Châu Á-Thái Bình Dương trước Covid-19: Đại dịch - từ của năm 2020 (Kỳ 1)

MINH VƯƠNG
TGVN. Thế giới năm 2020 chứng kiến sự nổi lên mạnh mẽ của các thách thức an ninh phi truyền thống, tác động sâu sắc tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại dịch Covid-19 là thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất của thế giới trong năm 2020. (Nguồn: Reuters)
Đại dịch Covid-19 là thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất của thế giới trong năm 2020. (Nguồn: Reuters)

Chẳng phải ngẫu nhiên mà lần đầu trong lịch sử, cả hai công ty từ điển hàng đầu của Mỹ, Merriam-Webster và Dictionary.com, cùng chọn “đại dịch” là từ của năm. Thật vậy, đại dịch Covid-19 nói riêng và các thách thức an ninh phi truyền thống nói chung đã tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới và châu Á-Thái Bình Dương không phải là ngoại lệ.

Theo học giả Mely Caballero Anthony, mối đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT) có thể được định nghĩa là “thách thức đối với sự tồn vong và thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn gốc phi quân sự, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực, buôn lậu, buôn bán ma tuý và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốc gia”… Trong số đó, đại dịch Covid-19 chắc chắn là một đại diện tiêu biểu.

Đại dịch Covid-19

Xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11/2019, đại dịch này đã nhanh chóng lây lan toàn thế giới, hiện diện tại tất cả các châu lục. Tính đến sáng 2/12, thế giới ghi nhận tổng cộng 63,6 triệu người lây nhiễm, 1,5 triệu người tử vong, với ngày cao nhất chứng kiến 600.000 ca nhiễm và 10.000 người tử vong.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội nghiêm trọng nhất từ Thế chiến thứ Hai. Các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế dự báo đại dịch Covid-19 làm GDP toàn cầu giảm 3-6% và thế giới sẽ mất ít nhất 5.000 tỷ USD. Ngoại trừ một số nước vẫn duy trì tăng trưởng GDP dương, đa số các nước suy thoái, trong đó có các nền kinh tế lớn như Mỹ (-6,6%), Liên minh châu Âu (-7,5%), Nhật Bản (-5,6%), Hàn Quốc (-1,1%) và Nga (-6%).

Thiên tai, hỏa hoạn

Trong năm 2020, mối đe dọa từ thiên tai, hoả hoạn cũng hiện hữu bao giờ hết. Nửa cuối năm 2020, Đông Nam Á chịu tổn thất nặng nề từ hàng loạt cơn bão nhiệt đới lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hàng chục triệu người.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường ngày 2/12, thiên tai ở miền Trung từ tháng 9 – 11 đã khiến 192 người chết, 57 người vẫn còn mất tích, với tổng thiệt hại kinh tế lên tới 30.000 tỷ VND.

Tại Australia, vụ cháy hồi tháng Một đã thiêu hủy 100.000 km2 đất rừng, tương đương diện tích bang Indiana của nước Mỹ. Tính đến tháng Chín, số vụ cháy rừng tại bang California, Mỹ là 12.000 km2, với 6/20 vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử bang đều diễn ra trong năm 2020.

Đáng chú ý, giới chuyên gia cho rằng tần suất ngày một dày đặc của thiên tai, hỏa hoạn, cùng nhiều thay đổi tiêu cực về địa lý là minh chứng rõ nét nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, biến đổi khí hậu, kèm theo thiên tai, hỏa hoạn có thể khiến 122 triệu người, chủ yếu là nông dân, rơi vào tình trạng đói nghèo cùng cực vào năm 2030.

Tại Việt Nam, tình trạng nước biển dâng, ngập mặn, cùng vấn đề an ninh nguồn nước sông Mekong đặt ngành nông nghiệp trước nhiều thách thức.

Tại Australia, vụ cháy hồi tháng 1 đã thiêu hủy 100.000 km2 đất rừng, tương đương diện tích bang Indiana của nước Mỹ. Tính đến tháng 9, số vụ cháy rừng tại bang California, Mỹ là 12.000 km2, với 6/20 vụ cháy rừng lớn nhất trong lịch sử bang đều diễn ra trong năm 2020.

Các thách thức ANPTT, nhất là đại dịch Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu công nghệ, khoa học-kĩ thuật vào phòng, chống, kiểm soát tốc độ lây lan và nghiên cứu vaccine.

Thách thức từ con người

Ngoài ra, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm công nghệ cao đặt ra nhiều thách thức lớn. Tại Đông Nam Á, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là mối đe dọa hiện hữu. Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) ước tính có 1.500 thanh thiếu niên tại khu vực bị lôi kéo, tham gia tiếp tay cho hoạt động của IS. Các nhóm tội phạm xuyên quốc gia đang đẩy mạnh hoạt động giữa biên giới các quốc gia Đông Nam Á.

Thêm vào đó, các biện pháp giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao, trở thành vùng đất béo bở cho tội phạm công nghệ cao.

Theo Interpol, có khoảng 907.000 tin nhắn rác, 737 sự cố liên quan đến phần mềm độc hại và 48.000 đường dẫn URL độc hại liên quan đến Covid-19 từ tháng 1 – 4. Hãng bảo mật Trend Micro cho biết từ tháng 2 – 3, số lượng tin nhắn rác đã tăng 220 lần và số lần truy cập vào các đường dẫn URL độc hại tăng 260%.

Đáng ngại hơn, đại dịch Covid-19 cũng là mảnh đất màu mỡ cho vấn nạn tin giả. Theo số liệu của Đại học John Hopkins thu thập từ 67 quốc gia, số người ủng hộ, chấp thuận tiêm vaccine đã giảm mạnh từ tháng 7 – 9 do tác động không nhỏ đến từ các nguồn tin sai sự thật.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã cảnh báo những thông tin giả và sai lệch có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới các chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19, cản trở nỗ lực chống dịch chung của nhân loại.

Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng đã để lại thiệt hại nặng nề về người và của cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. (Nguồn: VGP)
Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng đã để lại thiệt hại nặng nề về người và của cho các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. (Nguồn: VGP)

Tác động nhiều khía cạnh

Sự nổi lên mạnh mẽ của các thách thức ANPTT nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng đã tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới và châu Á-Thái Bình Dương không phải là ngoại lệ, thể hiện ở bốn khía cạnh sau.

Thứ nhất, các thách thức an ninh phi truyền thống nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng đã mang đến nhiều thay đổi trong tương quan lực lượng của các nước lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại. Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nước Mỹ trên nhiều khía cạnh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất thế của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Trong khi đó, sau thời gian đầu chịu thiệt hại nặng nề, Trung Quốc đã bước đầu kiểm soát đại dịch và đang trên đà khôi phục mạnh mẽ.

Thứ hai, các thách thức ANPTT đã thúc đẩy một số xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế, đòi hòi các quốc gia buộc phải mở rộng, thúc đẩy tiến trình hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp đồng bộ, toàn diện.

Các thách thức ANPTT, nhất là đại dịch Covid-19 cũng góp phần thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp 4.0, đặc biệt là ứng dụng những thành tựu công nghệ, khoa học-kĩ thuật vào phòng, chống, kiểm soát tốc độ lây lan và nghiên cứu vaccine. Tuy nhiên, tác động của đại dịch Covid-19, tâm lý đám đông gây nên tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm tại một số quốc gia thời kỳ đầu của dịch đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa bảo hộ nổi lên mạnh mẽ.

Thứ ba, sự xuất hiện và nổi lên của thách thức ANPTT nói chung và đại dịch Covid-19 nói riêng tác động sâu sắc tới quá trình hoạt động của các tổ chức quốc tế. Một mặt, chúng cản trở việc thảo luận trực tiếp, mở rộng triển khai hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Song mặt khác, những thách thức này đã làm nổi bật vai trò trung tâm của ASEAN trong điều phối nỗ lực tương trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên, nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong phòng, chống và kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh.

Thứ tư, đại dịch Covid-19 không khiến câu chuyện Biển Đông và Eo biển Đài Loan hạ nhiệt, thậm chí còn căng thẳng hơn. Đàm phán Mỹ-Triều bế tắc, với tình hình bán đảo Triều Tiên tiềm ẩn nguy cơ nóng trở lại khi ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ.

Những tác động kể trên đặt ra nhiều thách thức, song cũng hé mở cơ hội mà đối ngoại Việt Nam cần thích ứng, có điều chỉnh hợp lý nhằm hỗ trợ công tác, phòng chống dịch Covid-19, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, hội nhập quốc tế hiệu quả, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(còn tiếp)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Tái bản cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh' của Mông Cổ tại Việt Nam

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh'.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động