Biển Đông: Để có được COC hiệu quả cần xem xét các vấn đề pháp lý

Phương Hà
Trong một bài viết gần đây trên East Asia Forum, Aristyo Rizka Darmawan, Giảng viên Luật Quốc tế tại Trung tâm Chính sách Đại dương Bền vững, Đại học Indonesia cho rằng, khi các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) đang tiến triển, điều quan trọng là các vấn đề pháp lý cơ bản phải được xem xét.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Biển Đông: Bốn điều quan trọng để hướng tới COC
Ảnh minh họa: Việc hoàn tất COC còn cần thêm thời gian đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc. (Nguồn: East Asia Forum)

Biển Đông đã trở thành điểm nhấn quan trọng của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 8 (ADMM+ lần thứ 8) được tổ chức vào tháng 6 vừa qua. Tất cả các phái đoàn tham dự hội nghị đều nhất trí rằng, việc duy trì hòa bình cũng như an ninh tại Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong khu vực.

Các đoàn tham dự hội nghị đều cho rằng, để duy trì được hòa bình ở Biển Đông, cần phải giữ vững động lực trong các cuộc đàm phán về COC.

Các cuộc đàm phán COC đã bị trì hoãn 1 năm qua do đại dịch Covid-19. Indonesia đã đề xuất đăng cai tổ chức các cuộc đàm phán về COC trong tháng 7 năm nay, nhưng do làn sóng Covid-19 thứ hai ở Jakarta đang trở nên tồi tệ hơn, cuộc đàm phán COC đã bị hoãn lại.

Phạm vi địa lý, tính ràng buộc

Việc hoàn tất COC còn cần thêm thời gian đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc. Theo chuyên gia Luật Quốc tế Aristyo Rizka Darmawan, có 4 vấn đề pháp lý quan trọng liên quan tới COC cần phải được xem xét.

Thứ nhất, cần thiết lập một thỏa thuận vững chắc về phạm vi địa lý của COC. Tất cả các bên tham gia đàm phán nên đề xuất khu vực tuyên bố chủ quyền của họ dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS năm 1982).

Để duy trì được hòa bình ở Biển Đông, cần phải giữ vững động lực trong các cuộc đàm phán về COC.

Bất kỳ tuyên bố nào dựa trên cơ sở lịch sử không được công nhận theo UNCLOS 1982 đều không được chấp nhận, bao gồm cả cái gọi là "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vạch ra và đã bị Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye ra phán quyết là bất hợp pháp hồi năm 2016.

Thứ hai, việc COC có ràng buộc pháp lý đối với các bên hay không cũng là vấn đề quan trọng. COC sẽ hiệu quả hơn nếu tất cả các bên coi đây là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý. Điều này sẽ tạo ra sự chắc chắn và cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng cho các trường hợp vi phạm.

Tin liên quan
5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 5 năm phán quyết PCA về Biển Đông, lập trường của các nước đã 'xoay trục'

Cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp

Thứ ba, bất kể COC có ràng buộc về mặt pháp lý hay không, điều cốt yếu là phải xây dựng các cơ chế giám sát và tuân thủ để đảm bảo tính hiệu quả của nó. Sự thành công của COC phải được đo lường bằng mức độ mà các bên tuân thủ. COC có thể thành lập một cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ thu thập các thông tin liên quan.

Cơ quan độc lập này sẽ cần bao gồm đại diện của tất cả các bên để nâng cao độ tin cậy và báo cáo thường xuyên về việc tuân thủ COC.

Thứ tư, COC cũng nên đề ra một cơ chế giải quyết tranh chấp. Cần lường trước các tranh chấp và giải quyết chúng dựa trên việc diễn giải COC, hoặc việc thực hiện và áp dụng các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Hầu hết các điều ước quan trọng đều có quy trình giải quyết tranh chấp. COC có thể lựa chọn từ nhiều diễn đàn quốc tế hiện có để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, chẳng hạn như Tòa án Công lý Quốc tế và Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye (Hà Lan), hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển ở Hamburg (Đức).

Một vấn đề khác là liệu cơ chế giải quyết tranh chấp trong COC có nên được coi là bắt buộc hay không. Một số điều ước quốc tế như UNCLOS có cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc đối với tất cả các bên.

Rõ ràng, khi các cuộc đàm phán COC về Biển Đông tiến triển, điều quan trọng là các vấn đề pháp lý cơ bản phải được xem xét.

Nhóm tàu chiến Anh tiến vào Biển Đông, hàm ý đến nước nào?

Nhóm tàu chiến Anh tiến vào Biển Đông, hàm ý đến nước nào?

Tối ngày 27/7, tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh - tàu sân bay Queen Elizabeth cùng với nhóm tàu tác chiến ...

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Trung Quốc: Đề cập Biển Đông, nguồn gốc Covid-19, Bắc Kinh ra 3 yêu cầu

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Trung Quốc: Đề cập Biển Đông, nguồn gốc Covid-19, Bắc Kinh ra 3 yêu cầu

Ngày 26/7, tại thành phố Thiên Tân, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đang có chuyến ...

(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 34 mùa giải 2023/24: Wolves vs Arsenal, Aston Villa vs Bournemouth, Fulham vs Liverpool

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024: Lịch thi đấu vòng 34 Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

Hyundai Stargazer X chính thức ra mắt tại Việt Nam, giá từ 599 triệu đồng

TC Motor vừa ra mắt mẫu MPV Hyundai Stargazer X tại thị trường Việt Nam với hai phiên bản X và X cao cấp, đi kèm mức giá từ 599 ...
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm ...
Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

Chỉ số Cải cách hành chính của Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước

6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số Cải cách hành chính đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với ...
Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam và Anh ký thỏa thuận hợp tác chống di cư bất hợp pháp

Việt Nam-Anh nhất trí về một loạt biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thị thực, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động