Bầu cử ở Hà Lan và tín hiệu tốt lành với châu Âu

Kết quả bầu cử Hà Lan ngày 15/3 đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng người dân Hà Lan, người dân châu Âu vẫn muốn duy trì sự thống nhất trong Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng sẽ sớm hạ nhiệt
bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au Bầu cử Hà Lan: Đảng của Thủ tướng Rutte giành chiến thắng

Năm 2017 được coi là “năm siêu bầu cử” ở Đức và châu Âu. Ở Đức, các cuộc bầu cử cấp bang và Quốc hội Liên bang diễn ra vào tháng 9 tới sẽ quyết định tương lai chính trị của một trong những chính trị gia có uy tín và nhiều kinh nghiệm nhất ở châu Âu và trên thế giới – Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nhưng trước đó, các cuộc bầu cử ở Hà Lan và Pháp diễn ra với những tín hiệu không mấy tốt lành cho tương lai của nền dân chủ, sự ổn định và thịnh vượng của châu lục này.

Nỗi ám ảnh về làn sóng dân tộc cực đoan

Xu hướng dân tộc cực đoan không phải mới xuất hiện mấy năm gần đây ở châu Âu hay ở Đức. Nó âm ỉ trong lòng xã hội suốt nhiều thập kỷ qua, là hậu quả của quá trình phát triển cũng như những thay đổi căn bản trong lòng xã hội phương Tây. Quá trình toàn cầu hóa mang lại những bước tiến khổng lồ về khoa học, công nghệ và đặc biệt là kinh tế. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Kinh tế Đức liên tục nhiều năm duy trì tốc độ phát triển ổn định. Thất nghiệp thấp, lạm phát giảm và sức mua của người dân tăng tương ứng với mức tăng của thu nhập.

Lần bầu cử gần đây nhất ở Hà Lan cách đây 5 năm. Khi đó, chủ đề tranh cử còn là làm sao đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Những năm qua kinh tế Hà Lan phát triển tốt. Vậy điều gì khiến xu hướng ly tâm trong xã hội vẫn có đất sống và ngày càng nở rộ ở các nước châu Âu? Phải chăng đó là “mặt trái của tấm huân chương”?

Đời sống người dân nhìn chung được cải thiện và ngày càng tốt lên, nhưng xu hướng tập trung tư bản, tài sản của thế giới vào 1% dân số thế giới khiến khoảng cách giàu-nghèo ngày càng rộng. Gần 20% người dân Đức bị coi là sống ở mức “tối thiểu”, gần tới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn của EU. Họ là những người thua cuộc của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hàng ngày.

Thêm vào đó, làn sóng người tị nạn năm 2015 đẩy Đức và châu Âu lún sâu hơn vào cuộc khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng nội bộ cũng như khủng hoảng thế chế. Nhiều nước đặt câu hỏi về sự tồn tại của EU cũng như đồng tiền chung châu Âu. Xu hướng ly khai đe dọa sự tồn vong của “ngôi nhà chung châu Âu” mà nhiều thế hệ người châu Âu đã dày công xây dựng từ sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au
Brexit được ví như phát đạn bác đầu tiên nhắm vào EU. (Nguồn: Reuters)

“Phát đại bác” đầu tiên là kết quả bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở Anh về việc rời khỏi EU (Brexit). Đây thực sự là “trận động đất” ở châu Âu vì Anh, cùng với Đức và Pháp vốn là đầu tàu của EU. Sự ra đi của Anh khiến EU đứng trước những thách thức chưa có tiền lệ, có nguy cơ là sự mở đầu cho hàng loạt những “Exit” mới ở Hà Lan, Italy và ngay cả ở Pháp.

Ở Hà Lan, ứng cử viên nặng ký của đảng cực hữu Đảng vì tự do (PVV) Geert Wilders, ở Pháp là bà Marine Le Pen, thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận dân tộc (FN), công khai tư tưởng chống Hồi giáo, cổ vũ dân tộc cực đoan và việc làm đầu tiên họ sẽ làm nếu thắng cử là đưa đất nước mình ra khỏi EU và Khu vực đồng Euro (Eurozone). Điều đó cũng đồng nghĩa Đức, Pháp sẽ rút khỏi khu vực đi lại tự do Schengen. Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là dấu chấm hết cho tư tưởng liên minh chính trị và tự do thông thương (người và hàng hóa) trong một thị trường nội địa chung hơn 500 triệu dân ở châu Âu.

Ở Đức, đảng dân tộc cực đoan, thiên hữu Giải pháp cho nước Đức (AfD) cũng với chiêu bài bài ngoại, cực đoan đã liên tiếp thắng cử ở nhiều bang phía Đông. Cá biệt có nơi AfD trở thành lực lượng chính trị mạnh thứ hai, trên cả những đảng vốn có truyền thống lâu đời như SPD hay CDU. Cuối năm ngoái “làn sóng” AfD trở thành hiện tượng mới đáng lo ngại, có nguy cơ lấn lướt, đe dọa sự ổn định chính trị ở Đức.

Trận “động đất” thứ hai là sự thắng cử của ứng cử viên đảng Cộng hòa, tỷ phú Donald Trump ở Mỹ. Thế giới và cả châu Âu bàng hoàng. Giới tinh hoa chính trị của “cựu lục địa” bất ngờ với việc này vì nó nằm ngoài mọi dự đoán trước đó. Họ còn lo ngại hơn (nói đúng nhất là lo sợ hơn) nếu như xu thế bảo hộ mậu dịch, dân tộc cực đoan, bài ngoại, chống Hồi giáo của ông Trump "lây lan" sang châu Âu.

Điều này rất dễ hiểu và có nhiều khả năng thành hiện thực vì những người vui mừng nhất trước thắng lợi của ông Trump là AfD ở Đức, PVV ở Hà Lan và FN ở Pháp. Họ hy vọng là thắng lợi của ông Trump ở Mỹ và Brexit ở Anh sẽ truyền cảm hứng sang cho cử tri ở Đức, Pháp, Hà Lan và nhiều nước khác ở châu Âu.

Bóng mây u ám của xu hướng ly tâm này thực sự đã che phủ bầu trời châu Âu trong suốt những tháng qua và đè nặng lên các nhà chính trị châu Âu, vốn tự nhận là “những người châu Âu thực sự”.

Thắng lợi của nền dân chủ

Đến nay, kết quả bầu cử ở Hà Lan đã rõ. Mặc dù mất khá nhiều ghế trong Nghị viện, nhưng đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ (VVD) của đương kim Thủ tướng Mark Rutte đã duy trì được sự lãnh đạo Chính phủ. Đảng cực hữu PVV của ông Geert Wilders mất nhiều tín nhiệm hơn so với các dự đoán trước đó. Đảng Xanh (GrünLinks) vươn lên đáng kể. Việc lập Chính phủ mới ở Hà Lan chắc cũng còn nhiều khó khăn trước mắt vì khác so với Đức, Hà Lan không có quy định giới hạn 5% nên khá nhiều đảng có chân trong Nghị viện dẫn đến khó khăn trong việc tìm liên minh.

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ăn mừng chiến thắng. (Nguồn: AFP).

Việc 82% cử tri Hà Lan tham gia bỏ phiếu hôm qua khiến người ta nghĩ đến 63% người dân tham gia trưng cầu ý dân năm 2005 về việc có đồng ý với một Hiến pháp chung của châu Âu hay không. Với đa số phiếu không tán thành, người dân Hà Lan khi đó còn khá do dự và không mặn mà lắm với EU. Nhưng sau 12 năm, với kết quả hôm qua, người dân Hà Lan cho thấy họ mong muốn sự ổn định và phát triển của EU. Ngoài ra, tỷ lệ tham gia bỏ phiếu trên 80% là chưa có tiền lệ ở một nước châu Âu, nó chứng tỏ cử tri lại tin tưởng trở lại vào sự vận hành của cơ chế dân chủ.

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel coi kết quả bầu cử ở Hà Lan là “thắng lợi đối với châu Âu”, là tín hiệu tốt lành cho thấy lực lượng cực hữu không có cơ hội thắng cử, kể cả sắp tới ở Pháp. Ứng cử viên Thủ tướng của đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) Martin Schulz cho đó là “tin tốt lành đối với Hà Lan và đối với cả châu Âu”. Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Peter Altmaier còn viết bằng tiếng Hà Lan trên Twitter: “Ôi Hà Lan, ôi Hà Lan! Bạn là nhà vô địch!”. Thủ tướng Merkel đã gọi điện ngay chúc mừng thắng lợi của Thủ tướng Rutte.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker coi đó “sự tín nhiệm đối với châu Âu và bất tín nhiệm đối với các thế lực cực hữu”.

Cũng dễ hiểu vì sao các nhà lãnh đạo châu Âu và Đức lại có phần hơi “phấn khích” trước kết quả bầu cử ở Hà Lan. Trước hết, nó phát đi tín hiệu mạnh mẽ là người dân Hà Lan, người dân châu Âu vẫn muốn duy trì sự thống nhất trong EU. Thứ hai, bằng kết quả này, “hiệu ứng Domino” từ Brexit dẫn đến nguy cơ “Niexit” hay các “Exit” khác trước mắt đã được chặn lại. Bóng mây đen của làn sóng dân tộc cực đoan từ bên kia Đại Tây Dương che phủ bầu trời châu Âu suốt mấy tháng qua đang có dấu hiệu tan dần nhanh chóng.

Bà Marine Le Pen đã từng mơ đến ngày “người châu Âu thức tỉnh” và quay trở lại với “nhà nước dân tộc” như trước kia. Còn ông Wilders đã mơ đến một “mùa xuân ái quốc” như dạng “đặt nước Mỹ lên trên hết”. Chủ tịch AfD Frauke Petry ở Đức luôn sát cánh cùng Le Pen hay Wilders với ước muốn mang đến cho dân Đức một “giải pháp khác” như cái tên của đảng này. Nhưng giấc mơ của họ ngày hôm qua đã phải nhường bước cho một giấc mơ chung của đa số người dân Hà Lan cũng như người dân châu Âu mong muốn có một liên minh lớn mạnh, là cơ sở cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng của châu lục.

Sự kiện không được trông đợi

Câu hỏi cuối cùng đặt ra là vì sao đương kim Thủ tướng Hà Lan Rutte thắng cử dù trước đó, qua các cuộc thăm dò dư luận, cơ hội thắng cử của ông Wilders cũng khá lớn? Có người nói sự hỗ trợ không hề được trông đợi đến từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan.

Xu hướng vì châu Âu, chống ly tâm, chống mọi hình thức của dân tộc cực đoan đương nhiên vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả như ở Hà Lan hôm qua. Có thể coi nó là hình thức “phản vệ” của họ trước xu hướng cực đoan dân tộc đang có xu hướng lấn lướt.

Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng vô tình tạo cho Thủ tướng Rutte một tình huống mà dư luận cho rằng ông đã xử lý khá tốt. Bằng quyết định cấm các hoạt động vận động tranh cử của thành viên nội các Thổ, cấm nhập cảnh với Bộ trưởng Ngoại giao Thổ hay áp tải đoàn xe của Bộ trưởng Gia đình Thổ ra khỏi biên giới, ông đã gây ra “sự cố ngoại giao”, khiến các cơ quan đại diện của hai bên bị bao vây, phong tỏa và Đại sứ Hà Lan bị coi là “không được hoan nghênh” tại Thổ Nhĩ Kỳ.

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au
Đám đông người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình ở Rotterdam, Hà Lan ngày 12/3. (Nguồn: eNCA)

Tuy vậy, qua việc này, người dân Hà Lan lại đoàn kết hơn và ủng hộ thái độ cương quyết của Thủ tướng Rutte đối với những đòi hỏi quá quắt và thái độ trịnh thượng của Tổng thống Erdogan. Họ đứng sau ông có lẽ cũng vì tinh thần ái quốc đó. Nhưng ngay sau khi có kết quả bầu cử, ông đã có một việc làm thú vị là gửi lời mời Tổng thống Thổ sang dùng cơm thân và nghe nói ông Erdogan đã vui vẻ nhận lời!

Chỉ có đàn bò sữa Hà Lan là buồn. Vì bất mãn với việc Hà Lan vừa rồi trục xuất và cấm nhập cảnh đối với bộ trưởng nước mình nên Hiệp hội những người chăn nuôi bò sữa Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định “trục xuất” số bò sữa nhập khẩu từ Hà Lan, đồng thời tuyên bố từ nay cũng sẽ không nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ Hà Lan nữa.

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au Bầu cử Quốc hội Hà Lan: Những vấn đề quyết định lá phiếu cử tri

Hôm nay, khoảng 12,9 triệu cử tri Hà Lan đi bỏ phiếu để bầu ra 150 nghị sĩ hạ viện từ các ứng cử viên ...

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au Căng thẳng ngoại giao Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục leo thang

Ngày 14/3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã lên án Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sau khi ông Erdogan tuyên bố rằng ...

bau cu o ha lan va tin hieu tot lanh voi chau au Bầu cử Hà Lan: Nexit khó xảy ra

Cuộc bầu cử tại Hà Lan lần này được coi là phép thử về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, khả ...

Nguyễn Hữu Tráng (từ Berlin, CHLB Đức)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Quốc hội Hà Lan

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest, 22h00 ngày 23/11

Nhận định, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest, 22h00 ngày 23/11

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Arsenal vs Nottingham Forest tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động nhiều tại thị trường phía Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước hiện dao động 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/11/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/11/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 24/11. Lịch âm 24/11/2024? Âm lịch hôm nay 24/11. Lịch vạn niên 24/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/11/2024: Tuổi Dần tài lộc vững mạnh

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/11/2024: Tuổi Dần tài lộc vững mạnh

Xem tử vi 24/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho mời gọi Cristiano Ronaldo gia nhập Fenerbahce

HLV Jose Mourinho gọi điện cho Cristiano Ronaldo để thuyết phục người học trò cũ gia nhập Fenerbahce.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động