Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng sẽ sớm hạ nhiệt

Có lý do để tin rằng những động thái bất ổn về ngoại giao giữa hai nước đã được tính toán kỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ha lan tho nhi ky cang thang se som ha nhiet Căng thẳng ngoại giao Hà Lan - Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục leo thang
ha lan tho nhi ky cang thang se som ha nhiet Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đóng băng quan hệ ngoại giao cấp cao với Hà Lan

Quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đã có lịch sử hơn 400 năm và là một trong những mối quan hệ lâu đời nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu. Nhưng những ngày qua, căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước không ngừng gia tăng, có nguy cơ đẩy mối quan hệ này rơi vào vòng xoáy căng thẳng mới. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa Đại sứ quán Hà Lan tại Ankara, thậm chí đe dọa cấm vận kinh tế... Bản thân Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng có những lời lẽ chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào Chính phủ Hà Lan.

ha lan tho nhi ky cang thang se som ha nhiet
Người biểu tình vẫy quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ trước Lãnh sự quán của Hà Lan tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: AFP)

Nguyên nhân sâu xa

Những căng thẳng hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan xuất phát từ việc vào tháng 4/2017 tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lớn nhằm sửa đổi Hiến pháp, trao thêm quyền lực cho Tổng thống Erdogan. Theo thể lệ trưng cầu dân ý, khoảng 3 triệu người gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, trong đó chủ yếu là ở Đức, Hà Lan… sẽ có quyền tham gia cuộc trưng cầu dân ý này. Do vậy, nhiều Bộ trưởng trong nội các của ông Erdogan đã có kế hoạch sang châu Âu để vận động bỏ phiếu.

Trong khi đó, chính phủ nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Đức và Hà Lan, đã tỏ ý lo ngại về tác động của các sự kiện này. Cuối tuần trước, rất nhiều cuộc tuần hành, biểu dương lực lượng của người Thổ đã được tổ chức tại Hà Lan, ngay sát ngày Hà Lan chuẩn bị tổ chức bầu cử Quốc hội. Đáng nói là, hiện nay ở Hà Lan cũng như ở nhiều nước châu Âu, các lực lượng cực hữu và dân túy, có xu hướng bài Hồi giáo, đang gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ.

Tại Hà Lan, chính trị gia cực hữu Geert Wilders và lực lượng cánh hữu, vốn đang chiếm ưu thế trong các chiến dịch vận động tranh cử, đều không muốn Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị rầm rộ và công khai ở Hà Lan khi nguy cơ đụng độ và xung đột hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, chính phủ Hà Lan đã từ chối cho các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Gia đình và Chính sách xã hội của Thổ Nhĩ Kỳ vào Hà Lan vận động. Thậm chí, bà Bộ trưởng Gia đình Fatma Betul Sayan Kaya vào lãnh thổ Hà Lan bằng đường bộ đã bị cảnh sát chặn lại và hộ tống ra khỏi biên giới. Điều này đã dẫn tới phản ứng gay gắt từ cá nhân ông Erdogan và phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Lợi ích trước mắt

Căng thẳng leo thang trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Lan  mang lại một số lợi ích trước mắt cho Ankara và cá nhân ông Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ từng là một mô hình nhà nước Hồi giáo dân chủ phương Tây ở khu vực Trung Đông cũng như trong thế giới Arab. Người sáng lập ra nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mustafa Kemal Ataturk, từng mong muốn xây dựng một nhà nước thế tục, thân phương Tây. Châu Âu trong nhiều thập kỷ qua luôn khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ đi theo con đường này và đã từng chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO. Tuy nhiên, chính quyền Thổ hiện đang đi ngược lại mong muốn của ông Ataturk. Nếu kế hoạch sửa đổi Hiến pháp lần này thành công, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngày càng rời xa con đường mà Ataturk đã chọn trong gần 100 năm qua.

Ông Erdogan và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang có nhiều lợi thế để gây sức ép với châu Âu. Thứ nhất, họ có trong tay con bài nhập cư, vốn được sử dụng rất thành công để mặc cả với châu Âu và nhiều nước châu Âu đã phải im lặng dù Thổ Nhĩ Kỳ đang đi ngược lại nhiều lợi ích mà châu Âu theo đuổi. Thứ hai, sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ là cực kỳ cần thiết trong cuộc chiến chống khủng bố ở châu Âu. Thứ ba, Mỹ và phương Tây không thể không tính tới vai trò của Thổ trong cuộc chiến ở Syria và tình hình Trung Đông hiện nay. Đẩy căng thẳng ngoại giao với châu Âu gia tăng ở một mức độ nhất định, trong một thời gian nhất định và không phá vỡ khuôn khổ quan hệ, ông Erdogan sẽ xây dựng được hình ảnh một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, sẵn sàng cứng rắn với châu Âu. Đây là nước cờ quan trọng để thu hút sự ủng hộ của những người Hồi giáo có tư tưởng bảo thủ - một xu hướng đang nổi lên mạnh mẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Với Hà Lan, vốn không mong muốn căng thẳng, bất ổn leo thang trong bối cảnh đang phải chuẩn bị cho cuộc bầu cử quan trọng, nước này cũng lo ngại về an ninh nội địa và sự an toàn của người dân khi mà xu hướng bạo lực cực đoan đang gia tăng. Do vậy, họ sẵn sàng trục xuất các Bộ trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp các lực lượng chính trị dân chủ, đối lập và báo chí. Rõ ràng, tuy áp dụng các biện pháp tương đối mạnh, nhưng Hà Lan đã cân nhắc kỹ mức độ phản ứng và giới hạn vấn đề.

Căng thẳng “có mức độ”

Trong lúc cả châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang phải đối phó với rất nhiều thách thức và đều có tính toán riêng, căng thẳng ngoại giao giữa hai bên lần này chắc chắn sẽ không bị đẩy đi quá xa. Nhưng sự việc sẽ càng làm xói mòn lòng tin của châu Âu vào cá nhân ông Erdogan và thể chế Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Quan hệ châu Âu – Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại sự nghi kỵ dai dẳng trong lịch sử và điều này sẽ có tác động tiêu cực về lâu dài tới việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập EU. Trong khi đó, lợi ích của Hà Lan và châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Dầu vậy, mức độ căng thẳng đã được cả hai bên tính toán kỹ là lý do để tin rằng sau bầu cử ở Hà Lan và sau trưng cầu dân ý ở Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ Hà Lan – Thổ sẽ hạ nhiệt.

ha lan tho nhi ky cang thang se som ha nhiet Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đóng băng quan hệ ngoại giao cấp cao với Hà Lan

Ngày 13/3, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ đóng băng quan hệ ngoại giao cấp cao với Hà Lan sao khi nhà chức trách nước ...

ha lan tho nhi ky cang thang se som ha nhiet Mâu thuẫn ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - châu Âu lan rộng

Đến nay, 4 quốc gia châu Âu là Đức, Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan cấm các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các ...

Trần Việt Thái

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Quốc hội Hà Lan

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Bài tarot hôm nay 26/4/2024: Đối với bạn, điều gì đang là thứ quan trọng nhất?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá điều gì đang là thứ quan trọng nhất với bạn nhé!
Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động