TIN LIÊN QUAN | |
Cánh tả ở Mỹ Latinh: Cơ hội mới, thách thức cũ | |
Nam Phi: Chiến thắng cho dân túy? |
Anh tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) và Donald Trump – một tỉ phú không hề có kinh nghiệm chính trường – đã trở thành Tổng thống Mỹ. Có thể nói rằng đây chính là sức mạnh của chủ nghĩa dân túy. Vậy chủ nghĩa dân túy được thể hiện trong câu chuyện Brexit và chiến thắng của ông Trump như thế nào?
Từ cách thức bầu cử
Với trường hợp Brexit, lần đầu tiên người dân Vương quốc Anh được quyền bỏ phiếu bầu cho việc Anh sẽ ở lại hay ra khỏi EU. Việc lấy ý kiến cử tri trực tiếp, chỉ chọn giữa đi hay ở, đã tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo và các đảng phái đưa ra lý lẽ và chiến dịch để thuyết phục người dân theo ý chí của mình. Như vậy, các tầng lớp nhân dân khác nhau đã đi bầu, dựa theo những lý lẽ mà họ tin là đúng.
Trường hợp bầu cử Tổng thống Mỹ về cơ bản cũng là hình thức dân bầu, nhưng họ được bầu thông qua một hệ thống phức tạp hơn được gọi là “Đại cử tri đoàn” (Electoral College), thuật ngữ dùng để chỉ 538 đại cử tri cứ 4 năm họp lại một lần để bầu Tổng thống. Trong bỏ phiếu phổ thông, mặc dù tên của các ứng viên Tổng thống xuất hiện trên lá phiếu bầu nhưng thực chất về mặt kỹ thuật, trong ngày bầu cử, người dân Mỹ bình thường chỉ chọn ra ứng viên mà họ cho là sẽ nhận được lá phiếu từ đại cử tri của bang mình.
Tổng thống Mỹ được bầu qua một hệ thống, quy trình phức tạp. (Đồ họa: TG&VN) |
Các đại cử tri thường là các lãnh đạo của Đảng, những viên chức địa phương hoặc nhà hoạt động trước đó cam kết rằng mình sẽ bỏ phiếu cho một ứng viên Tổng thống nhất định. Số lượng đại cử tri ở mỗi bang tương đương với số lượng nhà lập pháp mà bang đó có trong Hạ viện (vốn được quyết định theo tỷ lệ dân số) cộng thêm 2 Thượng nghị sĩ. Tổng cộng cả nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri. Ứng viên giành số phiếu quá bán sẽ chiến thắng, vì thế 270 là con số quan trọng nhất đối với cuộc bầu cử.
Đến đối tượng bầu tại Brexit
Nhìn vào trường hợp Brexit, theo kết quả khảo sát, 69% số người trên 65 tuổi ủng hộ Brexit, trong khi tỷ lệ này ở người trẻ dưới 26 chỉ là 21%. Ta có thể thấy được một thực tế rằng những người trung niên, cao tuổi chiếm tỷ lệ rất lớn trong phe Brexit, trong khi đa số phe ủng hộ Anh ở lại với EU đều là người trẻ.
Bản sắc vùng miền được nhận định là một động lực rất mạnh mẽ trong những cuộc trưng cầu dân ý như thế này, và nó càng thể hiện rõ ràng hơn khi tìm hiểu nguyên nhân người già ở Anh ủng hộ phương án rời khỏi EU. Vương quốc Anh (United Kingdom) có tên gọi đầy đủ là Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, gồm 4 vùng là England (nước Anh), Wales (xứ Wale), Scotland và Bắc Ireland. Với cách phân chia các vùng như vậy, trong khi người Anh nói chung được gọi là “British”, thì nhiều người ở các vùng khác nhau thích tự gọi mình là “Irish”, “Scottish”… tùy thuộc vào khu vực họ đang sinh sống.
Những người ủng hộ Brexit tập trung tại trung tâm London, Anh. (Nguồn: The Independent) |
Phần đông những người tự gọi mình là “British” ủng hộ phương án ở lại EU, trong khi những người tự gọi mình là “English” lại cổ vũ nhiệt tình cho phương án Brexit. Tỷ lệ số người nhận mình là “English” trong dân số Anh tăng lên theo độ tuổi, và đây là một trong những lý do chính khiến đa số người lớn tuổi ủng hộ Brexit.
Không chỉ bị ảnh hưởng bởi bản sắc vùng miền, việc ủng hộ Brexit giữa người già và người trẻ ở Anh có sự khác biệt lớn bởi những quyền lợi mà họ được hưởng hàng ngày. Trong khi người trẻ tận hưởng những cơ hội tự do đi lại, làm việc ở nước ngoài, người già tại Anh dường như đặt sự quan tâm lớn hơn đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Họ cho rằng phần lớn nhân viên chăm sóc y tế là người nhập cư và không nói được tiếng Anh, và chất lượng dịch vụ y tế thì càng lúc càng giảm sút và quá tải bởi cắt giảm ngân sách.
Có vẻ như phe Brexit đã khai thác triệt để đặc điểm này từ các thế hệ lớn tuổi. Khi nêu lên khẩu hiệu "lấy lại quyền kiểm soát", họ muốn đánh vào tâm lý hoài niệm quá khứ, muốn tự kiểm soát đời sống cá nhân, cũng như những nỗi bức xúc trong các trải nghiệm hàng ngày hiện nay của người già. Viễn cảnh chia tay EU và "giành độc lập" khiến họ có cảm giác sống lại thời xa xưa ấy, khi họ làm mọi thứ theo cách của mình.
Và bầu cử Tổng thống Mỹ
Chuyện ở Anh cũng tương tự trường hợp của Tổng thống đắc cử Donald Trump, với việc liên tục hô to khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, ông đã nhằm chủ yếu vào những cử tri da trắng nghèo, học vấn không cao, phần lớn chỉ có bằng phổ thông chứ ít người có bằng đại học, đặc biệt những người cảm thấy bị bỏ lại đằng sau bởi toàn cầu hóa.
Thực tế là có 58% số phiếu bầu cho Trump trên tổng số 69% tổng số cử tri da trắng. Trump sử dụng những lý lẽ như việc Mỹ tham gia vào những hiệp định thương mại (NAFTA, TPP,…) là đang lấy mất việc làm của người Mỹ đem đi cho người nước ngoài, người nhập cư. Trump cũng đặt nặng tư tưởng bài ngoại, sỉ nhục người nhập cư và quy kết cho người nhập cư, đặc biệt từ Mexico là những kẻ tội phạm và cấm toàn bộ người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Nguồn: AFP) |
Tất cả những lý lẽ này đã đánh đúng tâm lý của nhóm đối tượng cử tri tương đối bảo thủ đang cảm thấy an ninh và quyền lợi của mình bị đe dọa bởi những người nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, trong bối cảnh khủng bố ngày càng gia tăng và quyền lợi của những người Mỹ da màu được chú trọng hơn nhiều. Thật dễ hiểu khi tình trạng phân biệt chủng tộc của Mỹ luôn ở mức cao nên những tư tưởng phân biệt chủng tộc của vị Tổng thống đắc cử dù bị thế giới lên án nhưng vẫn được đa số người Mỹ ủng hộ.
Nếu nhìn vào bản đồ phân bố cử tri của cả hai trường hợp Brexit và bầu cử Tổng thống Mỹ, ta sẽ thấy một điểm giống nhau, đó là những vùng phát triển, các khu đô thị thì thường đi theo phe cấp tiến, cánh tả (ủng hộ Anh ở lại EU với trường hợp Brexit và ủng hộ bà Hillary Clinton trong bầu cử Tổng thống Mỹ); trong khi những vùng nông thôn, ít phát triển, trình độ thấp thì có xu hướng bầu cho phe cánh hữu, bảo thủ, đi ngược lại với các giá trị phát triển thông thường (ủng hộ việc Anh rời EU và ủng hộ Trump).
Thông qua Brexit và bầu cử Mỹ, có thể thấy, rất có thể những người chiến thắng đều đã có những bước tính toán cẩn thận và kỹ càng để nhằm vào phần đông dân chúng, đưa những lập luận và lý lẽ để kêu gọi, thuyết phục họ ủng hộ chính sách của mình. Với vị Tổng thống đắc cử “thú vị” của Mỹ, đây có thể là một chiến lược tranh cử và thực tế hoạch định chiến lược có thể khác nhiều so với những gì ông tuyên bố khi vận động cử tri. Thực tiễn cho thấy Obama hay nhiều Tổng thống Mỹ khác cũng không thực hiện đúng hoàn toàn những gì họ tuyên bố lúc tranh cử bởi nhiều yếu tố đằng sau và quá trình hoạch định chính sách của Mỹ không đơn giản là chỉ dựa vào mỗi ý chí của Tổng thống.
Bản thân cuộc bầu cử đưa Donald Trump lên nắm quyền đã có nhiều yếu tố bất ngờ, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng vào một nhiệm kỳ Tổng thống mới của Mỹ có nhiều điều thú vị và bất ngờ hơn những khía cạnh tiêu cực mà chúng ta đang nghĩ. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Trump – một trong những điều sẽ cho thấy cách thức ông “đưa nước Mỹ hùng mạnh trở lại” - có lẽ đang là một ẩn số được cả thế giới đón đợi.
Chủ nghĩa dân túy được định nghĩa là "những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường". Hiện nay, chủ nghĩa dân túy cũng được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân, đánh vào tâm lý, quan điểm của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo tranh thủ quần chúng. |
Chủ nghĩa dân tộc - mối đe dọa của châu Âu Đó là quan điểm của ông Joschka Fischer* trong một bài viết trên mạng Project Syndicate ngày 2/11. TG&VN xin giới thiệu cùng bạn đọc. |
Làm sao để Brexit bớt “đau đớn”? Chuyên gia Mohammed A. El-Erian nêu ra câu hỏi trên và cố gắng đi tìm câu trả lời trong một bài viết đăng trên Project ... |
Toàn cầu hóa và sự chia rẽ quan điểm chính trị Đã qua rồi cái thời cánh tả “đấu đá” với cánh hữu, giờ đây là cuộc chiến giữa phe ủng hộ và phe phản đối ... |