Brexit: Bước đường chia hai

Cuộc chia tay đầy nuối tiếc giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã được dự đoán từ lâu. Bởi lẽ, trong lịch sử, “xứ sở sương mù” và “lục địa già” chưa bao giờ thực sự hòa thuận với nhau.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
brexit sau chung se nua duong dai chia hai Brexit: Được, mất của Anh và hậu quả với EU
brexit sau chung se nua duong dai chia hai Brexit khiến EU đứng trước nguy cơ tan rã

Những địa điểm nổi tiếng ở thủ đô London, như quảng trường Trafalgar hay ga Waterloo, đều được đặt theo tên những chiến thắng của người Anh ở châu Âu lục địa như Tây Ban Nha và Pháp. Ngược lại, Đức Quốc Xã cũng từng dội mưa bom London trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Chỉ khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu xây dựng một châu Âu hòa bình và thống nhất mới được thực hiện với sự ra đời của Cộng đồng Than thép châu Âu (ECSC), tiền thân của EU ngày nay. Tuy nhiên, trên thực tế EU mang ý nghĩa của một liên minh chính trị - kinh tế hơn là tình cảm. Người Anh vẫn xem thường dân châu Âu bảo thủ và rắc rối, trong khi châu Âu lục địa cũng không ưa những người Anglo Saxon ngạo mạn.

Rõ ràng, dù ở trong cùng liên minh song cộng đồng và văn hóa dân tộc thì khó có thể phai nhòa. Những nét riêng biệt của văn hóa không thể giao thoa để hình thành nên một dạng “liên minh dân tộc” ở châu Âu. Có thể những quyền lợi về kinh tế khiến cho cuộc sống của người dân các quốc gia thuộc EU được sung túc hơn, nhưng nguy cơ dân tộc không chủ quyền, văn hóa không bản sắc… khiến cho niềm tự hào dân tộc có thể bị triệt tiêu.

brexit sau chung se nua duong dai chia hai
Nụ hôn thể hiện thông điệp ủng hộ Anh ở lại EU. (Nguồn: AFP)

Chính vì thế, nước Anh chưa bao giờ “toàn tâm toàn ý” với EU, với minh chứng rõ nhất là việc đảo quốc này không tham gia khối visa chung Schengen và đồng tiền chung Euro. Dù vậy, khi hứa cho người dân quyền lựa chọn mối quan hệ giữa Anh và EU trong đợt tổng tuyển cử năm ngoái, Thủ tướng David Cameron có lẽ cũng nghĩ rằng, người dân nước mình vẫn không muốn rời “ngôi nhà chung” châu Âu.

Lợi ích của việc ở lại EU là quá rõ ràng đối với Anh. Vương quốc này vẫn sẽ nằm trong thị trường chung lớn nhất thế giới, dễ dàng thu hút được nguồn đầu tư lớn từ châu Âu, cũng như có vị thế tốt hơn khi đàm phán các hiệp định thương mại.

Thế nhưng, giữ lời hứa của mình, ông Cameron đã trao chìa khóa mở “chiếc hộp Pandora” (*) cho cảm tính đám đông. Khóa đã mở khi gần 52% số người tham gia trưng cầu dân ý lịch sử hôm 23/6 chọn “Brexit”, sau cuộc dân vận xuất sắc của Đảng Độc lập Anh quốc (UKIP) và Boris Johnson - cựu Thị trưởng London. Như trong thần thoại Hy Lạp, “chiếc hộp Pandora” Brexit sẽ có những tác động khôn lường đến mọi mặt của nước Anh và cả châu Âu.

Đối với nước Anh, Brexit có thể để lại đống đổ nát mà người Anh sẽ mất nhiều năm để giải quyết. Theo nhận định của The Independent, các quốc gia thành viên trong Liên hiệp Vương quốc Anh (United Kingdom) có thể sử dụng kết quả trưng cầu dân ý ngày 23/6 để đòi độc lập.

Cuộc bỏ phiếu vừa qua cho thấy Bắc Ireland và Scotland - những khu vực rất muốn ly khai - lựa chọn ở lại EU, trong khi phần còn lại của vương quốc - gồm Anh (England) và xứ Wales - quyết định ra đi. Đây sẽ là lý do quan trọng để Scotland và Bắc Ireland cho rằng Chính quyền London không đại diện cho quyền lợi kinh tế và chính trị của họ.

Với châu lục, việc một thành viên chủ chốt như Anh rời khỏi EU sẽ ảnh hưởng rất lớn đến liên minh, nhất là khi EU đang phải “vật lộn” với hàng loạt thách thức lớn như khủng hoảng nhập cư, tình trạng suy giảm kinh tế, mối đe dọa khủng bố… Có lẽ Jean Monnet và Robert Schumann – hai chính khách Pháp và là kiến trúc sư cho việc hình thành ECSC, cũng không ngờ rằng có ngày thành quả của các ông lại bị đặt vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc thế này.

Đáng lo nhất, kịch bản Brexit có thể kích hoạt hàng loạt quốc gia khác tiến hành các cuộc trưng cầu dân ý tương tự, dẫn đến sự tan rã của EU. Trong bối cảnh đó, việc nước Anh ra đi cũng chính là lúc lãnh đạo EU cần xem lại những hợp lý và bất cập trong cơ chế của liên minh, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp cho sự tồn tại lâu dài của mình.

brexit sau chung se nua duong dai chia hai
Cho đến nay, Anh vẫn không tham gia hệ thống visa chung Schengen của EU. Ảnh chụp tại sân bay Heathrow, London. (Nguồn: Reuters)

Theo phân tích của Global Counsel, ngoài những ảnh hưởng nói trên, Brexit đã phản ánh được những hạn chế của việc khu vực hóa kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại bị bế tắc ở các vòng đàm phán WTO nhiều năm liền. Đó cũng là bài học lớn cho các liên minh khu vực khác, như ASEAN, lựa chọn con đường liên kết phù hợp và bền vững hơn.

40 năm trước, “xứ sở sương mù” cũng đã cân nhắc việc có rời Cộng đồng châu Âu (EC) hay không. Sau ngần ấy năm, trong cơn khủng hoảng triền miên của EU, người Anh đã quyết định ra ở riêng. Cho đến thời điểm này, mọi nhận định, đánh giá đều là khập khiễng. Để đánh giá liệu Brexit là quyết định sai lầm hay đúng đắn, có lẽ thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời.

---

(*) Chiếc hộp Pandora: theo thần thoại Hy Lạp, đó là chiếc hộp mà nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên mang đến thế giới loài người. Thần Zeus đã dặn kỹ nàng Pandora không được mở chiếc hộp đó ra. Tuy nhiên, với tính tò mò của mình, Pandora đã mở và chiếc hộp kỳ bí đã khiến những điều bất hạnh như thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… tràn ngập khắp thế gian.

brexit sau chung se nua duong dai chia hai Châu Âu "hậu" Brexit: Nhiều người muốn "ra đi"

Nhiều ý kiến từ Hà Lan, Pháp muốn có cuộc trưng cầu dân ý tương tự như ở Anh trong khi quan chức Scotland muốn ...

brexit sau chung se nua duong dai chia hai “Lửa” Brexit đang lan rộng ra châu Âu

Đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD từ năm 1985, trong khi giá vàng lên mức cao nhất được ghi ...

brexit sau chung se nua duong dai chia hai Anh – EU: "Cuộc hôn nhân" đứt gánh

"Cuộc hôn nhân” không hạnh phúc kéo dài 43 năm giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã “đứt gánh”. Với tỷ ...

Quang Chinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Tìm về cội nguồn lịch sử dân tộc tại 'Thủ đô gió ngàn'

Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nằm ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, là một trong những địa điểm quan trọng nhất của lịch sử cách mạng ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Cơ hội nhận iPhone 16 và nhiều phần quà hấp dẫn khi mở Tài khoản Plus trên Agribank Plus

Agribank triển khai chương trình khuyến mại hấp dẫn 'Mở Tài khoản Plus - Đón Vạn Đặc Quyền' với tổng giá trị giải thưởng lên tới 16,2 tỷ đồng.
Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Dự báo ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh: Miền Trung mưa lớn; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội

Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 26/11, Đông Bắc Bộ, phía Tây Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra ...
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hướng tới Biển Đông, ghé thăm ba nước Đông Nam Á

Vào tuần trước, nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do 1 tàu sân bay và 3 tàu khu trục dẫn đầu, đã ghé thăm cảng tại 3 quốc gia giáp ...
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia: Cần hài hòa lợi ích, tránh gây 'hiệu ứng ngược'

Chiều 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Công bố 'Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt ...
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động