Cách ông Biden 'mặc cả' với Triều Tiên

Quyên Trần
Các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên là lời nhắc nhở Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng không có vấn đề đối ngoại nào hóc búa hơn việc đối phó với Chính quyền ông Kim Jong-un.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: AFP/KCNA)
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Nguồn: AFP/KCNA)

Những người tiền nhiệm của ông Biden đã thử mọi cách dưới ngưỡng chiến tranh để tiếp cận Triều Tiên. Qua các đời tổng thống, Mỹ dần thắt chặt các biện pháp trừng phạt, bao gồm thông qua nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên.

Sau khi gia tăng mối đe dọa hành động quân sự bằng luận điệu “lửa và cơn thịnh nộ”, Tổng thống Donald Trump đã cố gắng thuyết phục Chủ tịch Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân tại 3 hội nghị cấp cao vào các năm 2018 và 2019 nhưng đã thất bại.

Bất chấp nỗ lực của Mỹ, Triều Tiên tiếp tục đẩy nhanh tốc độ sản xuất vũ khí hạt nhân. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng hầu hết cho rằng Bình Nhưỡng sản xuất đủ nguyên liệu phân hạch để chế tạo 12 vũ khí mới mỗi năm và hiện nắm giữ tổng lượng nguyên liệu đủ cho ít nhất 60 quả bom hạt nhân.

Tin liên quan
Triều Tiên phóng tên lửa: Bình Nhưỡng cáo buộc Tổng thống Mỹ Triều Tiên phóng tên lửa: Bình Nhưỡng cáo buộc Tổng thống Mỹ 'khiêu khích', cảnh báo về 'điều gì đó không tốt lành'

Ngoài các tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhắm vào Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên còn sở hữu các tên lửa có tầm bắn vươn tới toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ. Bình Nhưỡng có lẽ vẫn chưa thể hoàn thiện công nghệ tên lửa tầm xa, nhưng người Mỹ không thể tiếp tục cho rằng họ an toàn trước các cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên.

Bình Nhưỡng cũng đang nghiên cứu các tên lửa có tốc độ phóng nhanh hơn, ẩn mình tốt hơn và nhiều khả năng vượt qua được hàng rào ngăn chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Gần đây, việc Triều Tiên được cho là không phản hồi trước nỗ lực đối thoại “kênh 2” chính là lời nhắc nhở chính quyền ông Biden rằng sự can dự có thành công hay không còn phụ thuộc vào Bình Nhưỡng.

Việc theo đuổi chiến lược ngăn chặn, tức là không hành động mà để cho các biện pháp trừng phạt phát huy tác dụng, có thể an toàn hơn so với chiến tranh hoặc ngoại giao, mà vẫn cho phép Bình Nhưỡng phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Cho đi và nhận lại

Mỹ có thể lựa chọn trong số nhiều phương thức hạn chế nhằm vào Triều Tiên như một phần trong cách tiếp cận kiểm soát vũ khí, từ việc đóng cửa Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon đến việc buộc Triều Tiên ngừng sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Washington cũng có thể theo đuổi các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ chiến tranh không chủ ý, dù là đơn phương, như đối thoại chiến lược với Triều Tiên.

Trước hết, các nỗ lực của Washington nên tập trung vào việc hạn chế những năng lực của Triều Tiên có thể trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ mà Bình Nhưỡng có thể cân nhắc từ bỏ - có lẽ là những khả năng mà Triều Tiên chưa thể làm chủ được.

Chính quyền của ông Biden có thể đề xuất việc giới hạn hoặc cấm phát triển, thử nghiệm, sản xuất và triển khai tên lửa tầm xa sử dụng nhiên liệu rắn, phương tiện chứa nhiều đầu đạn và đầu đạn ICBM.

Việc làm chủ những công nghệ này sẽ cho phép Triều Tiên phóng tên lửa nhanh hơn, ít để lại dấu hiệu cảnh báo hơn, cải thiện khả năng tấn công vào lãnh thổ Mỹ và né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của Washington.

Mỹ cũng có thể tìm cách cấm phát triển các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật mà ông Kim Jong-un xem là khả dụng hơn, có thể gây bất ổn lớn hơn nếu xảy ra khủng hoảng trong tương lai.

Để hạn chế các khả năng đang phát triển của Triều Tiên một cách thực chất và có thể kiểm chứng, Mỹ có thể đưa ra những sự khích lệ như miễn trừ các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ hoặc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với việc xuất khẩu hàng hóa hoặc nhập khẩu dầu của Triều Tiên.

Washington cần kiên quyết áp dụng cơ chế khôi phục nhanh tất cả các lệnh trừng phạt, tương tự trong Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, nhằm đề phòng trường hợp Triều Tiên gian lận, mặc dù Trung Quốc và Nga có thể phản đối điều này vì chính quyền ông Trump đã lạm dụng nó trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ngoài việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt, chính quyền ông Biden có thể xem xét tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, cho phép trao đổi văn phòng liên lạc (một biện pháp đã được bàn tới tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019 ở Hà Nội) và khởi động lại các dự án chung liên Triều.

Tuy nhiên, xét cho cùng, Triều Tiên có thể sẽ coi trọng việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt hơn bất kỳ điều gì khác.

Chính quyền ông Biden không nên theo đuổi một thỏa thuận kiểm soát vũ khí bằng mọi giá. Nếu không từ chối thẳng thừng mọi đề nghị của Mỹ, thì ông Kim Jong-un chắc chắn cũng sẽ có thái độ cứng rắn với mọi nỗ lực nhằm hạn chế khả năng Triều Tiên tấn công Mỹ, bởi nhà lãnh đạo Triều Tiên coi đó là thành tố quan trọng trong hệ thống răn đe của Triều Tiên.

Với mỗi biện pháp khuyến khích mà Mỹ đưa ra, Triều Tiên cũng phải có những sự nhượng bộ tương ứng và có thể kiểm chứng.

Duy trì sự ủng hộ của đồng minh

Nếu quyết định theo đuổi việc đàm phán với Triều Tiên về kiểm soát vũ khí, thì Mỹ sẽ phải nỗ lực để thuyết phục Nhật Bản và Hàn Quốc - hai đồng minh quan trọng nhất trong khu vực - nhất trí với Washington.

Nhật Bản và một số quan chức của Hàn Quốc lo ngại rằng một thỏa thuận hạn chế tập trung vào tên lửa tầm xa sẽ xác nhận vị thế sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và không xử lý vấn đề tên lửa tầm ngắn, vốn là năng lực có thể được sử dụng để tấn công cả Nhật Bản lẫn Hàn Quốc.

Những lo ngại trên sẽ càng trầm trọng hơn nếu Chủ tịch Kim Jong-un yêu cầu Mỹ và đồng minh điều chỉnh về năng lực và thế trận quân sự theo hướng giảm thiểu rủi ro đối với Bình Nhưỡng nhưng lại khiến Tokyo và Seoul dễ bị Triều Tiên tấn công.

Tin liên quan
Mỹ-Nhật-Hàn nhóm họp về Triều Tiên Mỹ-Nhật-Hàn nhóm họp về Triều Tiên

Chẳng hạn, nếu ông Biden đề nghị hạn chế các hệ thống tầm xa của Triều Tiên, rất có thể ông Kim Jong-un sẽ yêu cầu Mỹ phải hạn chế các hệ thống phòng thủ tên lửa vốn được xây dựng để bảo vệ các đồng minh, thậm chí là cả Mỹ.

Việc hạn chế triển khai máy bay, tên lửa và tàu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ tới khu vực; hạn chế chương trình phát triển tên lửa đang manh nha của Hàn Quốc hay chiến lược “chuỗi tiêu diệt” (mà theo đó, các cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào hệ thống pháo và tên lửa của Triều Tiên có thể được tiến hành trong trường hợp các nước có nguy cơ bị Triều Tiên tấn công) cũng sẽ được Bình Nhưỡng yêu cầu ở Washington.

Những yêu cầu như vậy phù hợp với chiến lược lâu dài của Triều Tiên là sử dụng các cuộc đàm phán để được quốc tế công nhận là một cường quốc hạt nhân và gây chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh.

Do đó, ông Biden sẽ phải cân nhắc tác động của các cuộc đàm phán đối với khả năng răn đe, đảm bảo sự nhất trí của các đồng minh với bất kỳ sự nhượng bộ nào và đảm bảo rằng các hành động “có đi có lại” của Triều Tiên là tương xứng và có thể kiểm chứng được.

Ông Biden cũng sẽ phải xem xét những hành động như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối với Trung Quốc và ngược lại. Chẳng hạn, nếu Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung tới khu vực để ngăn chặn Trung Quốc, thì việc đàm phán kiểm soát vũ khí với Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong việc thỏa thuận với Triều Tiên không phải là sự nhất trí của các đồng minh mà là khả năng Bình Nhưỡng phản đối các biện pháp kiểm chứng. Đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên đã khó, đảm bảo việc thực thi thỏa thuận đó thậm chí còn khó hơn, như những gì lịch sử đã nhiều lần cho thấy.

Triều Tiên phản đối mạnh mẽ các biện pháp kiểm chứng mang tính xâm nhập, nhất là việc triển khai các thanh sát viên quốc tế, vì Bình Nhưỡng lo ngại Washington có thể định vị các cơ sở hạt nhân của họ nhằm mục đích tấn công quân sự.

Và để chính quyền của ông Biden đạt được thỏa thuận với Triều Tiên - để thỏa thuận này đạt được sự đồng tình của Quốc hội cũng như đảng Cộng hòa - thì các biện pháp kiểm chứng phải được tiến hành mạnh mẽ.

Ông Biden không có ý định gặp ông Kim Jong-un

Hãng tin Reuters ngày 29/3 cho hay, khi được hỏi liệu cách tiếp cận ngoại giao của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Triều Tiên sẽ bao gồm việc "ngồi cùng Chủ tịch Kim Jong-un" như cựu Tổng thống Donald Trump đã làm hay không, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đáp: "Tôi nghĩ cách tiếp cận của ông Biden sẽ khá khác và điều đó (gặp ông Kim) không phải là ý định của ông ấy".

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Biden đang có cuộc đánh giá chính sách về Triều Tiên và dự kiến hoàn tất trong những tuần tới.

TIN LIÊN QUAN
Vấn đề Triều Tiên: Hàn Quốc tìm kiếm sự hỗ trợ và 'hợp tác tích cực' từ Nga
Mỹ sắp chủ trì hội nghị ngoại trưởng Mỹ-Nhật-Hàn đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden?
Báo mạng Mỹ: Triều Tiên có thể hạ thủy tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo mới
Bắn tín hiệu đến chính quyền Joe Biden, Triều Tiên 'trút giận' lên Malaysia?
Trọng tâm chính sách đối ngoại với Nga, Iran, Trung Quốc và Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Biden là gì?
(theo Foreign Affairs)

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Xem nhiều

Đọc thêm

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước

Bà Tôn Ngọc Hạnh được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020-2025...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động