TIN LIÊN QUAN | |
Bầu cử Mỹ 2016: Có thể sẽ kiểm lại phiếu tại 3 bang quan trọng | |
Tổng thống Obama: Nỗ lực đảm bảo chuyển giao quyền lực êm thấm |
Theo chuyên gia Fukuyama, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thổng Mỹ đánh dấu một giai đoạn mới: thời kỳ của chủ nghĩa dân túy. Tuy nhiên, điều làm các nước khác lo lắng nhất là vị Tổng thống đắc cử của Mỹ là người khó phán đoán đường đi nước bước, và đặc biệt ông lại chuộng chính sách biệt lập (isolationism).
Bước ngoặt trật tự thế giới
Chiến thắng đáng ngạc nhiên của ông Trump trong cuộc chạy đua với bà Clinton đánh dấu bước ngoặt không chỉ trong nền chính trị Mỹ, mà còn đối với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta dường như đang tiến vào một thời kì mới của chủ nghĩa dân túy, trong đó trật tự thế giới, được xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ XX và duy trì đến bây giờ, đang gặp nhiều thách thức to lớn.
Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Nguồn: AFP) |
Cách ông Trump giành được chiến thắng đã nói lên nguồn gốc xã hội của lực lượng ủng hộ ông. Nhìn vào bản đồ bầu cử, có thể thấy những người ủng hộ bà Clinton chủ yếu sống ở các thành phố ven biển, trong khi người dân các vùng làng quê và thị trấn nhỏ lại nhiệt tình bầu cho ông Trump.
Sự thay đổi đáng ngạc nhiên nhất có lợi cho ông Trump là ở ba bang công nghiệp miền Bắc gồm Pennsylvania, Michigan and Wisconsin. Ba bang này trước đây luôn là "lãnh địa" của đảng Dân chủ, đến mức bà Clinton không đi vận động ở Wisconsin. Cuối cùng, Trump đã chiến thắng ở ba bang này vì ông biết cách lấy lòng những người lao động phổ thông ở đây.
Chúng ta không lạ gì cách vận động người dân này. Đây chính là câu chuyện Brexit, khi phe ủng hộ Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) cũng gồm những người chủ yếu sống ở các vùng làng quê, thị trấn nhỏ, hoặc ở ngoại ô London. Điều này cũng tương tự như ở Pháp, khi tầng lớp lao động ủng hộ đảng Mặt trận Dân tộc của Marine Le Pen.
Các tầng lớp xã hội, mà ngày nay được định nghĩa bởi trình độ giáo dục, dường như đang trở thành yếu tố chia rẽ xã hội ở hàng loạt nước công nghiệp. Điều này là hậu quả của toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ, vốn là sản phẩm của trật tự thế giới tự do được Mỹ tạo ra từ năm 1945.
Khi nói về trật tự thế giới tự do, chúng ta đang đề cập đến một hệ thống những quy tắc thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Hệ thống đó cho phép những chiếc điện thoại Iphone lắp ráp ở Trung Quốc được gửi đến khách hàng ở Mỹ hay châu Âu. Cũng chính hệ thống này đã tạo điều kiện cho hàng triệu người di cư từ các nước nghèo sang các nước giàu, nơi họ tìm thấy nhiều cơ hội cho bản thân và cho con cái.
Nhưng giờ đây chúng ta mới nhận ra rằng, những lợi nhuận mà hệ thống này đem lại không được phân chia đều cho tất cả người dân. Tầng lớp lao động ở các nước phát triển nhìn thấy công việc của họ ngày càng mất đi, khi các công ty chuyển sang gia công ở nước ngoài và ngày càng siết chặt yêu cầu hiệu quả - chi phí nhằm tồn tại trong thị trường kinh tế toàn cầu.
Vấn đề này càng trở nên tồi tệ hơn khi khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2008 ở Mỹ, và cuộc khủng hoảng đồng Euro ở châu Âu vài năm sau đó. Trong cả hai trường hợp này, những hệ thống lập ra bởi giới trí thức tinh hoa xã hội - như thị trường tài chính tự do của Mỹ, các chính sách của châu Âu gồm đồng Euro hay khu đi lại tự do Schengen – đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Một lần nữa, những thất bại này lại tác động tiêu cực đến những người lao động hơn là đến tầng lớp trí thức tinh hoa.
Nhiều điều không chắc chắn
Trong bối cảnh nói trên, chiến thắng của Tổng thống đắc cử Trump ảnh hưởng như thế nào tới trật tự quốc tế? Ngược lại với những chỉ trích ông nhận được, Trump có quan điểm khá nhất quán và suy nghĩ kĩ càng: ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc về chính sách kinh tế. Ông tuyên bố sẽ tìm cách thương thuyết lại các hiệp định thương mại hiện hành như NAFTA, TPP và thậm chí là WTO.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại New York, ngày 18/11. (Nguồn: Reuters) |
Từ trước đến nay, thương mại tự do và chế độ đầu tư phụ thuộc nhiều vào khả năng duy trì quyền lực ảnh hưởng của Mỹ. Nếu như Mỹ bắt đầu hành động đơn phương để thay đổi các điều khoản thỏa thuận, nhiều nước khác có thể chẳng ngại ngần đáp trả, thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế giống như những năm 1930.
Còn nhiều điều không chắc chắn về nước Mỹ trong giai đoạn mới này, bởi Trump là một nhà lãnh đạo hay thay đổi. Liệu Trump sẽ làm gì khi các nước khác không muốn thương lượng lại các hiệp định thương mại theo ý ông? Liệu ông sẽ tìm cách đạt được hiệu quả tốt nhất có thể, hay là rút ra khỏi các hiệp định? Tuy nhiên, rất ít Tổng thống Mỹ hoạch định chính sách giống hoàn toàn những phát ngôn khi họ tranh cử. Vì vậy, tới thời điểm này có thể nói chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn là một ẩn số và cần tiếp tục theo dõi thêm.
Ba quan điểm chính sách của ông Trump Theo Reuters ngày 24/11, từ một ứng cử viên dân túy trở thành Tổng thống đắc cử Mỹ, ông Donald Trump đã đưa ra những ... |
2016 – Năm của những sự kiện chính trị bất ngờ Không phải bàn cãi, 2016 là năm có nhiều sự kiện chính trị gây bất ngờ nhất cho những nhà quan sát và truyền thông ... |
Sức mạnh của chủ nghĩa dân túy “Không có gì là không thể”. Câu nói ấy chưa bao giờ đúng như bây giờ, khi mà chỉ vài tháng nửa cuối năm 2016, ... |