Bí ẩn về Khu vực 51 và những chiếc máy bay 'kỳ quặc' (Kỳ 1)

Quang Đào
TGVN. Thiết kế của những chiếc máy bay này kỳ quặc đến mức, chúng hay bị nhầm tưởng là đĩa bay của người ngoài hành tinh, tạo nên cơn sốt “UFO” quanh khu vực sa mạc tại bang Nevada, Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1 Ấn Độ chính thức chấm dứt sử dụng máy bay chiến đấu MiG-27 của Nga
bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1 Lockheed Martin nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 cho không quân Hy Lạp
bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1
Khu vực 51 (Area 51) nhìn từ vệ tinh. (Nguồn: Google Maps)

Năm 1955, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Không quân Mỹ và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã lựa chọn một khu vực hẻo lánh thuộc sa mạc Mojave, phía Nam bang Nevada, cách thành phố sòng bạc nổi tiếng Las Vegas khoảng 130km về phía Tây Bắc. Tại đây, Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm và phát triển những mẫu máy bay quân sự được cho là có công nghệ tiên tiến nhất thế giới lúc đó.

Trong nhiều thập kỷ, Chính phủ Mỹ luôn phủ nhận sự tồn tại của khu vực quân sự cao cấp này. An ninh nghiêm ngặt, các hàng rào sắt bao xung quanh, người dân xung quanh thi thoảng bắt gặp những chiếc máy bay màu đen có hình thù lạ kỳ…

Tất cả đã tạo thành tin đồn về một khu quân sự bí ẩn của quân đội Mỹ, bên trong chứa những vật thể bay không xác định (UFO), giam cầm và thực hiện các thí nghiệm trên người ngoài hành tinh kể từ những năm 1950 cho đến tận bây giờ. Khu quân sự đó chính là Sân bay Homey hay còn được biết đến với cái tên Khu vực 51 (Area 51).

Những bí ẩn này dần dần đã được giải đáp, phần lớn là nhờ vào các tài liệu được giải mật của CIA. Tuy vậy, ngay cả khi không hề có người ngoài hành tinh nào điều khiển đĩa bay xung quanh bầu trời của Hồ Groom – hồ muối lớn nằm cạnh Khu vực 51, đây vẫn là nơi sản sinh ra những chiếc máy bay tuy tinh tế, hiện đại nhưng vẫn không kém phần kỳ quặc.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1
Máy bay U-2 Dragon Lady của Lockheed Martin. (Nguồn: Getty)

U-2 Dragon Lady

Đầu những năm 1950, khi Chiến tranh Lạnh đang đạt tới đỉnh điểm, CIA muốn phát triển một chiếc máy bay gián điệp có thể hoạt động ở tầm cao 22km và tránh được radar của Liên Xô. Kết quả là, một dự án bí mật mang tên Project Aquatone đã đem lại cho Mỹ chiếc máy bay U-2 với những đường nét sắc sảo và gọn ghẽ.

U-2 được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, người sáng lập bộ phận Dự án Phát triển Cấp cao của Lockheed Martin. Điều đặc biệt, nhà thầu quân sự Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công chiếc máy bay này tại trụ sở ở thành phố Burbank, bang California chỉ vỏn vẹn 8 tháng. Sau đó, chiếc U-2 được đem đi thử nghiệm tại Khu vực 51.

Không những vậy, chiếc U-2 đã tiêu tốn khá nhiều công sức của Mỹ. Các kỹ sư của Lockheed phải tìm một loại nhiên liệu không thể bốc hơi trên độ cao 22km và phát triển bộ đồ điều áp giúp cho các phi công sống sót ở độ cao như vậy. Tuy nhiên, công nghệ đằng sau bộ đồ này được áp dụng cho công cuộc chinh phục vũ trụ của Mỹ sau này.

Thực tế, ngay từ tháng 7/1956, khi lần đầu tiên Mỹ cho U-2 bay vào lãnh thổ Liên Xô trinh sát, quân đội Liên Xô đã phát hiện ra vị khách không mời mà đến này. Nhưng do không có hoả lực đạt tới tầng cao như vậy, họ đành chỉ "nhìn trời than thở" trong suốt 4 năm liền và Mỹ thu thập được vô cùng nhiều tin tức tình báo quý giá.

Tuy nhiên, vào tháng 5/1960, khi phi công gián điệp Mỹ Francis Gary Powers bay chiếc U-2 tới thành phố Sverdlovsk, quân đội Liên Xô đã chờ sẵn và bắn hạ chiếc máy bay, bắt sống phi công và buộc Mỹ phải thừa nhận đã có những hành vi gián điệp. Sau đó, Tổng thống Mỹ Eisenhower đành phải dừng hoạt động của U-2 trên bầu trời Liên Xô, nhưng Không quân Mỹ đã có kế hoạch phát triển những chiếc máy bay nhỏ hơn, nhanh hơn và có khả năng tàng hình tốt hơn.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1
Những chiếc A-12 Oxcart tại Khu vực 51, ảnh chụp khoảng năm 1963. (Nguồn: CIA)

A-12 Oxcart & SR-71 Blackbird

Bắt đầu đi vào phát triển năm 1957, Project Oxcart đã đem lại cho Không quân Mỹ hai chiếc máy bay có thể bay cao nhất và nhanh nhất lịch sử: chiếc A-12 một chỗ ngồi và SR-71 Blackbird hai chỗ ngồi.

A-12 có hai động cơ phản lực, với chiếc thân dài và ngoại hình giống rắn hổ mang. Chiếc máy bay siêu âm A-12 do Lockheed Martin chế tạo nhưng để ngụy trang, các phi công phải gọi là "Oxcart" (Xe bò). Clarence “Kelly” Johnson chế tạo chiếc A-12 theo yêu cầu của CIA để thay thế cho chiếc U-2 đầy điểm yếu kia. Được giữ bí mật trong khoảng 40 năm, chương trình A-12 mới chính thức được giải mã vào năm 2007.

Chiếc A-12 hoàn tất đầu tiên được đưa tới Khu vực 51 vào tháng 2/1962, sau khi được phát triển thành công ở Burbank, rồi lại phải tháo rời ra, chuyển tới Khu vực 51 và được lắp ráp lại, tiêu tốn của Mỹ khoảng 100.000 USD tiền vận chuyển (khoảng 830.000 USD vào thời điểm này).

Được đưa vào sử dụng năm 1965, sau khi đạt được tốc độ ổn định Mach 3,2 (khoảng 3540 km/h) ở độ cao 27,432 km, A-12 bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ do thám tại Việt Nam và Triều Tiên trong năm 1967. Tuy nhiên, một năm sau, A-12 đã bị thay thế bởi SR-71 Blackbird.

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1
SR-71 Blackbird: Chiếc phi cơ do thám nhanh nhất mọi thời đại. (Nguồn: Getty)

Dài hơn và nặng hơn so với A-12, SR-71 Blackbird có thể đạt tốc độ siêu âm và tàng hình tốt hơn do thiết kế thon gọn và sơn hấp thụ radar màu đen. Ngày 28/7/1967, các phi công đã lái một chiếc SR-71 đạt tốc độ kỷ lục Mach 3,3 (khoảng 3529km/h), tức là có thể di chuyển hơn 1000m/s, nhanh hơn cả một viên đạn được bắn từ một khẩu súng trường.

SR-71 bị chỉ trích vì sự không an toàn và độ tin cậy thấp, khi mà 12 trong tổng số 32 máy bay được chế tạo gặp tai nạn khi hoạt động (trong đó 11 chiếc bị rơi chỉ trong 6 năm từ 1966-1972), cho dù không có chiếc nào bị mất do bị đối phương bắn hạ.

Đến giữa thập niên 1970, khi Liên Xô cho ra đời tiêm kích đánh chặn Mig-31 có vận tốc Mach 3, SR-71 không còn được sử dụng để do thám không phận Liên Xô nữa và giảm hẳn hoạt động, dù vậy vẫn có thêm 1 chiêc bị rơi năm 1989 ở Biển Đông. Đến năm 1998, những chiếc SR-71 còn lại chính thức ngừng hoạt động.

Tuy ngừng hoạt động vào năm 1990 sau hơn ba thập kỷ phục vụ các chiến dịch do thám cho Mỹ, SR-71 đến nay vẫn được coi là máy bay nhanh nhất thế giới.

Khu vực 51 là một trong những căn cứ quân sự bí ẩn nhất trên thế giới. Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) không cho công chúng biết về sự tồn tại của Khu vực 51, cho đến năm 2013.

Nhiều người Mỹ tin khu vực 51 là nơi cất giữ xác người ngoài hành tinh trong sự kiện Roswell ở bang New Mexico năm 1947. Nhiều vật thể bay không xác định (UFO) đã được phát hiện xung quanh khu vực từ hơn nửa thế kỷ qua. Quân đội Mỹ vẫn luôn kín tiếng về căn cứ quân sự này và lý do vì sao UFO lại xuất hiện dày đặc ở đây.

(còn nữa)

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1 Mặc nhà lãnh đạo Triều Tiên cảnh báo về 'hành động thực sự gây sốc', Mỹ vẫn cử máy bay do thám

TGVN. Trong bối cảnh tuyên bố mới của Triều Tiên, cùng ngày, trang theo dõi hoạt động hàng không Aircraft Spots cho biết, Mỹ đã ...

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1 Venezuela tố cáo máy bay do thám tối tân của Mỹ xâm phạm không phận

Ngày 20/7, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino đã tố cáo một máy do thám của Mỹ xâm phạm không phận của nước này, ...

bi an ve khu vuc 51 va nhung chiec may bay ky quac ky 1 Vùng 51 & thử nghiệm tuyệt mật

Từ lâu đã có vô số những đồn đại ly kỳ xung quanh Area 51 (Vùng 51) ở bang Nevada, nước Mỹ. Mặc dù cái ...

Quang Đào

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động