TIN LIÊN QUAN | |
Chuyên gia Mỹ nghi ngại chính sách kinh tế của Tổng thống Trump | |
Thách thức toàn cầu chờ đón tân Ngoại trưởng Mỹ |
Đây là cuộc tiếp xúc trực tiếp ở cấp cao nhất giữa Mỹ và Nga kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền ngày 20/1.
Mong muốn hợp tác cùng có lợi
Tại cuộc gặp lần này, Ngoại trưởng hai nước đã có cuộc đối thoại rất thiết thực về các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột ở Syria, tình hình Ukraine và Afghanistan. Các bên đều ghi nhận sự tồn tại của lợi ích chung, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố. Song lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Nga lại không được đề cập đến.
Phát biểu sau cuộc họp, ông Lavrov nói: “Chúng tôi đã có cuộc hội đàm rất thiết thực và hiệu quả, cùng trao đổi quan điểm về những vấn đề đã được thảo luận về mặt quy tắc trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga và Mỹ ngày 28/1 vừa qua. Chúng tôi đều nhận sự tồn tại của những lợi ích chung về một số khía cạnh, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố.”
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bonn, Đức. (Nguồn: UPI) |
Khi được được hỏi liệu Nga có lo ngại tình hình bất ổn trong chính quyền Tổng thống Donald Trump hay không, Ngoại trưởng Lavrov đã tái khẳng định lập trường “không can dự vào công việc nội bộ” của các nước khác. Ông cũng bày tỏ tin tưởng Nga và Mỹ có thể thảo luận và thiết lập các tham số cho hợp tác trong tương lai.
Về phía Mỹ, cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov được xem là cơ hội đầu tiên để ông Tex Tillerson “khởi động” tiến trình hòa giải với Điện Kremlin, điều mà Tổng thống Donald Trump từng tỏ ý ủng hộ. Trước cuộc gặp này, ông Tex Tillersoncho biết, Mỹ sẵn sàng làm việc với Nga nếu có các vấn đề chung cần sự hợp tác.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Nga ngày càng quan ngại về nguy cơ “gió đổi chiều” trong chính sách của Mỹ, có thể xóa mờ hy vọng về việc Tổng thống Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận và khởi động quá trình thay đổi chính sách mới đối với Điện Kremlin. Sự kiện trên cũng theo sau vụ ồn ào liên quan đến chuyện từ chức của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn liên quan đến mối quan hệ của ông với đại sứ Nga. Vì thế các bên vẫn còn khá dè dặt và thận trọng trong khi thăm dò chính sách của nhau.
Chính sách chưa rõ ràng
Quan hệ Nga - Mỹ trở nên trầm trọng khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3/2014. Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp các lệnh trừng phạt với Nga, đẩy mối quan hệ giữa phương Tây và điện Kremlin xuống mức tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Việc ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đã được dư luận kỳ vọng mở ra nhiều khả năng thúc đẩy mối quan hệ Nga- Mỹ. Bởi trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã từng tuyên bố sau khi chính thức trở thành Tổng thống, ông sẵn sàng xem xét vấn đề công nhận Crimea là một khu vực của Nga và dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Nga nếu đạt được thỏa thuận về cắt giảm vũ khí hạt nhân với Tổng thống Vladimir Putin, cũng như nếu Moscow giúp đỡ Washington trong cuộc chiến chống khủng bố và đạt được các mục tiêu quan trọng khác.
Vì nếu quan hệ Nga - Mỹ được cải thiện, hai nước có thể hợp tác trong việc đánh bại và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Các nước phương Tây, mà đứng đầu là Mỹ có thể thể hiện thiện chí hợp tác thông qua việc tạm dừng mở rộng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sang phía Đông để trấn an Nga. Ngược lại, NATO cũng có thể đưa ra các thỏa thuận hợp tác nhiều hơn với Nga như việc xây dựng lòng tin với Moscow đồng thời giảm bớt những lo ngại tiêu cực về Nga. Ngoài ra, ông Trump được kỳ vọng sẽ khuyến khích các đồng minh Đông Âu chủ động hạ nhiệt căng thẳng với Nga. Mặc dù vậy, những bước đi tưởng chừng rất hợp lý và khả thi đó vẫn không thể thay đổi được bản chất cơ bản trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này.
Song trên thực tế chưa hẳn như ông Trump từng tuyên bố. Các chuyên gia cho rằng, có nhiều lý do để nước Mỹ dưới thời ông Trump sẽ không “quay ngược” hoàn toàn thái độ đối với các chính sách dành cho Nga so với những gì người tiền nhiệm Obama đã làm.
Bản thân tân Tổng thống kỳ vọng sẽ xây dựng được một nền quân sự và kinh tế mạnh nhất trên thế giới cho nước Mỹ. Ông Trump cam kết sẽ xây dựng lại quân đội và tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ. Lý do được ông đưa ra là, Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 30 tỷ USD năm 2000 lên 90 tỷ USD năm 2014 để mua sắm các loại xe tăng, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới. Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh liên tục cáo buộc Nga có các hành động mang tính khiêu khích như đưa hệ thống tên lửa Iskander đến Kaliningrad, xâm phạm không phận Estonia và tiến hành chiến tranh điện tử nhằm vào Mỹ.
Trong bối cảnh hiện nay không nên vội vàng đưa ra những phán quyết bởi quan hệ Nga - Mỹ chưa được định hình cụ thể. (Nguồn: WCS) |
Thứ hai, ông Trump luôn đòi hỏi đồng minh NATO phải chia sẻ chi phí quân sự với Mỹ và điều này có thể giúp tăng cường năng lực quân đội của các đồng minh thay vì khiến cho khối này tan rã. Sức mạnh quân sự của Mỹ và các đồng minh sau khi đã được cải thiện sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Nga.
Thứ ba, việc ông Trump thực thi đầy đủ cam kết dừng hoặc thay đổi thỏa thuận hạt nhân lịch sử đã ký với Iran hồi tháng 7/2015 cũng có thể khiến Nga khó chịu bởi Nga đang có mối quan hệ tốt với Iran và cam kết của ông Trump có thể khiến mối quan hệ Nga-Iran chia rẽ sâu sắc nếu thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5+1 đổ vỡ. Và mục tiêu cuối cùng của ông Trump là biến Mỹ trở thành một siêu cường quốc năng lượng và điều này có thể cũng làm khó cho Nga.
Mặc dù vậy, trong tuyên bố của Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đưa ra ngày 15/2 cho rằng, trong bối cảnh hiện nay không nên vội vàng đưa ra những phán quyết bởi quan hệ Nga - Mỹ chưa được định hình cụ thể mà mới chỉ bắt đầu từ những tuyên bố qua lại về ý định xây dựng mối quan hệ. Theo ông Peskov, quan hệ Nga - Mỹ chỉ được chính thức định hình khi chính quyền mới của tân Tổng thống Donald Trump được thành lập đầy đủ và sau các cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa các Bộ trưởng Ngoại giao và Tổng thống hai nước.
NATO nhất trí chia sẻ gánh nặng công bằng Ngày 15/2, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tăng cường các nỗ lực ... |
Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước song phương Ngày 14/2, Mỹ kêu gọi Nga tôn trọng các quy định trong hiệp ước kiểm soát vũ khí sau khi truyền thông Mỹ đưa tin ... |
Mỹ: Cố vấn an ninh quốc gia từ chức Ngày 13/2 (giờ Mỹ), Nhà Trắng cho biết cố vấn an ninh quốc gia, tướng Michael Flynn, đã từ chức. Tướng về hưu Keith Kellogg ... |