TIN LIÊN QUAN | |
Bị Mỹ trừng phạt, Trung Quốc tuyên bố sẽ không 'tự lực mù quáng' vào công nghệ trong nước | |
Trước cuộc bầu cử Tổng thống 2020, Mỹ -Trung Quốc sẽ không đạt được thỏa thuận |
Tổng thống Donald Trump đang quyết tâm tiến hành một chiến dịch chống Trung Quốc dồn dập với đích ngắm là cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11. (Nguồn: Financial Times) |
Đối đầu “rực lửa”
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) khiến hơn 90.000 người Mỹ thiệt mạng như một cú giáng mạnh vào nền kinh tế số một thế giới.
Trang mạng news.cgtn.com nhận định, trước khi đại dịch bùng phát, chính quyền của ông Trump - với khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” - đã tuyên bố đạt được rất nhiều thành tựu: thị trường chứng khoán tăng điểm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, việc cắt giảm thuế và chính sách đối ngoại cứng rắn để thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế công bằng hơn…
Tuy nhiên, cũng vào thời điểm trước khi đại dịch xảy ra, phần lớn chuyên gia kinh tế đều đồng tình rằng thị trường chứng khoán bị lạm phát quá độ, về cơ bản bị thúc đẩy bởi lãi suất thấp cùng việc duy trì các chính sách tài chính tắc trách, khiến nguồn thu bị cắt giảm trong khi chi tiêu gia tăng.
Trong khi đó, các cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump với bên ngoài không chỉ gây tổn hại tới hiệu suất kinh tế trong nước mà còn làm gia tăng sức ép kinh tế toàn cầu, khiến cho đại dịch trở nên khắc nghiệt hơn. Và các cuộc chiến thương mại này vẫn chưa lắng dịu, bất chấp các nỗ lực ở trong và ngoài nước để đối phó với dịch bệnh.
Tin liên quan |
Mỹ-Trung Quốc: Tin cậy thấp nhất kể từ 1979 |
Tổng thống Trump vẫn liên tục đề cập tới Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử đầu tiên của ông và chính sách đối ngoại của ông luôn coi việc kiềm chế Trung Quốc là mục tiêu trọng tâm.
Mặc dù ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, ông lập luận rằng mục tiêu hàng đầu của ông là thiết lập sự công bằng hơn để giải quyết sự bất bình đẳng thương mại nhưng trên thực tế, cựu Cố vấn chính trị Steve Bannon của ông Trump từng mập mờ ám chỉ mong muốn của ông là "hạ bệ" Chính phủ Trung Quốc.
Trước hoàn cảnh khắc nghiệt mà nhiều người Mỹ đang đối mặt hiện nay, trước các vấn đề lâu dài vốn đang ảnh hưởng tới nhiều người, trước sự phân cực chính trị và nền chính trị bản sắc giữa sự thổi phồng của các báo lá cải, tin giả… không có gì ngạc nhiên khi nhiều người dân Mỹ ngày nay dễ dàng bị thuyết phục rằng Trung Quốc là nguồn gốc căn bản gây ra các vấn đề của nước Mỹ.
Trên hết, bởi rất nhiều người tin rằng cho dù nguyên nhân thực sự ban đầu của đợt bùng phát dịch bệnh là gì đi chăng nữa, nó đã bắt đầu từ Trung Quốc, và do vậy, Trung Quốc bằng cách nào đó, phải chịu trách nhiệm.
Tờ Le Monde bình luận, từ nửa thế kỷ qua, tuy có những bất đồng, nhưng chưa bao giờ đối kháng giữa Mỹ - Trung Quốc lại đến mức “rực lửa” như lúc này.
Đi về đâu?
Theo tờ Le Monde, sau hơn nửa thế kỷ “ẩn mình”, Trung Quốc thời Chủ tịch Tập Cận Bình đang ngày càng tự tin hơn.
Khác với phương Tây và Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình có tầm nhìn dài hạn. Lợi nhuận tư bản trong tức thì không phải là mối bận tâm chính. Ông tin vào tính ưu việt của mô hình Trung Quốc để có thể thực hiện những điều không thể: đó là đưa Trung Quốc lên thành một cường quốc nổi trội trong một số lĩnh vực công nghệ nhằm tạo dựng một môi trường kinh tế tương lai.
Học kinh nghiệm từ Mỹ, kinh tế sẽ là công cụ hữu hiệu để Trung Quốc kiến tạo thế giới sao cho phù hợp với những lợi ích quốc gia.
Tin liên quan |
Xung khắc Mỹ - Trung Quốc: Chiến tuyến mới |
Vì vậy, giờ đây, cuộc đọ sức Mỹ-Trung Quốc không chỉ còn là vấn đề kinh tế, thương mại, mà là cả vấn đề hệ tư tưởng, công nghệ, hải quân và không gian. Nếu như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama là người đầu tiên muốn “giữ chân” Trung Quốc với sự hỗ trợ của các nước đồng minh, thì trái lại, chủ nhân Nhà Trắng hiện nay, ông Donald Trump lại muốn nước Mỹ “đơn thương độc mã” chống Trung Quốc vì không mấy tin tưởng các đồng minh.
Tờ Le Monde đặt ra hàng loạt câu hỏi: Ông Trump có thể đi xa đến đâu trong ý định tách rời kinh tế Mỹ khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc? Mỹ sẽ cấm các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Wall Street? Hạn chế tối đa hay buộc các doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ phải xin phép khi muốn làm ăn với các đối tác Trung Quốc? Hủy bỏ mọi hợp tác khoa học giữa hai nước? Hạn chế các khoản đầu tư ở Trung Quốc của Quỹ Hưu trí Liên bang?
Đương nhiên, thời gian tới, rất có thể ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ ủng hộ một số giải pháp này. Nhưng để làm mờ đi những thất bại trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, dường như Tổng thống Donald Trump đang quyết tâm tiến hành một chiến dịch chống Trung Quốc dồn dập với đích ngắm là cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11.
“Với việc hai chủ nghĩa dân tộc bị kích động ‘quá liều’, hai siêu cường lớn nhất thế giới đối đầu. Trong lịch sử, bối cảnh này hiếm khi mang lại những điều gì thuận lợi và tốt đẹp”, tờ Le Monde bình luận.
Muốn tách chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, Mỹ 'nhắm' đến Trung Đông TGVN. Trang mạng Foundation for Defense of Democracies ngày 13/5 nhận định, sự cạnh tranh quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc đang nóng dần lên ... |
Mỹ - Trung Quốc: Cuộc khẩu chiến mới TGVN. Có thể đã có hy vọng đại dịch sẽ đưa thế giới lại gần nhau hơn, nhưng thực tế Covid-19 khiến mâu thuẫn thêm ... |
Thương chiến Mỹ - Trung Quốc gây khó cho ứng phó dịch Covid-19 TGVN. Hợp tác toàn cầu quá yếu ớt hiện nay đang làm đại dịch Covid-19 thêm trầm trọng. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - ... |