: Thủ tướng Israel chôn vùi cơ hội đạt được thỏa thuận, Mỹ tìm cách biết 'giới hạn' của Hamas

Khả năng đạt thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin theo từng giai đoạn giữa Israel và Hamas dựa trên đề xuất của Israel là mờ mịt.
Bầu cử Algeria: Tổng thống Tebboune chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 'khủng'

Bầu cử Algeria: Tổng thống Tebboune chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 'khủng'

Tổng thống Algeria đương nhiệm Abdelmadjid Tebboune tái đắc cử với gần 95% tổng số phiếu bầu.
Ảnh ấn tượng (2-8/9): Tổng thống Nga Putin bình luận về nụ cười ‘có tính lây lan’ của bà Harris, ông Trump lập tức đáp ‘không biết nên làm gì’

Ảnh ấn tượng (2-8/9): Tổng thống Nga Putin bình luận về nụ cười ‘có tính lây lan’ của bà Harris, ông Trump lập tức đáp ‘không biết nên làm gì’

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin tuyên bố ủng hộ bà Harris trong cuộc bầu cử Mỹ, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Điểm tin thế giới sáng 9/9: Thủ tướng Anh thăm Ireland, Tổng thống Algeria tái đắc cử, Italy có tân Bộ trưởng Văn hóa

Điểm tin thế giới sáng 9/9: Thủ tướng Anh thăm Ireland, Tổng thống Algeria tái đắc cử, Italy có tân Bộ trưởng Văn hóa

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/9.
Vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc: Thủ tướng Đức có tin tưởng Tổng thống Ukraine?

Vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc: Thủ tướng Đức có tin tưởng Tổng thống Ukraine?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết, chính phủ nước này sẽ dốc sức điều tra bằng được các hành vi phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 9/9-15/9

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 9/9-15/9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm Nga, Thủ tướng Anh công du Mỹ, Hàn Quốc đón Chủ tịch Thượng viện Campuchia... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Báo quốc tế: Chuyến thăm chính thức LB Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là bước phát triển quan trọng củng cố quan hệ toàn diện

Nhà báo Pavel Vinodurov nêu bật quan điểm Nga-Việt Nam là đối tác chiến lược và những người bạn thực sự.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh thông điệp về Biển Đông khi công du Đông Nam Á

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thấy gì từ 'cuộc hội ngộ của đại gia đình Trung Quốc-châu Phi'?

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi 2024 (FOCAC), Bắc Kinh củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực...
Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Truyền thông quốc tế: Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc củng cố cục diện và vị thế đối ngoại thuận lợi

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ láng giềng hữu nghị với Bắc kinh.
Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Venezuela: Tổng thống Maduro công bố tổ chức Giáng sinh sớm 'với bình yên, hạnh phúc và an toàn'

Tổng thống Venezuela quyết định tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1/10 bất chấp lo ngại về khủng hoảng nội bộ do kết quả bầu cử hồi tháng 7.
Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục đi giữa lằn ranh của cuộc xung đột Nga-Ukraine

Chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Modi là sự mở rộng chính sách đối ngoại đầy khéo léo của Ấn Độ trong khi Trung Quốc thận trọng điều chỉnh lập trường.
Phiên bản di động