Nhỏ Bình thường Lớn

Cầu nối giải quyết xung đột

Việt Nam được đánh giá là quốc gia đóng vai trò quan trọng trong công tác giải quyết và kiềm chế xung đột khu vực, đơn cử trong tranh chấp hàng hải trên Biển Đông. 
TIN LIÊN QUAN
cau noi giai quyet xung dot Nghiên cứu chiến lược trong tình hình mới
cau noi giai quyet xung dot Cơ hội và hy vọng mới ở Biển Đông

Đóng góp đầu tiên của Hà Nội là giữ vững lập trường trước mọi thay đổi và trước những hành động có phần hung hăng của các thế lực tại đây. Việt Nam là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong vấn đề này. Đóng góp thứ hai của Việt Nam là trở thành cầu nối và truyền tải thông điệp giữa các bên liên quan.

Bên cạnh đó, Việt Nam được nhận định là sẽ trở thành một nhà đàm phán và trung gian cho các bên, cũng như chia sẻ nhận thức chung về vấn đề này. Bản thân Hà Nội sẽ tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển, hải quân của mình trên các phương diện như cơ sở vật chất và nhân lực với sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác.

cau noi giai quyet xung dot
Giáo sư Shin Kawashima trình bày tham luận tại Hội thảo "Xây dựng lòng tin ở châu Á" tháng 12/2015.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển nổi bật và hấp dẫn nhất trong khu vực. Vì vậy, hầu hết các quốc gia, trong đó có Nhật Bản, mong muốn Việt Nam đóng vai trò quan trọng hơn trong các hợp tác kinh tế và lĩnh vực khác với tâm thế của một quốc gia lãnh đạo mới nổi. Hà Nội được kỳ vọng sẽ đóng góp những yếu tố mới vào nền quản trị khu vực với tư cách của một thế lực đang lên.

cau noi giai quyet xung dot

Giáo sư Shin Kawashima tốt nghiệp chuyên ngành Trung Quốc học tại Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Tokyo năm 1992, sau đó theo học Thạc Sĩ và Tiến sĩ ngành Sử học tại Đại học Tokyo.

Từ 1998-2006, ông giảng dạy tại Đại học Hokkaido. Năm 2004, ông được nhận giải thưởng Suntory Học thuật cho đầu sách: “Sự hình thành của chính sách đối ngoại Trung Quốc đương đại”. Ngoài ra, ông còn có tác phẩm “Tiến tới một quốc gia hiện đại”, và nhiều ấn phẩm khác.

Giáo sư Shin Kawashima hiện giảng dạy ngành Quan hệ Quốc tế - Đại học Tokyo, nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế (IIPS), Phó Giám đốc chương trình CSIS-NIKKEI Virtual Think-tank.

Và chúng ta cần chú ý đến đặc thù của Việt Nam trong khu vực. Là một nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam có những mối liên lạc mạnh mẽ với Trung Quốc và các nước ở Đông Nam Á. Điều này giúp Việt Nam trở thành cầu nối và trung gian giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.

Gần đây, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế phát triển vượt bậc với mô hình chế biến xuất khẩu cũng như một thị trường tiêu thụ với dân số lớn. Khi giá nhân công Trung Quốc ngày càng tăng, Việt Nam thu được các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài và bản thân Hà Nội dần có sự thay đổi để trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa.

Với quy mô kinh tế không ngừng phát triển, Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và tích cực hơn trong hợp tác kinh tế, tài chính khu vực, đặc biệt trong sự kết nối giữa nhóm CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) và những thành viên sáng lập khác của ASEAN, cũng như trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam có thể trở thành cầu nối thúc đẩy liên lạc và đối thoại giữa hai bên.

Nền ngoại giao Việt Nam được đánh giá là đã giữ thế cân bằng rất tốt trong tình thế phức tạp ở Đông Á. Đối với Việt Nam, thật không đơn giản khi vừa giữ thái độ không đồng tình với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, vừa duy trì ổn định mối quan hệ kinh tế và các quan hệ sâu sắc khác với quốc gia đồng minh phương Bắc này. Trong mối quan hệ đa phương trong khu vực, Việt Nam đã thành công trong việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia phương Tây khác để kiềm chế Bắc Kinh.

Thành tựu nổi bật nhất của chính sách đối ngoại Việt Nam là thu hút được một lượng lớn đầu tư nước ngoài và tạo lập một hình ảnh quốc gia ổn định, tích cực đối với thế giới để hỗ trợ cho công cuộc phát triển đất nước. Những chính sách đối ngoại đó là điều kiện tiên quyết để giúp Việt Nam đạt được những tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia hiện nay.

cau noi giai quyet xung dot

Nơi tiền đồn của đối ngoại đa phương (phần 1)

Trả lời phỏng vấn phóng viên báo TG&VN bên lề Hội nghị Ngoại giao 29 (22-26/8) tại Hà Nội, Đại sứ Nguyễn Trung Thành khẳng ...

cau noi giai quyet xung dot

Khẳng định vai trò chủ công của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về Hội nghị Ngoại giao ...

cau noi giai quyet xung dot

Một số hình ảnh bên lề HNNG 29 “Nâng cao hiệu quả ngoại giao phục vụ phát triển”

Sáng 23/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên thảo luận thứ 2 của Hội nghị ...

Shin Kawashima