TIN LIÊN QUAN | |
100 ngày khó đoán định của bầu cử Mỹ | |
Bầu cử Mỹ: Những ẩn số của chặng đua cuối cùng |
Có thể nói trong hai tuần cuối tháng 7 vừa qua, các chính đảng của Mỹ đã có những màn thể hiện vô cùng ngoạn mục, với tư cách là các nhóm người cùng chung chí hướng, chứ không phải các phong trào chính trị hay trí thức. Các quan điểm có thể thay đổi, còn các chính đảng thì vẫn là nó.
Đảng Cộng hòa đang dần bỏ lại những chỉ trích để dồn phiếu cho ứng cử viên đại diện đảng Donald Trump. (Nguồn: The Atlantic) |
Donald Trump không phải là một nhân vật bảo thủ hay một thành viên chân chính của đảng Cộng hòa, đúng như những gì Tổng thống Barack Obama phát biểu tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ hôm 27/7 vừa qua.
Việc đề cử ông Trump trở thành ứng cử viên chính thức tham gia cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, trên thực tế là hành động phủ nhận chủ nghĩa bảo thủ chính thống trên mọi phương diện của đảng Cộng hòa.
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa tại Cleveland đã vinh danh Donald Trump. Và đúng như Thượng nghị sỹ Ted Cruz nhận định, dường như đảng Cộng hòa đã từ bỏ tất cả sự truy xét hay phản đối, chỉ giữ lại duy nhất tinh thần đoàn kết trong tình huống cấp bách để đối mặt với đối thủ.
Những diễn biến trong đảng Dân chủ ít kịch tính hơn, song cũng có nét tương đồng. Thượng nghị sỹ Bernie Sanders là người ủng hộ phần nào chủ nghĩa tự do và cả các tư tưởng khác, bởi vậy, ông khó có thể được coi là đối thủ "phù hợp" với Donald Trump.
Ông Bernie Sanders sẽ hợp tác cùng bà Hillary Clinton để đánh bại Donald Trump. (Nguồn: Koco) |
Tuy ông Sanders không trở thành người đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới song, bản cương lĩnh hoạt động mà đảng này công bố cũng mang ít nhiều tư tưởng của ông, một cương lĩnh với chủ nghĩa dân túy kinh tế toàn diện - đối lập với tư tưởng của Donald Trump.
Về chính sách đối ngoại, chính đảng này đang có xu hướng thiên tả, và điều khiến dư luận ngạc nhiên là bao trùm cương lĩnh của đảng Dân chủ là các khái niệm về giá trị Mỹ, chủ nghĩa lạc quan Mỹ và đề cao giá trị nổi bật - những khái niệm mà giới học thức cao trong đảng Dân chủ thường đón nhận với một thái độ không mấy thiện cảm.
Trong bài phát biểu tối 28/7, bà Clinton đã nhắc đến những khu vực bị tàn phá bởi ma túy, những vùng đất bị hủy hoại bởi các doanh nghiệp chỉ biết đến lợi ích, “tình trạng phân biệt chủng tộc có hệ thống”, hay một nền kinh tế suy thoái do các giá trị dân chủ Mỹ bị xói mòn, các ngân hàng đang bóp nghẹt giấc mơ của nhiều công dân, và số người vô cùng giàu có chỉ chiếm 1% dân số.
Không hề dùng bất kỳ ngôn từ mỉa mai nào, cựu Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh: “Nước Mỹ vốn vĩ đại bởi nước Mỹ tốt đẹp”, một phát biểu được cho là nhằm vào chính tuyên ngôn của ông Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử là “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Bà Hillary cần phải dung hòa tư tưởng dân túy trong những chính sách của mình nếu muốn thu hút thêm cử tri Dân chủ. (Nguồn: Huffington Post) |
Xét cho cùng, tất cả những điều này cần tới sự đoàn kết trong nội bộ đảng, sự đoàn kết của những người cùng chung quan điểm, và chí hướng, chứ chưa nói đến cùng chung mục đích là đánh bại Donald Trump.
Với thử thách quan trọng này, bài phát biểu của bà Clinton đã thực sự hiệu quả, bởi những gì bà nói không chỉ giúp gắn kết một chính đảng vốn đang bị chia rẽ bởi vụ bê bối thư điện tử, mà củng cố được mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước với niềm tin của các thành viên đảng Dân chủ tới từ mọi tầng lớp, một sức mạnh đủ để làm rung chuyển những người ủng hộ Donald Trump.
Trong bài phát biểu của mình, bà nhấn mạnh, đảng Dân chủ là chính đảng “của người lao động”, song thừa nhận giới lãnh đạo đảng vẫn chưa đủ nỗ lực để thấu hiểu những khó khăn và thách thức mà tầng lớp này phải đối mặt, và cam kết sẽ tích cực hơn nữa để thay đổi điều này. Điều này đã đánh trúng tâm lý của các cử tri đảng Dân chủ và cho thấy rằng bà hoàn toàn nhận thức được vấn đề.
Có thể vẫn còn quá sớm để nói về các chương trình hay chính sách của bà Clinton nếu bà chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Trên thực tế, những người ủng hộ ông Sanders vẫn sẽ hoài nghi việc bà Clinton từ bỏ chủ nghĩa dân túy kinh tế mà bà từng hứa hẹn trong bài phát biểu của mình và chuyển hướng sang chủ nghĩa trung dung thân thiện với thị trường.
Bầu cử Mỹ 2016: Sáu điểm đặc biệt Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 có sáu điểm đặc biệt như sau: |
Bầu cử Mỹ 2016: Nhiều ứng viên cho vị trí "số hai" Trong khi cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ đang vào giai đoạn nước rút, cuộc đua giành vị trị thứ hai- Phó Tổng ... |
Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc chiến đã cân sức! Kết quả thăm dò ngày 11/5 cho thấy, có đến 40% cử tri Mỹ muốn ông Donald Trump làm Tổng thống - so với 41% ... |