Đấu tranh quân sự ở Nam Bộ sau Hiệp định Paris

PGS. TS. Hồ Sơn Đài
Nguyên Đại tá, Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Nam Bộ - Trường ĐH Thủ Dầu Một
Sau khi Hiệp định Paris đã được ký kết, chiến tranh chưa chấm dứt mà vẫn tiếp diễn ở chiến trường Nam Bộ. Những động thái của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đặt nhân dân miền Nam đứng trước một lựa chọn không thể khác…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiếc B52 đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Phủ Lỗ, Đông Anh, Hà Nội, tối 18/12/1972.
Chiếc B52 đầu tiên của Mỹ bị bắn rơi ở Phủ Lỗ, Đông Anh, Hà Nội, tối 18/12/1972.

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris ngày 27/01/1973 với nội dung cơ bản là: Mỹ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và các nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Thực hiện nội dung Hiệp định, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh quân sự sang đấu tranh chính trị, nhằm tiến tới tổng tuyển cử tự do dân chủ, có sự giám sát quốc tế, thống nhất nước nhà thông qua con đường hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc.

Cuộc tổng tiến công chiến lược và đòn giáng trả cuộc tập kích chiến lược B52 của Mỹ ở miền Bắc trong năm 1972 đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam, tạo ra một tình thế đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam chuyển sang một giai đoạn mới. Tại Nam Bộ, các lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng chính trị thực hiện “kế hoạch thời cơ” tranh thủ cắm cờ, giữ đất, mở vùng trước giờ lệnh ngừng bắn có hiệu lực; phá vỡ các tuyến phòng ngự biên giới phía bắc Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng và căn cứ địa, đưa lực lượng chủ lực về triển khai trên những địa bàn chiến lược quan trọng tạo thế bao vây uy hiếp địch ở vùng trung tuyến, vùng ven, các đường giao thông chiến lược và các thị trấn, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, một số cán bộ ở Đông Nam Bộ và Trung Nam Bộ tỏ ra lúng túng trong chỉ đạo thực hành đấu tranh với địch. Có địa phương còn đề ra chủ trương 5 cấm: cấm tiến công địch, cấm đánh quân địch lấn chiếm, cấm vây đồn, cấm pháo kích, cấm xây dựng xã chiến đấu.

Trong lúc đó, mặc dù đặt bút ký Hiệp định, nhưng Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chỉ huy chính quyền và quân đội Sài Gòn sử dụng bạo lực phản cách mạng tiến hành lấn chiếm và bình định, sẵn sàng gây lại chiến tranh lớn. Ngay trước và sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ tranh thủ tăng cường trang bị cho quân đội Sài Gòn. Nhờ vậy, Thiệu ra sức phát triển quân đội, xây dựng các binh chủng, thành lập thêm nhiều tiểu đoàn cảnh sát dã chiến, các liên đoàn bảo an cơ động và phòng vệ dân sự. Tại Nam Bộ, vào thời điểm tháng 01/1973, quân đội Thiệu có 358.000 quân, phòng vệ dân sự vũ trang 250.000 quân; bao gồm 6 sư đoàn và 7 trung đoàn chủ lực, 252 tiểu đoàn và 211 đại đội bảo an, 36 đại đội và 3.730 trung đội dân vệ; 1.216 xe thiết giáp, 798 khẩu pháo, 1.076 máy bay (trong đó có 314 máy bay chiến đấu), 1.330 tàu hải quân, 8.471 căn cứ đồn bót các loại.

Với lực lượng nêu trên, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ”, thực hiện kế hoạch “bình định đặc biệt”, củng cố bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, xuyên tạc Hiệp định Paris, tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, phá hoại cơ sở cách mạng. Tại miền Đông Nam Bộ, chúng ném bom Thiện Ngôn, Xa Mát, Lộc Ninh, lấn chiếm khu trung tuyến Bắc - Tây Bắc Sài Gòn, các khu vực đường số 7 Bến Cát, đường số 2 và 23 Bà Rịa - Long Khánh. Tại miền Trung Nam Bộ, chúng huy động lực lượng giải tỏa áp lực của ta ở ven thị xã Mỹ Tho, Nam - Bắc lộ 4; hành quân lấn chiếm ở tuyến biên giới Kiến Tường, vùng 20/7, Nam Giồng Trôm… Tại miền Tây Nam Bộ, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét vào vùng trung tâm Hậu Giang.

Chỉ tính trong vòng một tháng sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực, trên toàn chiến trường miền Nam, địch vi phạm Hiệp định 70.000 lần, trong đó có 19.780 cuộc hành quân lấn chiếm, 30.375 vụ ném bom và 31.075 cuộc hành quân cảnh sát. Tính đến tháng 08/1973 (khi Nghị quyết 21 Trung ương Đảng được phổ biến trên chiến trường miền Nam), quân đội Sài Gòn tổ chức hàng vạn cuộc hành quân lớn nhỏ (trung bình 30-40 cuộc/ngày, cao nhất trên 100 cuộc/ngày); lấn chiếm được 835 ấp (trong đó có 457 ấp được giải phóng trước khi ngừng bắn); đóng mới 1.035 đồn bót; phá một số căn cứ lõm; đốt phá nhiều cửa khẩu, hành lang vận chuyển, nguồn cung cấp dự trữ kháng chiến.

Như vậy, Hiệp định Paris đã được ký kết, nhưng trong thực tế, chiến tranh chưa chấm dứt mà vẫn tiếp tục tiếp diễn ở miền Nam nói chung, ở chiến trường Nam Bộ nói riêng!

Theo điều khoản của Hiệp định Paris, Mỹ phải rút hết quân Mỹ và các nước khác khỏi miền Nam Việt Nam.
Theo điều khoản của Hiệp định Paris, Mỹ phải rút hết quân Mỹ và các nước khác khỏi miền Nam Việt Nam.

Lựa chọn không thể khác!

Động thái mới của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đặt nhân dân miền Nam đứng trước một lựa chọn không thể khác: vừa đấu tranh chính trị pháp lý đòi địch thi hành Hiệp định, vừa phải giữ gìn, phát triển thế và lực cách mạng, tiến tới hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Vấn đề đấu tranh quân sự, do đó, không khỏi gặp những lúng túng khó khăn trong từng thời điểm, từng vùng chiến trường nhất định. Tại nhiều địa phương Nam Bộ, quân và dân ta đã nỗ lực khắc phục những khó khăn tổn thất do hành động phá hoại Hiệp định của địch gây ra, từng bước khôi phục và đẩy mạnh đấu tranh quân sự cả trong nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường. Tại Đông Nam Bộ, các lực lượng vũ trang kiên quyết đánh địch ở phía Nam Tòa thánh Tây Ninh, dọc sông Vàm Cỏ Đông, khu vực dọc các đường giao thông 13, 15, 20, 7, 10. Đặc biệt, sư đoàn 7 phối hợp với trung đoàn độc lập 205 chặn đánh cuộc hành quân lớn của địch vào Dầu Tiếng, diệt và bắt sống hàng trăm tên địch. Tại Trung Nam Bộ, các lực lượng vũ trang cách mạng chặn đánh địch ở tuyến biên giới Hồng Ngự, Nam - Bắc lộ 4, Gò Công.

Riêng tại Tây Nam Bộ, ngay sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, Bộ Tư lệnh Khu 9 (do Phó Tư lệnh Miền kiêm Tư lệnh Lê Đức Anh và Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Võ Văn Kiệt) trên cơ sở nhận định địch sẽ không thi hành Hiệp định, tiếp tục chiến tranh, đã chỉ đạo các đơn vị vũ trang tiếp tục chiến đấu, giành thắng lợi lớn ở Long Mỹ, Tam Bình, Trà Ôn, mở rộng hành lang từ căn cứ U Minh lên Cần Thơ. Ngày 03/02/1973, Khu ủy Khu 9 họp hội nghị Ban Thường vụ mở rộng quyết nghị đề nghị lên Trung ương Cục miền Nam tiếp tục được giữ thế tiến công, kiên quyết đánh trả địch lấn chiếm, từng bước đưa mũi đấu tranh chính trị và binh vận lên ngang hàng với mũi tiến công quân sự. Các trung đoàn chủ lực của Khu và Miền được giữ lại tiếp tục chiến đấu, làm chỗ dựa cho lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương đánh bật nhiều cuộc hành quân lấn chiếm của địch, đặc biệt ở vùng trọng điểm Long Mỹ. Kinh nghiệm trong hoạt động quân sự ở Tây Nam Bộ được phổ biến rộng rãi trên toàn chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Quân Giải phóng miền Nam đưa xe tăng tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ tại miền Đông Nam Bộ, năm 1972.
Quân Giải phóng miền Nam đưa xe tăng tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ tại miền Đông Nam Bộ, năm 1972.

Chủ trương xuyên suốt

Rõ ràng, sự lúng túng ở chiến trường Đông và Trung Nam Bộ và thành công ở Tây Nam Bộ trong hoạt động đấu tranh quân sự đang đặt ra yêu cầu cần có chủ trương thống nhất, xuyên suốt từ trên xuống dưới về phương châm đấu tranh trong tình hình mới. Tháng 05/1973, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp mở rộng bàn về vấn đề miền Nam. Tham dự hội nghị, ngoài các ủy viên Bộ Chính trị, còn có nhiều cán bộ lãnh đạo, chỉ huy từ chiến trường miền Nam ra (Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Trần Nam Trung, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Minh Đường, Trần Hữu Dực, Song Hào, Trần Quí Hai, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo). Hội nghị chủ trương: “Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý”. Nội dung Hội nghị là cơ sở để Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 diễn ra hai tháng sau đó khẳng định: cách mạng miền Nam chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng.

Quán triệt nội dung Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, tháng 06/1973, Trung ương Cục miền Nam họp đề ra nhiệm vụ lãnh đạo các chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đẩy mạnh xây dựng lực lượng chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương, đẩy mạnh mũi tiến công đánh địch vi phạm Hiệp định. Từ tháng 06/1973, hoạt động đấu tranh quân sự được đẩy lên bước phát triển mới trên khắp các chiến trường. Tại miền Đông Nam Bộ, các đơn vị quân chủ lực kết hợp cùng với lực lượng vũ trang địa phương áp sát ra vùng tranh chấp, vùng trung tuyến, vùng ven để hoạt động, tổ chức nhiều trận đánh thắng lợi ở Củ Chi, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cát, Đức Hòa, Cần Đước, Bàu Hàm; bám lại hoạt động tại các khu vực dọc các đường giao thông 23, 1, 15, 24… Tại miền Trung Nam Bộ, lực lượng vũ trang chuyển sang phản công, tiến công, chặn và đẩy lùi địch ở các khu vực Nam - Bắc lộ 4 (Mỹ Tho), Mỏ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre); mở rộng diện tranh chấp làm chủ ở Kiến Phong, Chợ Gạo, Gò Công. Chỉ trong vòng hai tháng (tháng 9-10/1973), Quân khu 8 tiêu diệt, bức rút, bức hàng 79 đồn bót, mở lại các vùng giải phóng Kiến Văn, Kiến Phong và vùng 20/7. Tại miền Tây Nam Bộ, quân và dân Quân khu 9 tiếp tục đẩy mạnh đòn tiến công quân sự, riêng trong tháng 07/1973, đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm dài ngày của hơn 70 tiểu đoàn dịch tại Chương Thiện. Đến tháng 10/1973, Quân khu đã đánh tổng cộng 5.840 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 48.029 tên địch, diệt và bức rút 386 đồn bót, giải phóng được 2 xã, 112 ấp với 54.500 dân. Cùng với mũi đấu tranh chính trị, binh vận, hoạt động tiến công quân sự trong những tháng cuối mùa mưa năm 1973 tại Nam Bộ đã góp phần đưa cách mạng miền Nam bước chuyển sang giai đoạn tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, tiến hành tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa ngày 30/04/1975.
Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, trưa ngày 30/04/1975.

Có thể nói rằng, tại Nam Bộ, từ sau khi ký Hiệp định đến tháng 10/1973 là quãng thời gian ở đó, các lực lượng vũ trang cách mạng không ngừng hoàn thiện nhận thức trong đánh giá kẻ thù, trong phân tích thực tiễn để tìm ra một lối đi chính xác, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu bức xúc của chiến trường; là quãng thời gian ở đó, cán bộ, chiến sĩ ở Nam Bộ một lần nữa có cơ hội rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí khắc phục khó khăn, tự chủ, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm trong những thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Không ảo tưởng với kẻ thù, nắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng, tư tưởng tiến công và tiến công liên tục là bài học sâu sắc nhất kết tủa từ thực tiễn hoạt động đấu tranh quân sự trong giai đoạn lịch sử sau Hiệp định Paris.

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Hiệp định Paris đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là sự kiện quan trọng với thành phố Verrières-le-Buisson, ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam: Dấu son về truyền thống độc lập, tự cường của dân tộc

Hiệp định Paris về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ trong suốt 21 ...

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Các nhân chứng lịch sử bồi hồi nhớ lại quãng đường ký kết và thực thi Hiệp định Paris

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm ký Hiệp định Paris, những nhân chứng đi qua thời kỳ bước ngoặt của lịch sử Việt Nam đã ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 24/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 24/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 24/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 24/4/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 24/4/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. kết quả xổ số Đồng ...
XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Tư 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024

XSMN 24/4 - xổ số hôm nay 24/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay, thứ 4 ngày 24/4/2024. XSMN thứ 4. xổ số miền Nam ngày ...
XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024. SXMT 24/4/2024

XSMT 24/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024. xổ số hôm nay 24/4/2024. xổ số miền Trung thứ 4. SXMT 24/4. KQXSMT thứ 4
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/4/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 24/4. Lịch âm hôm nay 24/4/2024? Âm lịch hôm nay 24/4. Lịch vạn niên 24/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 24/4/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 24/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 24/4/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban thư ký ASEAN

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp, làm việc với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Hơn 300 vận động viên từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đối tác tham gia tranh tài trong 6 bộ môn thể thao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam cùng với Đại sứ quán Indonesia, Philippines, Thái Lan và tổ chức Friend of Childs đồng tổ chức Hội chợ ASEAN Bazaar tại thủ đô Athens.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Ngày 22/4, tại Cục Lễ tân Nhà nước, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm bà Caroline Rachel Beresford làm ...
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, bảo hộ công dân giữa tỉnh Malanje, Angola và Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, bảo hộ công dân giữa tỉnh Malanje, Angola và Việt Nam

Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola do Đại sứ Dương Chính Chức dẫn đầu đã thăm và làm việc tại tỉnh Malanje, Angola.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động