Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích

Hoàng Hà
Chiều 11/10 (giờ Hà Nội), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2024.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024 là tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản. (Nguồn: Nobel Prize)

Theo thông cáo đăng tải trên trang web chính thức Nobel Priza, giải thưởng Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo của Nhật Bản, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945, còn được gọi là Hibakusha.

Tin liên quan
Nobel Hòa bình 2022 gọi tên một cá nhân và hai tổ chức Nobel Hòa bình 2022 gọi tên một cá nhân và hai tổ chức

Tiếng vọng từ quá khứ

Thông cáo nêu rõ, Nihon Hidankyo được trao giải thưởng vì những nỗ lực của họ nhằm đạt được một thế giới không có vũ khí hạt nhân và thông qua lời kể của các nhân chứng sống của thảm họa để thể hiện rõ rằng, vũ khí hạt nhân không bao giờ được sử dụng nữa.

Một phong trào toàn cầu đã nổi lên sau các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử năm 1945, trong đó, các thành viên đã làm việc không biết mệt mỏi để nâng cao nhận thức của thế giới về hậu quả thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dần dần, quốc tế đã hình thành và phát triển một chuẩn mực mạnh mẽ, trong đó, coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chuẩn mực này được gọi là "điều cấm kỵ về hạt nhân".

Lời chứng của Hibakusha chính là lời của những người sống sót sau vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki, mang tính lịch sử nhất và chân thật nhất.

Những nhân chứng lịch sử này đã giúp tạo ra và củng cố sự phản đối rộng rãi đối với vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới bằng cách dựa trên những câu chuyện cá nhân, tạo ra các chiến dịch giáo dục dựa trên trải nghiệm của chính họ và đưa ra những cảnh báo khẩn cấp về việc phổ biến cũng như sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hibakusha giúp thế giới mô tả những điều không thể diễn tả, suy nghĩ những điều không thể nghĩ tới và bằng cách nào đó nắm bắt được nỗi đau và sự đau khổ không thể hiểu nổi do vũ khí hạt nhân gây ra.

Thông cáo của Ủy ban Nobel Na Uy nhấn mạnh, với giải thưởng năm nay, ủy ban muốn nhấn mạnh một sự thật đáng khích lệ: Đã không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm.

Tổ chức Nihon Hidankyo, hay còn gọi là Hibakusha, một phong trào cơ sở của những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8/1945.

Theo đó, chính những nỗ lực phi thường của tổ chức Nihon Hidankyo cùng những đại diện khác của Hibakusha đã đóng góp rất lớn vào việc thiết lập "điều cấm kỵ hạt nhân", và dó đó, thật đáng báo động khi ngày nay, "điều cấm kỵ" chống lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân này đang chịu áp lực.

Lời cảnh tỉnh cho thế giới hiện đại

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, các cường quốc hạt nhân đang hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí của họ, các quốc gia mới dường như đang chuẩn bị sở hữu vũ khí hạt nhân và những lời đe dọa đang được đưa ra để sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột.

Vào thời điểm hiện nay trong lịch sử loài người, chúng ta nên nhắc nhở bản thân về vũ khí hạt nhân: thứ vũ khí hủy diệt nhất mà thế giới từng chứng kiến!

Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2024: Những 'nhân chứng sống của thảm họa Hiroshima và Nagasaki' làm nên kỳ tích
Năm 2025 đánh dấu 80 năm kể từ khi 2 quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. (Nguồn: Kukufm)

Năm 2025 sẽ đánh dấu 80 năm kể từ khi hai quả bom nguyên tử của Mỹ giết chết khoảng 120.000 cư dân Hiroshima và Nagasaki. Một số lượng tương đương đã chết vì bỏng và thương tích do bức xạ trong những năm tháng sau đó.

Ngày nay, vũ khí hạt nhân thậm chí có sức hủy diệt lớn hơn nhiều. Chúng có thể giết chết hàng triệu người và sẽ tác động thảm khốc đến khí hậu. Một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể hủy diệt nền văn minh của nhân loại.

Ủy ban Nobel Na Uy cho rằng, những người sống sót sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki dường như đã bị lãng quên từ lâu và giải Nobel Hòa bình năm nay sẽ vinh danh tất cả những người sống sót, những người, bất chấp nỗi đau về thể xác và ký ức đau thương, đã chọn sử dụng trải nghiệm đau thương của mình để vun đắp hy vọng và cuộc chiến vì hòa bình.

Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với các nạn nhân của các cuộc thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập Liên đoàn các tổ chức của những người chịu ảnh hưởng của bom A và bom H Nhật Bản và sau đó rút ngắn thành Nihon Hidankyo, tổ chức Hibakusha lớn nhất và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.

Nihon Hidankyo đã cung cấp hàng ngàn lời khai của nhân chứng, ban hành các nghị quyết và lời kêu gọi công khai, đồng thời cử các phái đoàn hàng năm tới Liên hợp quốc và nhiều hội nghị hòa bình để nhắc nhở thế giới về nhu cầu cấp thiết phải giải trừ vũ khí hạt nhân.

Một ngày nào đó, Hibakusha sẽ không còn ở giữa chúng ta như những nhân chứng của lịch sử nữa, nhưng tin rằng, Nhật Bản, với một truyền thống lưu giữ văn hóa mạnh mẽ và sự cam kết tiếp nối, những thế hệ mới sẽ tiếp tục hành trình mang theo kinh nghiệm và thông điệp của các nhân chứng để truyền cảm hứng tới mọi người trên khắp thế giới, giúp duy trì "điều cấm kỵ hạt nhân" - một điều kiện tiên quyết cho một tương lai hòa bình của nhân loại.

'Bố già AI' và 'ông trùm mạng Hopfield' vừa trở thành chủ nhân giải Nobel Vật lý 2024: Cặp đôi hoàn hảo đưa nhau vào lịch sử

'Bố già AI' và 'ông trùm mạng Hopfield' vừa trở thành chủ nhân giải Nobel Vật lý 2024: Cặp đôi hoàn hảo đưa nhau vào lịch sử

Chiều 8/10, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã công bố chủ nhân của giải Nobel Vật lý 2024.

Nobel 2023: Đỉnh cao khoa học hướng về con người

Nobel 2023: Đỉnh cao khoa học hướng về con người

Điểm đáng chú ý của mùa giải Nobel năm 2023 là sự tôn vinh những nghiên cứu thiết thực phục vụ nhân loại và những ...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 7-13/10

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 7-13/10

Hội nghị cấp cao ASEAN 44 và 45, lãnh đạo các nước SNG họp ở Nga, công bố giải Nobel... là những sự kiện quốc ...

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel - Giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được công bố hàng năm kể từ 1901 để vinh danh các cá nhân và ...

Tin thế giới 9/10: 'Đấu khẩu' căng ở EU, Triều Tiên ra chiêu quyết tuyệt, Thủ tướng Israel cảnh báo sự hủy diệt ở Lebanon

Tin thế giới 9/10: 'Đấu khẩu' căng ở EU, Triều Tiên ra chiêu quyết tuyệt, Thủ tướng Israel cảnh báo sự hủy diệt ở Lebanon

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Xem nhiều

Đọc thêm

Học giả Trung Quốc chỉ ra 3 ý nghĩa lớn trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường

Học giả Trung Quốc chỉ ra 3 ý nghĩa lớn trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường

Theo học giả Trung Quốc Thành Hán Bình, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thể hiện tầm quan trọng, tính sứ mệnh & tượng trưng
Việt Nam có lộ trình tăng trưởng thương hiệu quốc gia tuyệt vời và đầy tự hào

Việt Nam có lộ trình tăng trưởng thương hiệu quốc gia tuyệt vời và đầy tự hào

Việt Nam là ngôi sáng trong việc phát triển giá trị thương hiệu quốc gia trong một thập niên qua.
Klopp 'đi đêm' với Red Bull khi đang dẫn dắt Liverpool?

Klopp 'đi đêm' với Red Bull khi đang dẫn dắt Liverpool?

HLV Jurgen Klopp nhận lời chuyển đến làm việc cho Red Bull cách đây hai năm, khi ông còn dẫn dắt Liverpool.
Bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan

Bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan

Ngày 11/10 đã diễn ra Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45, các Hội nghị cấp cao liên quan và Lễ chuyển giao cương vị ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự HNCC ASEAN-LQH lần thứ 14: Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, chung tay xử lý các vấn đề toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự HNCC ASEAN-LQH lần thứ 14: Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, chung tay xử lý các vấn đề toàn cầu

Ngày 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 14.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: HNCC Đông Á tiên phong thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: HNCC Đông Á tiên phong thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Ngày 11/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 19.
Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Tổng thống Maldives thăm Ấn Độ: Nỗ lực hàn gắn và cân bằng

Trong nỗ lực hàn gắn mối quan hệ 'cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt' gần đây với New Delhi, Tổng thống Maldives đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ...
Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Bầu cử Tổng thống Mozambique: Cuộc đua ‘tứ mã’

Theo Hiến pháp Mozambique, bầu cử tổng thống được tổ chức theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Một năm xung đột Israel-Hamas: Nguy cơ cuộc chiến toàn diện

Ngày 7/10 đánh dấu tròn một năm cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas.
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Mỹ 'bày binh bố trận' hóa giải yếu tố định mệnh trong xung đột ở Trung Đông, Iran vào thế bị 'tung hỏa mù'

Việc bố trí các căn cứ quân sự hợp lý ở Trung Đông sẽ giúp Mỹ đối phó hiệu quả với những chiến thuật hiểm hóc của Iran.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Phiên bản di động