Covid-19 tại Brazil: Vì đâu nên nỗi?

TGVN. Không phải ngẫu nhiên Brazil trở thành 'hố đen' tiếp theo của đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
covid 19 tai brazil vi dau nen noi Tín hiệu lạc quan: Những người tiêm vaccine thử nghiệm phòng Covid-19 đã có kháng thể chống virus
covid 19 tai brazil vi dau nen noi Sáng 20/5, tổng cộng 184 ca nhiễm Covid-19 nhập cảnh được cách ly ngay, 34 ngày Việt Nam không có ca mắc ở cộng đồng
covid 19 tai brazil vi dau nen noi
Người dân Brazil biểu tình chống lệnh giãn cách xã hội ngăn ngừa Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Brazil từng là điển hình quốc tế trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19 lần này, rối ren nội bộ, bất ổn xã hội đã khiến Brazil phải trả giá đắt.

Cách tiếp cận lộn xộn

Ngân hàng tấp nập. Xe điện ngầm đông đúc. Xe bus đầy ắp người ủng hộ nhiệt tình cho Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro - người cổ xúy người dân Brazil phớt lờ các lệnh giãn cách xã hội do các thị trưởng và thống đốc bang đưa ra, thay vào đó quay trở lại làm việc theo đúng chỉ thị của Tổng thống.

Tình hình cho thấy cách phản ứng đầy mâu thuẫn và hỗn loạn ở Brazil trước đại dịch Covid-19, đặc biệt là trong bối cảnh Bộ trưởng Y tế Nelson Teich đột ngột từ chức sau chưa đầy một tháng làm việc. Người tiền nhiệm của ông Teich là cựu Bộ trưởng Luiz Henrique Mandetta cũng vừa bị sa thải cách đây vài tuần sau khi thể hiện thái độ phản đối trước các biện pháp đối phó với dịch bệnh của Tổng thống.

Báo chí Mỹ Latin cho biết, những hỗn loạn này làm thúc đẩy sự lây lan của dịch bệnh và góp phần đưa Brazil vượt qua Tây Ban Nha và Italy trở thành quốc gia có số lượng bệnh nhân được xác định mắc Covid-19 nhiều thứ tư trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Anh. Dữ liệu của Chính phủ Brazil cho thấy, ngày 17/5, chỉ trong vòng 24 giờ, nước đã xác nhận hơn 15.000 trường hợp mắc Covid-19 , nâng tổng số ca nhiễm lên 233.511 người

Các chuyên gia y tế công cộng cho rằng, cách tiếp cận lộn xộn này đã khiến các đơn vị chăm sóc sức khỏe chuyên sâu và nhà xác trở nên quá tải, cùng với sự lây lan nguy hiểm của bệnh dịch, hàng chục chuyên gia y tế thiệt mạng, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latin đang rơi vào cuộc suy thoái nặng nề nhất trong lịch sử.

Cuộc khủng hoảng mà Brazil hiện phải đối mặt hoàn toàn trái ngược với các ghi nhận về các biện pháp phản ứng đột phá và nhanh nhẹn trước những thách thức y tế, vốn từng khiến nước này trở thành một hình mẫu ở các nước đang phát triển trong nhiều thập kỷ qua.

Giáo sư người Brazil Marcia Castro thuộc Đại học Harvard, chuyên nghiên cứu về sức khỏe toàn cầu nhận định: "Brazil đáng lẽ nên là một trong những nước phản ứng tốt nhất đối với đại dịch này. Tuy nhiên, ngay bây giờ, mọi thứ hoàn toàn vô tổ chức và không ai làm việc để hướng tới các giải pháp chung. Điều này đã phải trả một cái giá và cái giá đó chính là mạng sống của người dân".

Mâu thuẫn chính quyền

Brazil đã có nhiều tháng để nghiên cứu những thành công và sai lầm của các quốc gia đầu tiên bị virus tấn công. Hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng hùng mạnh của Brazil đáng nhẽ phải được triển khai để tiến hành kiểm tra hàng loạt cũng như theo dõi các diễn biến của bệnh nhân mới nhiễm bệnh.

covid 19 tai brazil vi dau nen noi Tổng thống Brazil 'coi nhẹ' nguy cơ của Covid-19, thất vọng với biện pháp 'đóng cửa' của các nước

TGVN. Ngày 22/3, Tổng thống Jair Bolsonaro bác khả năng hệ thống y tế Brazil có thể sẽ “sụp đổ” vào tháng tới, dù số ca ...

Các chuyên gia y tế cho biết, việc Brazil không hành động sớm và quyết liệt đã đi ngược lại với cách tiếp cận khéo léo của nước này đối với các cuộc khủng hoảng y tế trong quá khứ, chẳng hạn như sự lây lan của virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch HIV hay virus ăn não Zika.

Giáo sư y khoa Tania Lago tại Đại học Santa Casa ở São Paulo, người từng công tác trong Bộ Y tế Brazil những năm 1990, cho rằng, hiện có một sự mâu thuẫn giữa chính quyền và cộng đồng khoa học. Bà nói: "Điều làm tôi buồn là chúng ta đang và sẽ tiếp tục tước đi sinh mạng của rất nhiều người, những người vốn có thể được cứu sống".

Khi các quốc gia bắt đầu thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của virus hồi tháng 2 và tháng 3, Tổng thống Bolsonaro lại hạ thấp các rủi ro và khuyến khích các cuộc tụ họp công cộng. Ngay bây giờ, ông đang thúc giục người dân Brazil quay trở lại làm việc ngay cả khi số ca nhiễm bệnh mới và tử vong đang tăng vọt.

Tuần trước, tổng thống đã ra lệnh phân loại phòng tập thể dục và thẩm mỹ viện là các doanh nghiệp thiết yếu nên mở cửa trở lại. Giống như một số quyết định khác của ông liên quan đến đại dịch, điều này hoàn toàn trái ngược với các biện pháp của các chính quyền bang và địa phương đồng thời khiến bộ trưởng y tế bất ngờ.

Theo Viện nghiên cứu của Chính phủ về xu hướng chăm sóc sức khỏe Fiocruz, số người thiệt mạng trên thực tế tại Brazil có khả năng cao hơn con số được công bố rất nhiều. Cụ thể hơn, từ ngày 1/1 đến ngày 9/5, số liệu chính thức của Chính phủ cho biết 10.627 người đã tử vong tại Brazil vì nhiễm SARS-CoV-2. Trong suốt thời gian đó, có thêm 11.026 người không được chẩn đoán nhiễm SARC-CoV-2 - cũng đã tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

covid 19 tai brazil vi dau nen noi
Covid-19 có khả năng khiến hơn 88.000 người ở Brazil thiệt mạng tính đến đầu tháng 8. (Nguồn: Reuters)

Con số đó nhiều hơn hàng nghìn người so với số ca tử vong trung bình do các bệnh về đường hô hấp trong những năm gần đây. Nhà nghiên cứu Marcelo Gomes tại Fiocruz nghi ngờ rằng, một tỷ lệ đáng kể trong số những bệnh nhân đó đã tử vong vì nhiễm SARS-CoV-2 mà không được chẩn đoán đúng.

Các chuyên gia hy vọng dịch bệnh sẽ không đạt đến đỉnh điểm tại Brazil trong vài tuần nữa. Theo Đại học Hoàng gia London, tính đến đầu tháng 5, nước này có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trong số 54 quốc gia được nghiên cứu, điều này cũng cho thấy các biện pháp ngăn chặn hiện có ở Brazil đã không mang lại nhiều hiệu quả. Còn theo Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington, loại virus này có khả năng khiến hơn 88.000 người ở Brazil thiệt mạng tính đến đầu tháng 8.

Vấn nạn ngành y

Hội đồng Điều dưỡng Liên bang Brazil (COFEN) cho biết, việc không đủ thiết bị bảo vệ và khối lượng công việc quá tải đã khiến hàng nghìn chuyên gia y tế bị nhiễm virus và các bệnh viện trở thành nơi không an toàn. Manoel Neri, Chủ tịch COFEN giải thích: "Vì tiền lương thấp, hầu hết các chuyên gia y tế phải làm việc ở 2, thậm chí 3 nơi. Đây là một vấn nạn lâu đời tại Brazil".

COFEN cho biết ít nhất 116 y tá và kỹ thuật viên y tế đã thiệt mạng vì được xác nhận hoặc nghi ngờ có liên quan đến SARS-CoV-2 trong những tuần gần đây. Gần 15.000 ca đã thể hiện các triệu chứng, nhưng nhiều người vẫn không được kiểm tra.

Sự bất ổn chính trị vốn đã tàn phá bộ y tế trong vài tuần qua đã làm tổn hại nghiêm trọng đến khả năng chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và sự bất lực trong việc ngăn chặn đại dịch đã dẫn đến quyết định xin từ chức của Bộ trưởng Y tế Nelson Teich.

Trong một cuộc phỏng vấn, cựu Bộ trưởng Y tế Mandetta, người tiền nhiệm của ông Teich cho biết ,phản ứng "thất thường" của Brazil trước đại dịch khiến nước này không được trang bị đầy đủ để cạnh tranh trong một cuộc tranh giành toàn cầu về máy thở, thiết bị xét nghiệm và thiết bị bảo vệ cho các nhân viên y tế. Ông nói: "Thách thức của chúng tôi là việc mở rộng kiểm soát y tế trong khi cạnh tranh với sức mạnh chi tiêu khổng lồ của Mỹ và châu Âu".

covid 19 tai brazil vi dau nen noi Instagram giải thích lý do chặn bài viết của Tổng thống Brazil về Covid-19

TGVN. Ngày 12/5, mạng xã hội Instagram đã chặn một bài viết của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro do có chứa thông tin sai lệch ...

covid 19 tai brazil vi dau nen noi Cập nhật 7h ngày 9/5: Hơn 4 triệu người nhiễm Covid-19, Brazil chao đảo, Mỹ cáo buộc Trung Quốc, Nga phối hợp truyền bá thông tin giả

TGVN. 212 quốc gia và vùng lãnh thổ hôm nay ghi nhận tổng cộng 4.008.110 ca nhiễm và 275.784 ca tử vong do tăng lần ...

covid 19 tai brazil vi dau nen noi Hạ viện Brazil tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Brazil

TGVN. Ngày 30/9, Hạ viện Brazil đã tổ chức phiên họp đặc biệt, long trọng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa ...

Thu Hiền (theo TTXVN, The New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Đại hội bóng đá tranh Cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật Bản thành công tốt đẹp

Đại hội bóng đá tranh Cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật Bản thành công tốt đẹp

FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024 - Đại hội bóng đá tranh Cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật Bản, đã diễn ra tại khu liên hiệp thể thao Redsland ...
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 25/11: LHQ khẳng định cần chấm dứt chiến tranh, Thủ tướng Malaysia thăm Hàn Quốc, EU triệu Đại sứ tại Niger

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Phiên bản di động