Biểu tình chống chính phủ nhìn từ Ukraine, Thái Lan và Venezuela

"Cho dù các cuộc khởi nghĩa của tầng lớp trung lưu có nhiều điểm chung thì một số trong những cuộc khủng hoảng này sẽ được giải quyết dễ dàng hơn những cuộc khủng hoảng khác" - nhận định của Joshua Kurlantzick, Nghiên cứu viên Cao cấp tại Hội đồng Đối ngoại (Mỹ) về các cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra gần đây trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Người biểu tình ở Ukraine chủ yếu là những người "bài Nga" và "thân châu Âu".

Biểu tình chống chính phủ đã diễn ra âm ỉ ở Thái Lan, Venezuela hay Thổ Nhĩ Kỳ từ cuối năm 2013 nhưng cho đến khi căng thẳng tại Ukraine bùng phát trở nên khó kiểm soát thì các nhà quan sát và phân tích quốc tế mới tập trung nghiên cứu, xâu chuỗi các hiện tượng nêu trên. Mặc dù có những khác biệt do nhiều yếu tố khác nhau chi phối nhưng nhìn chung các cuộc biểu tình chống chính phủ đều có một số điểm chung đáng lưu ý.

Nguyên nhân từ bên trong

Đầu tiên phải kể đến vai trò ngày càng trở nên lung lay và mất dần chỗ đứng trong người dân của lãnh đạo các quốc gia này. Tại Thái Lan, Thủ tướng Yingluck vẫn luôn bị coi là người thực hiện những chính sách mà anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin, "giật dây". Tại Ukraine, Tổng thống Yanukovych bị cáo buộc làm Ukraine ngày càng phụ thuộc vào Nga. Còn ở Venezuela, Tổng thống Maduro vẫn chưa thể vượt qua cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm Hugo Chavez và bị phe đối lập cáo buộc làm nền kinh tế Venezuela suy thoái trầm trọng từ khi nắm quyền.

Thứ hai, tuy đều gặp khó khăn về kinh tế trong bối cảnh suy thoái chung của kinh tế toàn cầu nhưng mức sống người dân suy giảm trong khi nền kinh tế phục hồi chậm cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ. Việc ông Yanukovych phá bỏ một thoả thuận kinh tế với Liên minh châu Âu để ký với Nga một thỏa thuận về năng lượng trị giá 15 tỷ USD thực sự làm người dân Ukraine nổi giận.

Tại Venezuela, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cho đời sống người dân thiếu hụt, giá dầu tăng, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát tăng cao đến gần 60% cũng khiến người dân phải xuống đường.

Thứ ba, trong bối cảnh các phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên khắp thế giới thì những quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập từ thấp đến trung bình như Ukraine, Thái Lan hay Venezuela là những nước dễ bị tác động nhất, đặc biệt từ bên trong khi đời sống người dân không được bảo đảm.

Điểm đáng chú ý là đa số người biểu tình chống chính phủ có nguồn gốc thành thị và thuộc tầng lớp trung lưu. Trong khi đó, các cuộc biểu tình ở Thái Lan được nhiều nhà quan sát cho rằng còn có sự hậu thuẫn từ giới tinh hoa và giàu có.

Các tác nhân bên ngoài

Hậu quả và tác động của các cuộc biểu tình chống chính phủ tại các quốc gia nói trên có thể đã không nghiêm trọng như hiện nay nếu như không có tác động từ các nhân tố bên ngoài.

Thứ nhất, có thể thấy khá rõ ảnh hưởng của phương Tây đến các quốc gia có biểu tình chống chính phủ gần đây. Trong khi người biểu tình ở Ukraine chủ yếu là những người "bài Nga" và "thân châu Âu" thì tại Venezuela người biểu tình có xu hướng gắn các khó khăn nội tại hiện nay với xu hướng bài Mỹ và phương Tây của chính quyền từ thời Hugo Chavez.

Thứ hai, có thể thấy, sự cạnh tranh lợi ích, ảnh hưởng và đấu tranh trong tập hợp lực lượng giữa các nước lớn là một nguyên nhân quan trọng đưa đến các diễn biến hiện nay. Các cuộc biểu tình chống chính phủ gần đây đều diễn ra tại các quốc gia láng giềng của các nước lớn như Ukraine là láng giềng của Nga trong khi Venezuela gần Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ John Jerry thậm chí đã không ngần ngại khi cho rằng Nga sẽ mắc phải "sai lầm chết người" nếu can thiệp vào tình hình Ukraine.

Thứ ba, cách thức can thiệp từ bên ngoài của phương Tây cũng đã có những thay đổi đáng kể, thay vì chủ yếu sử dụng các công cụ "cứng" như can thiệp quân sự, các công cụ "mềm" như việc đề cao giá trị dân chủ, nhân quyền, tự do cá nhân, bầu cử tự do… kết hợp với việc sử dụng các lệnh cấm vận, trừng phạt để buộc nhiều chính quyền tự tiến hành thay đổi và tạo diễn biến từ bên trong ngày càng được coi trọng.

Nhìn chung, cho dù có thể không hình thành trào lưu mới khi các cuộc biểu tình sẽ có kết cục khác nhau nhưng việc quản lý tốt nền kinh tế, mạnh tay với tham nhũng, duy trì đời sống và phúc lợi của người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đấu tranh chống lại các bất công xã hội luôn là các biện pháp hàng đầu để ổn định đất nước.

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần xây dựng chính sách phát triển đất nước phù hợp, vừa tránh gây mất ổn định từ bên trong cũng như tránh tạo cớ can thiệp từ bên ngoài và bài học từ Mùa xuân Ảrập vẫn còn nguyên giá trị đến nay.

Lại Anh Tú
(Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao)



 

Đọc thêm

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

UEFA Champions League: Đầy sắc sảo trong các pha phản công, Real Madrid hòa Bayern Munich trên sân khách

Real Madrid hành quân đến sân Allianz Arena (Đức) với sự tự tin cao độ khi họ thắng 6/7 lần đối đầu gần nhất trước Bayern Munich.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Cuba, Mexico đưa tin đậm nét về Chiến thắng 30/4, đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam

Chiến thắng 30/4/1975 là minh chứng rõ nét cho tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Dữ liệu về lạm phát của Pháp và Eurozone củng cố niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu ...
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

Xung đột ở Dải Gaza: LHQ can ngăn Israel không tấn công Rafah, cảnh báo 'thảm kịch', Ngoại trưởng Mỹ lại đi Trung Đông

LHQ cảnh báo, chiến dịch của Israel tấn công quân sự vào Rafah ở Dải Gaza sẽ là bước leo thang không thể chấp nhận được.
Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng chuyển tiếp Haiti chọn ra người đứng đầu và Thủ tướng mới

Hội đồng Tổng thống chuyển tiếp (CPT) tổ chức cuộc họp bầu chọn lãnh đạo tại Văn phòng Thủ tướng Haiti ở thủ đô Port-au-Prince ngày 30/4.
EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU điều tra Facebook và Instagram trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu

EU mở cuộc điều tra đối với Facebook và Instagram do nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các biện pháp chống tin giả.
Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Nga bắn bắn hạ 6 tên lửa ATACMS của Ukraine trong một ngày

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này trong 24 giờ qua đã bắn hạ 6 tên lửa chiến thuật ATACMS của Ukraine do Mỹ sản xuất.
Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia tố Nga vi phạm quy định về không phận quốc tế

Estonia cáo buộc Nga vi phạm các quy định về không phận quốc tế khi can thiệp vào tín hiệu GPS ngày 29/4.
Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản, Hàn Quốc lại xích mích về quần đảo tranh chấp

Nhật Bản phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ Hàn Quốc tới quần đảo tranh chấp Takeshima, nơi mà Seoul cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Dokdo.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động