Toàn cầu hóa và sự chia rẽ quan điểm chính trị

Đã qua rồi cái thời cánh tả “đấu đá” với cánh hữu, giờ đây là cuộc chiến giữa phe ủng hộ và phe phản đối toàn cầu hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri Brexit – Sự kết thúc của toàn cầu hóa?
toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri Toàn cầu hóa văn hóa: Các bình diện chủ yếu và cách tiếp cận

Ranh giới mới

Trong hai tuần vừa qua, ở Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa lần lượt tổ chức đại hội toàn quốc để chính thức chọn ra ứng viên tranh cử Tổng thống vào tháng 11 tới.

Thế nhưng, kỳ đại hội năm nay không giống các năm trước, không phải bởi việc bà Hillary Clinton trở thành nữ ứng viên Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử 240 năm lập quốc. Có thể nói, đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã vạch ra một “ranh giới chính trị” mới, không phải giữa cánh tả và cánh hữu, mà là giữa sự mở cửa (open) và khép kín (closed).

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri
Ranh giới chính trị giữa sự mở cửa và khép kín. (Nguồn: The Economist)

Sự chia rẽ chính trị đó được thể hiện phần nào qua câu nói cửa miệng của Tỷ phú Donald Trump, ứng viên tranh cử Tổng thống của đảng Cộng hòa: “Chủ nghĩa vị nước Mỹ (Americanism), chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu (globalism), là cương lĩnh tranh cử của tôi”.

Nước Mỹ không phải là trường hợp duy nhất. Trên khắp châu Âu, nhiều chính trị gia cho rằng thế giới đang hỗn loạn và nguy hiểm, vì vậy các quốc gia nên xây những bức tường thành ngăn cách để tự bảo vệ mình. Các đảng phái dân túy ở châu Âu đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ dân chúng, tham gia sâu vào các chính phủ hay các liên minh cầm quyền. Đặc biệt, việc Vương quốc Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu được đánh giá biểu hiện rõ nét nhất của xu hướng chống toàn cầu hóa.

Những tin tức củng cố cho niềm tin về sự thoái trào của toàn cầu hóa xuất hiện hằng ngày trên báo chí. Ngày 26/7 vừa qua, hai kẻ tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã cắt cổ một giáo sĩ ở Rouen, và đây cũng là vụ việc mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công mang màu sắc cực đoan ở Pháp và Đức thời gian qua. Nỗi lo sợ về an ninh đang mở đường cho quan điểm đóng cửa với thế giới.

Hậu quả nhãn tiền

Hệ thống thể chế, nguyên tắc và quan hệ đồng minh trên thế giới - được Mỹ xây dựng và dẫn đầu trong suốt 7 thập niên qua – là nền tảng cho sự phát triển phồn vinh toàn cầu. Hệ thống đa phương đó đã giúp tái thiết một châu Âu đổ nát thời hậu Thế chiến thứ Hai, chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô, kết nối nền kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới, cũng như cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân nhiều quốc gia.

Chính vì vậy, viễn cảnh về một thế giới bị chia rẽ được dự báo sẽ có tác động vô cùng lớn. Nếu Liên minh châu Âu (EU) tan rã thành các quốc gia riêng lẻ và Mỹ giảm bớt can thiệp vào các vấn đề quốc tế, các thế lực khác sẽ nhanh chóng lấp vào chỗ trống quyền lực.

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri
Brexit đang khiến EU lung lay. (Nguồn: Financial Times)

Mới đây, Donald Trump tuyên bố nếu ông đắc cử Tổng thống Mỹ, Washington có thể sẽ không bảo vệ các đồng minh ở Baltic nếu các nước này bị Nga đe dọa. Trong khi từ trước tới nay, Mỹ luôn lớn tiếng khẳng định việc tấn công vào một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng là cuộc tấn công vào toàn thể liên minh. Nếu ông Trump không tôn trọng cam kết đó, liệu các đồng minh có còn tin tưởng Mỹ?

Ở châu Âu hiện nay, việc Anh rời bỏ EU đang cho thấy những hậu quả nhãn tiền. Chính bởi quyết định “Brexit” này, nước Anh đang đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế. Bản thân EU cũng đang lung lay sụp đổ. Nếu bà Marine Le Pen - một chính khách có tư tưởng dân túy - được chọn làm Tổng thống Pháp vào năm tới, Paris rất có thể sẽ nối gót London “chia tay” EU.

Hy vọng vào bà Clinton

Có thể nói, việc ngăn cản xu hướng chống toàn cầu hóa cần ba yếu tố chính: những lời kêu gọi mạnh mẽ hơn, những chính sách quyết liệt hơn và những chiến lược thông minh hơn.

Trước tiên, những người ủng hộ toàn cầu hóa cần thuyết phục dư luận về việc tại sao NATO lại quan trọng đối với nước Mỹ, tại sao tự do thương mại và tự do đi lại có thể giúp xã hội phát triển, cũng như tại sao chống khủng bố cần sự phối hợp hiệu quả giữa các nước.

Dường như những nhà lãnh đạo ủng hộ toàn cầu hóa đang bị thất thế trước xu hướng dân tộc chủ nghĩa. Chỉ có một vài nhà lãnh đạo như Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Pháp Emmanuel Macron là vẫn luôn kiên trì đấu tranh cho các chính sách mở cửa.

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vẫn luôn ủng hộ toàn cầu hóa. (Nguồn: alJazeera)

Những ai tin vào toàn cầu hóa nên tích cực đấu tranh cho xu hướng này, tuy nhiên, họ cần phải ý thức được những mặt trái của toàn cầu hóa. Tự do thương mại có thể khiến nhiều người thất nghiệp, trong khi việc nhập cư ồ ạt có thể khiến xã hội bất ổn.

Tuy nhiên, không thể giải quyết những vấn đề khó khăn này bằng cách dựng những bức tường ngăn cách với thế giới. Thay vào đó, các nước cần những chính sách hợp lý để vừa kết nối với thế giới, vừa giảm nhẹ những tác động xấu. Các nước có thể để hàng hóa và dòng vốn đầu tư di chuyển tự do, song bên cạnh đó củng cố chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ những người bị mất việc làm. Để quản lý người nhập cư tốt hơn, các nước có thể cải thiện cơ sở hạ tầng công cộng cũng như đảm bảo việc làm cho người tị nạn.

Về mặt chiến thuật, tùy từng quốc gia mà những người ủng hộ toàn cầu hóa có cách làm khác nhau để chiến thắng những người dân túy. Ở Hà Lan và Thụy Điển, các đảng phái chủ trương ôn hòa đã liên kết lại để đánh bật những đảng theo chủ nghĩa dân tộc. Các liên minh tương tự cũng xuất hiện ở Pháp nhằm làm thất bại cuộc đua vào Điện Élysée của đảng Mặt trận Dân tộc do bà Le Pen đứng đầu.

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri
Bà Clinton phát biểu trước những người ủng hộ tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ vừa qua. (Nguồn: Reuters)

Riêng ở Mỹ, niềm tin đang được đặt vào bà Hillary Clinton, ứng viên chính thức của đảng Dân chủ. Vì vậy, bà Clinton cần thể hiện rõ quan điểm cởi mở với toàn cầu hóa, hơn là việc nói lập lờ về điều nay. Việc bà cựu Ngoại trưởng chọn ông Tim Kaine - một chính trị gia thông thạo tiếng Tây Ban Nha và có tư duy quốc tế - là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, các cuộc điều tra dư luận cho thấy tỉ lệ ủng hộ bà Clinton và ông Trump không có nhiều chênh lệch. Tương lai của trật tự thế giới mang tính tự do tùy thuộc rất nhiều vào việc bà Clinton có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 tới hay không.

Bài viết trên, được đăng tải trên báo The Economist (Anh) ngày 30/7, phản ánh quan điểm của tờ báo này. The Economist luôn chủ trương ủng hộ thương mại tự do, toàn cầu hóa, sức mạnh của chính phủ…

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri Tiếp cận toàn cầu hóa như FPT

Khai thác những thế mạnh trong văn hóa Việt và sử dụng thế mạnh đó như một phương tiện để tiếp cận và thuyết phục ...

toan cau hoa va su chia re quan diem chinh tri Tác động của toàn cầu hóa tới chủ nghĩa dân tộc

Toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và mối quan hệ giữa hai khái niệm đã và đang là chủ đề của nhiều cuộc tranh ...

Quang Chinh (lược dịch)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Ukraine được 'cởi trói', Hungary khẩn cấp đưa hệ thống phòng không đến gần, Kiev lần đầu dùng thứ vũ khí này tấn công Nga

Hungary sẽ lắp đặt hệ thống phòng không và kiểm soát không phận ở Đông Bắc, giáp biên giới Ukraine, để đề phòng rủi ro khi xung đột leo thang.
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động