Nhỏ Bình thường Lớn

Chính sách bất định của Mỹ tại châu Á

Từ bây giờ, châu Á cũng giống như châu Âu cần xác định rằng phải tiến về tương lai mà không có Mỹ. 
TIN LIÊN QUAN
chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ đồng ý gia hạn trần nợ công
chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách nhập cư DACA

Đó là nhận định của ông Sheila A Smith, chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại trong bài viết đăng trên East Asia Forum vừa qua. Báo Thế giới & Việt Nam xin lược dịch bài viết.

chinh sach bat dinh cua my tai chau a
Những chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến các nước trong khu vực hoang mang. (Nguồn: CNN).

Tháng 11/2016, có một sự không chắc chắn về Tổng thống Mỹ mới được bầu Donald Trump và cách tiếp cận chính sách của ông đối với khu vực châu Á. Tới nay, tức là đã sau chín tháng kể từ khi ông nắm quyền, cũng có ít bằng chứng cho thấy chính quyền Trump sẽ đưa ra một chính sách đối ngoại dứt khoát cho khu vực này. Thay vào đó, nhiều khả năng chính sách của Mỹ đối với châu Á sẽ mang tính bộc phát hơn là theo tiền lệ. Cụ thể, chính quyền ông Trump sẽ thúc đẩy những tham vọng về thương mại và cân bằng các liên minh truyền thống.

Trong tương lai gần, chúng ta có thể phân biệt được một số đặc điểm của chính quyền ông Trump khi tiếp cận với các đồng minh cũng như những đối thủ trong khu vực. Thứ nhất, ông Trump có xu hướng giải quyết vấn đề thông qua các kênh song phương. Trong những tháng đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã tuyên bố các diễn đàn đa phương không phải là nơi ông tâm đắc. Các cuộc họp của NATO và G20 đã khiến cho vị Tổng thống Mỹ này cảm thấy mệt mỏi và lúng túng trước những thủ tục ngoại giao rườm rà. Các đồng minh của Mỹ đã sốc trước quyết định có chủ ý của ông Trump trong việc từ bỏ Điều 5 của NATO (về tự vệ tập thể) và cũng tỏ ra không hài lòng với chương trình nghị sự “nước Mỹ trên hết”, được hiện thực hóa qua một số quyết định như việc rút lui khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Tổng thống Trump dường như ít dựa dẫm vào nghiên cứu của các chuyên gia mà thay vào đó là hành động dựa vào suy nghĩ cá nhân và phản ứng từ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Thường có rất ít nhân viên ở cùng với ông Trump khi ông gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác, điều này tạo ra một khoảng cách giữa Nhà Trắng và hệ thống cơ quan nội bộ.

Cuối cùng, chính quyền Trump gặp khó khăn trong việc đề cử các cán bộ cao cấp thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh. Các cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực đảm nhiệm những vị trí quan trọng liên quan tới việc thực thi chính sách của Mỹ tại các khu vực, trong đó có châu Á.

Như vậy, cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump đối với châu Á chứa đựng nhiều khó khăn và sự không chắc chắn. Cách quản lý cuộc khủng khoảng Triều Tiên của ông Trump đang làm tăng thêm những lo ngại từ phía Tokyo và Seoul. Trong khi các nước đang nỗ lực đẩy lùi cơn ác mộng chiến tranh thì có vẻ ông Trump lại muốn thổi bùng ngọn lửa xung đột.

Tháng 11 tới, 18 nhà lãnh đạo châu Á sẽ tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Cũng trong tháng này, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra. Đây là lúc ông Trump có cơ hội tiếp xúc với các nhà lãnh đạo châu Á, cả những đồng minh và những đối thủ. Người ta trông đợi từ đó có thể hiểu được phần nào những nước cờ chính sách sắp tới của Nhà Trắng tại khu vực.

Với một loạt những vấn đề nhức nhối ở trong nước, những câu hỏi liên quan tới vị thế của Mỹ tại châu Á, Mỹ phải làm gì để cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Mỹ cần phải đóng vai trò như thế nào đối với nền hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, dường như không được đề cập quá nhiều ở Washington. Do đó, một chiến lược lớn và dài hạn của ông Trump ở châu Á còn khá xa vời, quan hệ với các đối tác truyền thống của Washington ở khu vực cũng có nguy cơ đáng kể. Từ bây giờ, châu Á cũng giống như châu Âu cần xác định rằng phải tiến về tương lai mà không có Mỹ, tác giả Sheila A Smit nhận định.

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Định vị quyền lực Nga tại châu Á

Chuyến công du ba nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines) vừa qua của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thể hiện ...

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Mỹ: Thêm một cố vấn của Tổng thống Trump từ chức

Ngày 18/8, tỷ phú Carl Icahn đã chấm dứt vai trò cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi đối mặt ...

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ: Triều Tiên đã có quyết định "khôn ngoan"

Ngày 16/8, ông Donald Trump hoan nghênh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vì đã hoãn quyết định tấn công vùng lãnh thổ Guam ...

Hằng Phạm (theo East Asia Forum)