Chính sách đối ngoại của Australia: Mất cân bằng

Chính sách đối ngoại của Australia dường như đang mất cân bằng và một cuốn Sách Trắng Quốc phòng không thể bảo đảm cho tương lai của đất nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2016 vừa được công bố, Chính phủ Australia đã khẳng định sẽ “đảm bảo an ninh quốc gia thông qua việc tập trung vào quốc phòng”, bất chấp những đánh giá về sự mất cân bằng trong chính sách đối ngoại của nước này thời gian gần đây.

Vấn đề này vốn đã gây ra tranh luận từ lâu khi mà Chính phủ Australia đều đặn xuất bản Sách Trắng Quốc phòng trong khi nước này chỉ có hai sách trắng về ngoại giao và thương mại được xuất bản vào năm 1997 và 2003. Ngoài ra, cuốn sách trắng “Australia trong thế kỷ châu Á” được Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) xuất bản năm 2012 cũng không gây được nhiều chú ý và gần như bị “chìm nghỉm”.

tin nhap 20160309160548
Một binh sĩ Australia tại Iraq. (Nguồn: ABC)

Được ca ngợi bởi các nhà bình luận có tiếng, Sách Trắng Quốc phòng chắc chắn giúp chỉ ra một đường lối định hướng rõ ràng cho hoạt động quốc phòng của Australia trong tương lai. Tuy nhiên, việc nó được phát hành đơn độc và những phân tích chiến lược đề cập đến trong đó đã phản ánh sự thiếu tư duy chiến lược trong chính sách đối ngoại thiếu rộng mở của Australia.

Thực tế cho thấy, an ninh quân sự đang ngày càng trở thành chủ đề trọng tâm trong các cuộc bàn thảo về an ninh quốc gia của Australia. Đơn cử như việc Chính phủ Australia cũng sẵn sàng chi những khoản lớn cho can thiệp quân sự tại Afghanistan và Iraq mà không xem xét đến các yếu tố ngoại giao khác. Trong khi đó, họ lại bãi bỏ chương trình viện trợ AusAID và tạo ra một lỗ hổng lớn trong chương trình viện trợ nước ngoài. Theo thống kê, tổng giá trị viện trợ nước ngoài của Australia gần đây giảm sút chỉ còn bằng 1/8 chi tiêu quốc phòng và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm xuống 1/12 trong thập kỷ tới.

Trong một nỗ lực bù đắp, hiện Chính phủ Australia cũng đang đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào DFAT và mở các đại sứ quán tại nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng điều đó vẫn chưa đủ để bù đắp lại việc thiếu đầu tư vào hoạt động đối ngoại trong thời gian qua, khi mà Australia hạn chế đầu tư vào đối ngoại và thu hẹp phạm vi hoạt động của các cơ quan đại diện tại các nước trong G20, ngoại trừ Saudi Arabia.

Bình luận về vấn đề trên, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Tiến sĩ Michael Fullilove cho rằng Australia cần một chính sách đối ngoại đa phương dựa trên cơ sở đặt khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm của trật tự thế giới mới nổi. Cụ thể là bằng cách tiếp cận “ba chiều”, bao gồm tích cực tham gia cùng các cường quốc, các tổ chức đa phương và các nước trong khu vực.

Theo ông Michael Fullilove, lịch sử không được tạo nên bởi những lực lượng quân sự lớn mà chính những cá nhân, những nhà ngoại giao trong các cuộc đàm phán cấp cao mới là những người tạo nên lịch sử. Australia thì đi ngược lại điều đó. Họ rất hăng hái gửi quân chiến đấu tại nước ngoài cho các đồng minh nhưng lại cảm thấy lúng túng khi đấu tranh cho lợi ích quốc gia thông qua con đường ngoại giao. Cũng bởi vậy mà nhiều vấn đề của công dân Australia tại hải ngoại đã không được giải quyết hiệu quả do Chính phủ không nhẫn nại trong việc xây dựng quan hệ với các nước, bất chấp tính chất cấp thiết nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích cho các công dân. Cụ thể trong vấn đề này, ông Fullilove gợi ý rằng Australia cần phải đầu tư hơn cho các nhà ngoại giao có năng lực để bảo đảm lợi ích quốc gia.

Mặt khác, theo nhận định của ông Fullilove, vấn đề an ninh lâu dài trong khu vực sẽ phụ thuộc phần lớn vào những quốc gia kém phát triển. Hiện Australia và New Zealand là những nước phát triển duy nhất trong khu vực bao gồm phần lớn những nền kinh tế mới nổi và “quốc gia thiếu ổn định”. Rõ ràng, một chương trình viện trợ hiệu quả từ các “anh lớn” sẽ đem lại nhiều lợi ích tại khu vực này.

Trước đây, trong nhiều thập kỷ hỗ trợ giải pháp, chính sách, các chương trình thúc đẩy phát triển xóa đói giảm nghèo, Australia đã nhận được sự tín nhiệm và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Tuy nhiên, việc họ rút bớt các chuyên gia và cắt giảm ngân sách nhiều nhất từ trước đến nay đã làm sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng và vị thế của Australia trong khu vực.

Để giải quyết vấn đề này, rõ ràng Chính phủ Australia cần phải bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển, đối ngoại và quốc phòng trong Nội các cùng các cuộc thảo luận an ninh quốc gia. Và một sự khởi đầu cần thiết là xuất bản Sách Trắng về ngoại giao và phát triển, đồng thời đầu tư tăng cường năng lực cho hai lĩnh vực này.

Đức Nguyên (theo Interpreter)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Đại Dương

Đọc thêm

Huỳnh Như xuất sắc nhất trận đấu Lank FC thắng Maritimo

Huỳnh Như xuất sắc nhất trận đấu Lank FC thắng Maritimo

Tiền đạo Huỳnh Như ghi dấu ấn trong cả hai bàn thắng giúp Lank FC thắng Maritimo 2-0 ở vòng 21 giải bóng đá nữ vô địch quốc gia Bồ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Ligue 1 - Lille vs Lyon

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/5 và sáng 7/5: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 36 - Crystal Palace vs MU; Serie A vòng 35 - Udinese ...
V-League 2023/24: HLV Kim Sang Sik dự khán trận Thể Công Viettel thất bại trước Hoàng Anh Gia Lai

V-League 2023/24: HLV Kim Sang Sik dự khán trận Thể Công Viettel thất bại trước Hoàng Anh Gia Lai

Lợi thế sân nhà nhưng Thể Công Viettel phải nhận thất bại trước HAGL ở vòng 16 V-League 20/24, trong ngày HLV Kim Sang Sik theo dõi từ khán đài.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 6/5/2024: Giá cà phê giảm sâu nhất một năm, hết thời 'thổi giá', thị trường sẽ trở về đúng giá trị thực?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu Âu là Pháp, Serbia và Hungary.
Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Điểm tin thế giới sáng 6/5: Triển lãm ô tô lớn nhất Trung Quốc, Mỹ xảy ra nổ súng, Hàn Quốc tham gia tập trận phòng thủ mạng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/5.
Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Ảnh ấn tượng (29/4-5/5): Đồn đoán mục đích Tổng thống Nga gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Ukraine bắn lựu pháo ‘vua chiến trường’, Dải Gaza đổ nát

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin gặp riêng Thống đốc vùng Tula, Kiev bắn lựu pháo M77, chiến sự Israel-Hamas… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 6/5-12/5

Chủ tịch Trung Quốc thăm châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi, Tổng thống Nga Putin nhậm chức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động