Cập nhật Covid-19 ngày 6/5: Ấn Độ thiếu hụt vật tư y tế trầm trọng; Xôn xao chia sẻ bản quyền sản xuất vaccine; 'Hộ chiếu cơ hội' cho người miễn dịch

Hoài Minh
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 155,83 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có gần 3,26 triệu ca tử vong và hơn 133,25 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cập nhật Covid-19 ngày 6/5: Ấn Độ thiếu hụt vật tư y tế trầm trọng; Xôn xao vấn đề chia sẻ bản quyền sản xuất vaccine; 'Hộ chiếu cơ hội' cho người miễ
Cập nhật Covid-19 ngày 6/5: Ấn Độ thiếu hụt vật tư y tế trầm trọng; Xôn xao vấn đề chia sẻ bản quyền sản xuất vaccine; 'Hộ chiếu cơ hội' cho người miễn dịch.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 593.135 ca tử vong trong tổng số 33.320.600 ca nhiễm.

Điểm nóng về dịch bệnh hiện nay vẫn là Ấn Độ khi quốc gia Nam Á này lại chứng kiến số ca mắc mới là 412.618 ca trong khi số ca tử vong là 3.982 ca trong vòng 24 giờ qua. Tổng số ca mắc tại Ấn Độ hiện nay là 21.070.852 ca, trong đó có 230.151 ca tử vong, đứng thứ hai thế giới.

Đứng ở vị trí thứ ba là Brazil với 14.936.464 ca mắc và 414.645 ca tử vong.

* Giới chức Ấn Độ cảnh báo nước này sẽ cần được viện trợ y tế trong thời gian tới để sẵn sàng ứng phó với làn sóng dịch mới có thể xảy ra. Ông K. Vijay Raghavan, cố vấn khoa học cho Chính phủ Ấn Độ, nhận định làn sóng dịch thứ 3 là không thể tránh khỏi do mức độ lây lan nhanh chóng, song không rõ thời điểm làn sóng này diễn ra. Chính vì vậy, Ấn Độ cần chuẩn bị cho những kịch bản như vậy.

Ấn Độ đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng vật tư y tế, đặc biệt là oxy, trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng đột biến, gây sức ép lên hệ thống y tế. Chính quyền Delhi cho biết khu vực này cần 700 tấn oxy mỗi ngày để cung cấp cho các bệnh viện vốn đã quá tải, song chỉ có thể nhận được 585 tấn oxy.

Ngày 5/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Tokyo sẽ đóng góp 5,5 tỷ Yen (50,3 triệu USD) dưới dạng viện trợ bổ sung cho Ấn Độ để giúp nước này trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trước đó, ngày 30/4, Nhật Bản cho biết sẽ gửi 300 máy trợ thở và 300 bình oxy tới Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ sử dụng quỹ trên để trang trải chi phí cho các thiết bị này.

Nhật Bản là một trong hàng loạt quốc gia trên thế giới đang chung tay hỗ trợ Ấn Độ ứng phó với đại dịch. Các nước đã cung cấp các thiết bị y tế, nguyên liệu sản xuất vaccine, cũng như cử chuyên gia để sản xuất khí oxy cho các bệnh viện và các hỗ trợ tài chính.

Cũng liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Nam Á, Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế kêu gọi các nước trên thế giới hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn một thảm họa nhân đạo "đang trầm trọng hơn" tại khu vực này. Tổ chức này nêu minh họa tình hình tại Nepal, nơi nhiều bệnh viện đã quá tải và số ca mắc mới mỗi ngày tăng gấp 57 lần so với một tháng.

* Ngoài vấn đề vật tư y tế, vấn đề vaccine và cách thức phân bổ cũng là nội dung thảo luận của nhiều nước thế giới. Cùng ngày, tuyên bố của Hội nghị ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cam kết sẽ có động thái để mở rộng quá trình sản xuất các loại vaccine ngừa Covid-19 với mức giá chấp nhận được.

Tuyên bố cũng cho biết quá trình này bao gồm cả việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các công ty, khích lệ các thỏa thuận trao đổi công nghệ và tự nguyên cung cấp theo những nội dung được các bên liên quan đồng ý.

Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres hy vọng các nhà sản xuất vaccine trên thế giới sẽ chia sẻ bản quyền với nhau, cho phép các công ty khác sản xuất.

Theo người phát ngôn Tổng Thư ký, ông Stephane Dujarric, quan điểm này được Tổng Thư ký Guterres đưa ra giữa lúc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang thảo luận về việc miễn trừ bản quyền sáng chế vaccine ngừa Covid-19 nhằm thúc đẩy hoạt động cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển. Người phát ngôn trên nhấn mạnh Tổng Thư ký kêu gọi các hãng chuyển giao công nghệ, chia sẻ bản quyền cũng như giấy phép sản xuất vaccine ngừa Covid-19.

Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cùng ngày đã kêu gọi Nga xem xét tăng nguồn cung vaccine ngừa Covid-19. Bà cũng hối thúc Trung Quốc, Brazil, Cuba và Nga, những quốc gia đang phát triển các loại vaccine ngừa Covid-19, có hành động tương tự.

Trước đó, người đứng đầu WTO cho rằng Anh cần sớm viện trợ vaccine ngừa Covid-19 cho các nước nghèo, mà không nên chờ đợi dư thừa nguồn cung. Theo Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala, những chiến thuật như vậy sẽ phục vụ lợi ích của cả nước nghèo và nước giàu.

Đồng quan điểm trên, cùng ngày, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ miễn trừ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu và sẽ đàm phán các điều khoản liên quan tại WTO.

Trong một thông báo, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết mặc dù quyền sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhưng Washington “ủng hộ miễn trừ các biện pháp bảo hộ đối với các loại vaccine ngừa Covid-19”. Bà Tai nhấn mạnh đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu và tình hình đặc biệt của đại dịch Covid-19 cần các biện pháp đặc biệt.

* Ngày 5/5, Giám đốc Trung tâm Chumakov của Nga Aydar Ishmukhametov cho biết trung tâm này đã chứng minh được hiệu quả của vaccine ngừa bại liệt như một phương thức phòng ngừa virus SARS-CoV-2.

Giám đốc Ishmukhametov cho biết, các tình nguyện viên đã được tiêm một loại vaccine bại liệt và kết quả là tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm này rất thấp. Ông nhấn mạnh việc sử dụng vaccine bại liệt để ngừa Covid-19 cho đến nay vẫn được xem là một "giải pháp hỗ trợ khẩn cấp”.

* Cùng ngày, Canada đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ trên 12 tuổi.

Theo cố vấn y tế thuộc Bộ Y tế Canada, bà Supriya Sharma, đây là loại vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được Canada cấp phép dành cho trẻ em, đánh dấu bước tiến của Canada trong cuộc chiến chống đại dịch. Bà cho biết quyết định này được đưa ra sau khi dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm cho thấy loại vaccine này an toàn cho cả trẻ em và người lớn.

* Ngày 5/5, Bộ Y tế Syria khởi động một dịch vụ đăng ký tiêm phòng qua mạng trong nỗ lực phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trên trang mạng đăng ký tiêm phòng, người dân được yêu cầu khai báo thông tin cá nhân, số điện thoại, tuổi và điều kiện sức khỏe. Bộ trên cho biết ưu tiên sẽ dành cho các nhân viên y tế, những người có bệnh lý nền và người từ 55 tuổi trở lên. Ngoài ra, Bộ trưởng Y tế Hasan al-Ghabash cho biết thêm rằng vaccine sẽ được tiêm miễn phí.

Ngày 24/4, Syria đã nhận vaccine ngừa Covid-19 do Chính phủ Trung Quốc viện trợ để ứng phó với đại dịch. Cũng trong tháng 4, Syria đã nhận được lô vaccine đầu tiên từ cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu (COVAX) do WHO khởi xướng.

* Cùng ngày, Chính phủ Lithuania đã phê chuẩn "hộ chiếu cơ hội" cho những người đã được miễn dịch với SARS-CoV-2 hoặc đã bình phục sau khi mắc Covid-19 và những người có xét nghiệm âm tính.

Chủ nhân của các tấm "hộ chiếu cơ hội" này sẽ được miễn áp dụng một số biện pháp hạn chế như được phép ăn tối ở nhà hàng và tham gia các sự kiện đông người.

Thủ tướng Ingrida Simonyte cho biết nhờ tiêm phòng, Lithuania sẽ từng bước nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, hạn chế tụ tập đông người sẽ được duy trì đến hết mùa Hè do tỷ lệ lây nhiễm vẫn còn cao.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: LHQ kêu gọi chia sẻ bản quyền sản xuất vaccine, Mỹ nói gì?
Dịch Covid-19 diễn biến xấu, một bộ phận nhân viên chính phủ Mỹ được lệnh rời Ấn Độ
Ngoại trưởng Mỹ 'hâm nóng không khí' trước trận 'thư hùng' với người đồng cấp Trung Quốc
'Ngoại giao tái xuất' với Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ những thời khắc ‘cân não’ trong hành trình gian khó đến vị thế đáng tự hào
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ứng viên Trump - Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên tâm sự về chuyện làm đẹp tại Miss Universe 2024

Hoa hậu Kỳ Duyên cho biết, để xuất hiện tự tin trước ống kính ở Miss Universe 2024, mỗi ngày cô thường dậy từ 4h sáng.
Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024: Một lần 'tất tay' của tỷ phú Elon Musk hay toan tính lợi cả đôi đường của người giàu nhất hành tinh?

Bầu cử Mỹ 2024 sắp có kết quả, tính toán của tỷ phú Elon Musk đối với cựu Tổng thống Trump liệu có kết quả? Nếu Phó Tổng thống Harris ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vân Nam.
Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH đóng tàu HD Huyndai Việt Nam: Từng bước khẳng định thương hiệu riêng

Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam (HVS) được thành lập năm 1996.
Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Phấn đấu đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động, thông minh, bền vững, bản sắc

Khu kinh tế (KKT) Vân Phong được đánh giá là 'địa chỉ đỏ' về thu hút đầu tư tại duyên hải Nam Trung Bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động