Dấu ấn trên “chuỗi ngọc trai”

Việc Sri Lanka trao quyền điều hành cảng nước sâu Hambantota cho Trung Quốc sẽ giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trong khu vực nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho cường quốc châu Á này. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dau an tren chuoi ngoc trai Trung Quốc nối dài “chuỗi ngọc trai”
dau an tren chuoi ngoc trai Trung Quốc hy vọng vào "Chuỗi ngọc trai"

Cuối tháng Bảy vừa qua, chính quyền Sri Lanka đã ký thỏa thuận trị giá 1,12 tỷ USD, cho phép công ty China Merchants Ports Holdings (Trung Quốc) điều hành cảng nước sâu Hambantota trong 99 năm. Đổi lại, phần lớn khoản tiền này sẽ được đầu tư vào Công ty Dịch vụ Cảng Quốc tế Hambantota (HIPS) do chính phủ Sri Lanka nắm phần lớn cổ phần.

dau an tren chuoi ngoc trai
Cảng nước sâu Hambantota của Sri Lanka nhìn từ trên cao. (Nguồn: SkyscraperCity).

Cũng theo thỏa thuận được ký kết tại Colombo, phía Sri Lanka và Trung Quốc sẽ hoạt động song song trong khu vực cảng, với lực lượng quân đội nước sở tại phụ trách công tác an ninh.

Nhận định về thỏa thuận giữa hai nước trên trang mạng The Diplomat, nhà báo Narayani Basu, người có nhiều năm nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc cho rằng tuy đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược “Chuỗi ngọc trai”, nhưng Bắc Kinh cũng sẽ phải tốn không ít công sức nhằm hiện thực hóa giấc mơ nối liền châu Á, châu Âu và châu Phi của mình.

Lý thuyết và thực tế

Từ lâu, Trung Quốc đã quan tâm đến tiềm năng thương mại và chiến lược của Hambantota. Cảng nước sâu này của Sri Lanka nằm ngay giữa tuyến đường vận chuyển huyết mạch giữa Ấn Độ Dương, kết nối Trung Đông và Đông Á. Quan trọng hơn, Hambantota có vị trí chiến lược trong “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Do đó, việc đầu tư vào cảng Hambantota được xem là bước đi hợp lý của Bắc Kinh trong quá trình mở rộng sự hiện diện địa chính trị của mình ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, Trung Quốc sẽ gặp không ít khó khăn trong việc biến Hambantota thành một điểm trung chuyển hàng hóa và giao thương cốt lõi tại Ấn Độ Dương. Ngay từ khi bản dự thảo của thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Colombo được công bố, phe đối lập Sri Lanka đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng việc trao quyền điều hành cảng Hambantota cho Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia. Theo một số chuyên gia, đến nay, ngay cả với vị trí chiến lược đầy tiềm năng của mình, Hambantota đã không tạo được sức hút đối với tàu thuyền chuyên chở hàng hóa đi qua khu vực nói chung và người dân Sri Lanka nói riêng.

Cụ thể, dự án phát triển Khu công nghiệp Sri Lanka - Trung Quốc, được khởi công hồi tháng 1/2017 tại Hambantota với hứa hẹn sẽ mang lại ít nhất 100.000 việc làm, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân địa phương trong quá trình giải phóng mặt bằng. Kết quả là đã sáu tháng trôi qua, nhưng tương lai của dự án khu công nghiệp giữa Colombo và Bắc Kinh vẫn khá mờ mịt. Tương tự như vậy, sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa được xây dựng vào năm 2013 với chi phí 286 triệu USD, cùng nhiều công trình khác do Trung Quốc và Sri Lanka hợp tác xây dựng tại Hambantota, cũng trong tình trạng bỏ hoang.

Thực trạng này cho thấy ngay cả khi Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào cảng Hambantota, nơi đây cũng khó có thể trở thành đầu mối giao thương quốc tế trong một sớm một chiều, đặc biệt là khi các quốc gia lân cận, nhất là Ấn Độ, vẫn tỏ ra dè dặt trước động thái mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Ngoài ra, việc Sri Lanka chỉ cho phép cảng Hambantota hoạt động như cảng thương mại sẽ là một điểm trừ không nhỏ cho phía Bắc Kinh. Theo đó, hải quân nước sở tại sẽ chịu trách nhiệm giám sát và bảo đảm an toàn cho các hoạt động giao thương trong cảng. Tháng Năm vừa qua, Sri Lanka đã có động thái cứng rắn khi từ chối yêu cầu của Trung Quốc cho phép tàu ngầm của nước này neo đậu tại Hambantota. Thực tế này sẽ khiến giấc mơ có một căn cứ quân sự thứ hai của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, sau Djibouti, chưa thể thành hiện thực.

Bước đi khó cản

Dẫu vậy, những thách thức ban đầu này được cho là khó có thể cản bước Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới nói chung và Nam Á nói riêng. Bên cạnh Hambantota, Trung Quốc sẽ cùng Pakistan hợp tác xây dựng cảng Gwadar, một điểm giao thương vận tải biển trọng yếu khác trong khu vực, với số vốn đầu tư lên tới 46 tỷ USD. Ngày 12/7, căn cứ quân sự của Trung Quốc ở cảng Djibouti cũng đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự vươn mình của Bắc Kinh tới châu Phi và Ấn Độ Dương.

Trong bối cảnh nền kinh tế Sri Lanka vẫn bị chi phối bởi khoản nợ lên tới 8 tỷ USD từ phía Trung Quốc, Hambantota chỉ là bước đầu trong chiến dịch “thu phục” Colombo của Bắc Kinh. Thêm vào đó, sự hấp dẫn của những nguồn vốn khổng lồ đến từ Trung Quốc có thể khiến Sri Lanka tiếp tục rơi vào vòng xoáy vay – trả nợ và càng trở nên phụ thuộc vào cường quốc châu Á.

Nhìn tổng thể, hiện còn quá sớm để tiên đoán về kết quả của dự án hợp tác xây dựng cảng giữa Trung Quốc và Sri Lanka. Phải chăng, làm sao để “viên ngọc quý” Hambantota có thể tỏa sáng xứng với tiềm năng của nó, đây là câu hỏi mà có lẽ chỉ Bắc Kinh mới có lời giải đáp?

dau an tren chuoi ngoc trai Trung Quốc khẳng định trách nhiệm của Mỹ - Triều Tiên tại Bình Nhưỡng

Theo đó, Triều Tiên và Mỹ, chứ không phải là Trung Quốc, mới là hai nhân tố chính nỗ lực làm giảm căng thẳng và ...

dau an tren chuoi ngoc trai Những vũ khí Trung Quốc lần đầu công bố tại diễu binh

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31AG, tiêm kích J-16 là hai trong số những vũ khí mới mà Trung Quốc lần đầu công bố ...

dau an tren chuoi ngoc trai Cạnh tranh chiến lược giai đoạn mới

Căng thẳng tại cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Động Lăng) không đơn thuần là tranh chấp lãnh thổ, mà còn là biểu hiện ...

Phan Vương

Đọc thêm

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động