Bộ trưởng Xuân Thủy - Trưởng đoàn xuất sắc tại Hội nghị Paris về Việt Nam

Đại sứ Phạm Ngạc
Nguyên Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao
Ngoại giao Việt Nam đang tỏa sáng, lúc này rất cần nêu lên những đóng góp của nền ngoại giao Hồ Chí Minh và những người có công lớn như cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Tôi may mắn được giúp việc họ nên xin ghi lại những kỷ niệm với Bộ trưởng Xuân Thủy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Xuân Thủy
Ông Xuân Thủy (ngoài cùng bên trái) và bà Nguyễn Thị Bình đón Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tại sân bay Paris. (Ảnh: tư liệu)

Vận dụng tối ưu phương châm

Sau Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, chính quyền Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Paris để rút quân về nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đoàn do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu ngày 7/5/1968 đến Paris. Bộ trưởng Xuân Thủy ghi lại cảm hứng:

“Hôm nay tôi cũng đến Paris,

Nắng mới tươi thêm lá quốc kỳ.

Độc lập, hòa bình tranh thắng lợi,

Nhớ lời Bác dặn lúc ra đi”.

Đàm phán giữa đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đoàn Mỹ do Đại sứ Averell Harriman dẫn đầu từ ngày 13/5-1/11/1968, trước hết Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sau đó bàn về Hội nghị bốn bên có thêm Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Việt Nam cùng dự.

Mới đầu Đại sứ kỳ cựu Mỹ Harriman (1891-1986), đã từng đàm phán với ông Stalin sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chưa chịu chấm dứt ném bom miền Bắc. Qua kiên quyết đấu tranh trên bàn hội nghị và trong dư luận quốc tế, Mỹ cuối cùng mới đồng ý chấm dứt ném bom miền Bắc và họp Hội nghị bốn bên. Nhân câu chuyện Đại sứ Harriman nói bị điếc tai trái, Bộ trưởng Xuân Thủy bình luận vui: “Bây giờ tôi mới hiểu tại sao ông không nghe rõ yêu cầu của tôi suốt 3 tháng qua!”.

Trên đường sang Paris tôi được nghe cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ thông báo với Liên Xô: "Việt Nam đã thắng cú đúp, Mỹ chấm dứt ném bom và Mặt trận Dân tộc Giải phóng dự Hội nghị 4 bên”. Trong khi dư luận quốc tế và cả Mỹ đón mừng, thành viên hai đoàn Việt Nam và Mỹ ở Paris tích cực gặp gỡ chuẩn bị cho Hội nghị chính thức 4 bên.

Tôi cũng được tham gia những cuộc gặp tay đôi Việt-Mỹ mang tính khá xây dựng. Kể cả sau này, khi Cyrus Vance, Phó đoàn Mỹ làm Ngoại trưởng cũng mời đối tác cũ là Đại sứ Hà Văn Lâu tại Liên hợp quốc và phu nhân đến chơi, dùng bữa với vợ chồng ông tại nhà riêng ở New York.

Ngày 4/11/1968, đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng do bà Nguyễn Thị Bình dẫn đầu đến Paris được đón tiếp nhiệt tình chưa từng có. Báo chí Pháp đưa tin “Bà Hoàng Việt cộng đã đến Paris”. Chính quyền Sài Gòn “nóng mặt” gây chuyện đòi xếp bàn hội nghị không phải 4 bên mà là hình chữ nhật thành hội nghị 2 bên.

Thương lượng giằng co về hình dáng bàn Hội nghị đến ngày 25/1/1968, Hội nghị 4 bên mới họp được xung quanh chiếc bàn tròn to. Đoàn Mỹ và Sài Gòn ngồi dính vào nhau bên nửa chiếc bàn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng mỗi đoàn ngồi 1/4 bàn còn lại.

Ngày 1/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết với phương châm chiến lược:

“Vì Độc lập, vì Tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.

Và sách lược cho hai Đoàn phía ta tại Hội nghị Paris:

“Tuy hai mà một, tuy một mà hai”.

Bộ trưởng Xuân Thủy đã vận dụng tối ưu phương châm này.

Trong khi đoàn Sài Gòn chỉ nhìn về phía đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà phát biểu, Bộ trưởng Xuân Thủy đều nhường bà Bình phát biểu trước và đưa ra những lập trường giải pháp 10 điểm, 8 điểm, 7 điểm và 2 điểm.

Đoàn Sài Gòn chỉ muốn bắt tay đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng Bộ trưởng Xuân Thủy đều nhường bà Bình đi trước, đoàn Sài Gòn phải lùi lại tránh gặp đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Trong đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời có cả bà Trần Duy Liên và Nguyễn Thị Chơn, những chiến sĩ Mặt trận Giải phóng từng ở nhà tù Sài Gòn sang tham gia Hội nghị Paris. Phía Sài Gòn cũng cố đưa Luật sư Nguyễn Thị Vui tham gia đoàn.

Trong khi đoàn Sài Gòn thế yếu thường hằn học phát biểu, Bộ trưởng Xuân Thủy bản lĩnh cao, điềm tĩnh phát biểu vừa sâu sắc vừa hài hước, làm Nguyễn Thị Vui bật cười. Tôi làm biên bản hội nghị rất thích được ghi những đối đáp sắc sảo, tài tình của Bộ trưởng Xuân Thủy.

Riêng cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ sau khi dự phiên khai mạc về nói với tôi “mình nghe đoàn Ngụy nói tức không chịu được” và sau đó ông tập trung vào cuộc gặp riêng với Mỹ, không dự thêm phiên họp công khai nào nữa.

Trong khi đó, đoàn Sài Gòn chỉ muốn bắt chuyện với đoàn miền Bắc. Một lần trên thang máy, tôi gặp 2 người mới từ Sài Gòn sang, tìm cách bắt chuyện với tôi, khen: “Ông trẻ quá”.

Tôi đáp “ông đánh giá tôi thấp quá”. Họ vội vàng thanh minh không có ý xấu.

Sau khi ký kết, Bộ trưởng Xuân Thủy cử tôi và anh Nguyễn Minh Thông dự chiêu đãi chính thức của đoàn Sài Gòn, họ đưa chúng tôi đi giới thiệu với mọi người nhưng lại bao vây chất vấn bà Bình. Chúng tôi tỏ thái độ và bỏ ra về sớm.

Bộ trưởng Xuân Thủy
Đại sứ Phạm Ngạc (ngoài cùng bên trái) đã trưởng thành khi được làm việc dưới sự chỉ đạo, động viên chân tình của cố Bộ trưởng Xuân Thủy. (Ảnh: NVCC)

"Người thầy" Xuân Thủy

Chúng tôi đặc biệt tự hào và học tập cách giao tiếp của Bộ trưởng Xuân Thủy. Nhiều Việt kiều nhất là nữ giới ca ngợi phong thái của Bộ trưởng, đặc biệt là nụ cười tươi, ăn ảnh, lịch thiệp, quần áo luôn hợp thời trang, quan tâm tới tất cả mọi người.

Tôi rất thích dịch cho Bộ trưởng trong các buổi tiếp khách và hình như ông cũng thích tôi cùng dự. Thậm chí trong buổi chiêu đãi của đoàn sau ký Hiệp định, ông chỉ định tôi và anh Thông (phiên dịch tiếng Pháp) đứng cùng ông đón các đoàn khách đến chúc mừng.

Hôm đó, tôi chứng kiến sự nhiệt tình của khách đối với ông và Việt Nam. Chúng tôi đau cả tay nhưng vẫn thấy ông luôn giữ được nụ cười rất tươi với mọi thành phần khách đến. Tôi thán phục việc Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ông làm trưởng đoàn chăm lo cho cả hai đoàn đặc biệt là đoàn miền Nam.

Tuy khí hậu và bệnh hen hành hạ ông, ông vẫn xuống sân và nhà ăn đánh cờ và ném bi sắt với anh em phục vụ Pháp và Việt. Ông hay thức khuya sửa bài phát biểu, trong khi chúng tôi dịch xong và đi ngủ. Sáng hôm sau lại thấy ông sửa thêm cho hay hơn, chúng tôi rất thích như vậy vì học được sự tinh túy của ngôn ngữ ngoại giao.

Ông cũng quan tâm đến hoàn cảnh của mọi người nhất là chị em phụ nữ cả hai đoàn về sức khỏe và điều kiện sinh hoạt. Ông chỉ thị cho đoàn cấp thêm chi phí để chị em được mua sắm đầy đủ hơn.

Riêng tôi là người liên lạc với đoàn Mỹ và Sài Gòn, ông bảo: "Cậu được quyền thì nên tiếp xúc với họ nhiều hơn”. Thấy tôi phải thức trắng đêm làm biên bản sau các cuộc gặp riêng với Mỹ để sáng đoàn xem và đi đàm phán tiếp, có lần quá mệt tôi không thể lên máy bay làm nốt biên bản và lỡ dịp về thăm vợ con, ông an ủi tôi “tiếc thì việc đã rồi”.

Lần sau tôi được về, ông hỏi thăm gia đình tôi đang ở nơi sơ tán và động viên khen con trai tôi “là thần đồng”.

Liên Xô và Trung Quốc có thái độ khác nhau về Hội nghị Paris. Liên Xô ủng hộ đàm phán nên giúp chuyên cơ và lắp ăng-ten liên lạc thẳng về Hà Nội. Trung Quốc không ủng hộ đàm phán. Bộ trưởng Xuân Thủy cử tôi (có kinh nghiệm 6 năm công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh) và một chuyên viên đến Đại sứ quán Trung Quốc thông báo tình hình. Ngày Tết ông lại mời toàn bộ Đại sứ quán Trung Quốc đến liên hoan tại phái đoàn Việt Nam.

Sau Hội nghị Paris, Bộ trưởng Xuân Thủy cũng rất chu đáo ký kỷ niệm chương tặng tất cả thành viên hai đoàn Nam, Bắc. Ông quyết định nhận chị Tôn Nữ Thị Ninh về công tác ở Ban Đối ngoại Trung ương và một thời gian sau đó chuyển sang Bộ Ngoại giao.

Tôi rất may mắn được làm việc dưới sự chỉ đạo, động viên chân tình của Bộ trưởng Xuân Thủy. Tiếp sau đó lại được Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch rèn luyện tại các cuộc gặp riêng với Mỹ ở Paris và gần 20 năm đấu tranh tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Tôi trưởng thành và đã “đứng mũi chịu sào” thu nhận và góp phần đào tạo nhiều cán bộ ngoại giao xuất sắc tiếp nối phát triển nền Ngoại giao Hồ Chí Minh tỏa sáng trong quan hệ quốc tế phức tạp chưa từng có như hiện nay.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy: Ngôi sao sáng mãi giữa lòng dân tộc

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy: Ngôi sao sáng mãi giữa lòng dân tộc

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 110 năm ngày sinh của cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy, nhà hoạt động chính trị, nhà ngoại ...

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Lào chúc mừng 77 năm Quốc khánh Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Lào chúc mừng 77 năm Quốc khánh Việt Nam tại Geneva, Thụy Sỹ

Nhân ngày Quốc khánh 2/9, Đại sứ Latsamy Keomany gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Việt Nam, lãnh đạo và toàn thể cán ...

Lễ kỷ niệm 100 năm sinh đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Lễ kỷ niệm 100 năm sinh đồng chí Nguyễn Cơ Thạch

Chiều ngày 10/12, Bộ Ngoại giao trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch ...

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Ba giá trị “nhân nghĩa – nhân cách – nhân tài”, gắn liền với chủ trương, con người và bộ máy của ngành ngoại giao, ...

Tiểu sử Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch - nhà ngoại giao lỗi lạc

Tiểu sử Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch - nhà ngoại giao lỗi lạc

Ngày 15/5/2021 đánh dấu mốc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Thủ tướng thăm Trung tâm kinh doanh và văn hoá rộng hơn 40ha của người Việt tại châu Âu

Thủ tướng thăm Trung tâm kinh doanh và văn hoá rộng hơn 40ha của người Việt tại châu Âu

Ngày 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã đến thăm, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Trung tâm thương mại Sapa.
Điểm tin thế giới sáng 20/1: Thêm một nước gia nhập BRICS, Estonia khuyên châu Âu cấm TikTok, Đức sẵn sàng điều binh tới Ukraine

Điểm tin thế giới sáng 20/1: Thêm một nước gia nhập BRICS, Estonia khuyên châu Âu cấm TikTok, Đức sẵn sàng điều binh tới Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin về tin vui đặc biết đối với bà con ở Czech

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin về tin vui đặc biết đối với bà con ở Czech

Tối ngày 19/1, trong chuyến thăm, Thủ tướng chi sẻ niềm vui đặc biệt này với cộng đồng người Việt Nam tại Praha.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/1 và sáng 21/1: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Wolves; La Liga - Villarreal vs Mallorca

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/1 và sáng 21/1: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Wolves; La Liga - Villarreal vs Mallorca

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/1 và sáng 21/1: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Chelsea vs Wolves; Serie A - Como 1907 vs Udinese...
Giá vàng hôm nay 20/1/2025: Giá vàng 'vững vàng' đi lên, có thể vượt ngưỡng 2.800 USD ngay trong hôm nay?

Giá vàng hôm nay 20/1/2025: Giá vàng 'vững vàng' đi lên, có thể vượt ngưỡng 2.800 USD ngay trong hôm nay?

Giá vàng hôm nay 20/1/2025: Giá vàng 'vững vàng' đi lên, có thể vượt ngưỡng 2.800 USD ngay trong hôm nay?
Giá tiêu hôm nay 20/1/2025: Tiếp tục đi ngang, bài học lớn về nhận định thị trường và liên kết chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt

Giá tiêu hôm nay 20/1/2025: Tiếp tục đi ngang, bài học lớn về nhận định thị trường và liên kết chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt

Giá tiêu hôm nay 20/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.000 đồng/kg.
Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Xuân Quê hương 2025: Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau hiện thực hóa những giấc mơ

Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Vũ Hồ nhấn mạnh điều đó trong phát biểu chúc mừng năm mới tại chương trình Xuân Quê hương 2025 ở thủ đô Seoul.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Tết cộng đồng Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Tết cộng đồng Xuân Quê hương 2025

Ngày 16/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và các Cơ quan đại diện thường trú Việt Nam tổ chức chương trình Tết cộng đồng Xuân Quê hương 2025.
Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Hà Lan

Xuân Quê hương Ất Tỵ 2025 tại Hà Lan

Ngày 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức chương trình 'Xuân Quê hương' đón Tết Ất Tỵ 2025 trong không khí đầm ấm và sum vầy.
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt chào Phó Tổng thống đắc cử Uruguay Carolina Cosse

Đại sứ Ngô Minh Nguyệt chào Phó Tổng thống đắc cử Uruguay Carolina Cosse

Đại sứ Việt Nam tại Uruguay Ngô Minh Nguyệt chào Phó Tổng thống đắc cử Uruguay Carolina Cosse tại Tòa nhà Quốc hội Uruguay, thủ đô Montevideo.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng Malaysia sẽ củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng Malaysia sẽ củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN

Ngày 19/1 tại Langkawi, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN năm 2025, ngài Dato’ Seri Utama Haji Mohamad Bin ...
Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chính thức khởi động Năm ASEAN 2025

Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chính thức khởi động Năm ASEAN 2025

Ngày 19/1, tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025.
18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

18 ngư dân Việt Nam thoát nạn chìm tàu đã nhập cảnh Malaysia và chuẩn bị về nước

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia ngày 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển đã nhập cảnh Malaysia và đang làm các thủ tục để về nước.
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động