Đi tìm nguyên nhân thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19

Quang Đào
TGVN. Tạp chí The Diplomat mới đây có bài viết nhận định về phản ứng phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả đến mức đáng ngạc nhiên từ Chính phủ Việt Nam và người dân.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19 Dịch Covid-19: Chuyên gia Indonesia ca ngợi chiến lược 12 điểm thành công của Việt Nam
di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19 Việt Nam sản xuất thành công sinh phẩm mới, làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm Covid-19
di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19
Việt Nam thành công trong chiến dịch chống đại dịch Covid-19 nhờ sự chuẩn bị chặt chẽ, biện pháp phòng dịch đúng đắn và kịp thời. (Nguồn: AFP)

Khi đại dịch Covid-19 tiếp tục tàn phá khắp thế giới, Việt Nam nổi lên là một trong những điểm sáng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong công tác phòng chống dịch, bên cạnh Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và New Zealand.

Mặc cho việc chia sẻ biên giới với Trung Quốc, nơi khởi nguồn của virus SARS-CoV-2 và có ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1, cho đến nay, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 270 ca nhiễm bệnh, trong đó có 225 ca đã được tuyên bố khỏi bệnh và không có trường hợp nào tử vong.

Sau tròn 1 tuần không có ca nhiễm mới nào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngừng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vì toàn quốc.

Bất lợi nhưng không bất lực

Theo The Diplomat, so sánh với những nơi được truyền thông quốc tế khen ngợi vì đánh bại được dịch Covid-19 như Đài Loan, Hàn Quốc hay New Zealand, Việt Nam có thể bị coi là bất lợi hơn do nền kinh tế không phát triển bằng, dân số đông và chia sẻ một đường biên giới dài với Trung Quốc. Năm 2019, theo bảng xếp hạng của Trung tâm Johns Hopkins về an ninh y tế và "Sáng kiến đe dọa hạt nhân" (NTI), Việt Nam xếp hạng thứ 50/195 quốc gia về mức độ sẵn sàng đối phó với dịch bệnh và đại dịch, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (9), New Zealand (35), hoặc thậm chí những quốc gia đang “vật lộn” với hàng trăm nghìn ca nhiễm như Mỹ (1), Pháp (11) hay Italy (31).

Rất nhiều lời giải thích được đưa ra vì sao Việt Nam đạt được thành công này, nó bao gồm chiến lược truy tìm dịch tễ và theo dõi chặt chẽ các ca nhiễm tiềm tàng trong xã hội; sự cảnh giác liên tục được duy trì bởi Chính phủ khi chưa bao giờ coi Covid-19 là “bệnh cúm xoàng”; một truyền thống nâng cao sự đoàn kết dân tộc trong thời kỳ khó khăn; hay thậm chí truyền thống Nho giáo lâu đời, tạo nên văn hóa tập thể của xã hội Việt Nam.

Một sự thật đáng kinh ngạc mà hiếm khi được cả trong lẫn ngoài nước nhắc đến khi phân tích chiến lược chống Covid-19 của Việt Nam, đó là chức Bộ trưởng Y tế hiện còn bỏ trống kể từ khi Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nghỉ hưu từ tháng 11/2019. Kể từ đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một kỹ sư viễn thông, phó tiến sỹ kinh tế, được giao nhiệm vụ quản lý và có lẽ vẫn sẽ như vậy cho đến khi đại dịch thực sự được kiểm soát.

Tuy nhiên, Bộ Y tế và mạng lưới các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh với nguồn lực hạn chế, nhưng có chiến lược y tế công cộng chống lại đại dịch hoạt động trơn tru, đã chứng minh là “cánh tay phải” của Chính phủ trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19. Chiến công này xuất phát từ nhiều bài học mà Việt Nam học được trong đợt dịch SARS năm 2003 và sau đó là đại dịch cúm H1N1 năm 2009.

Thế nhưng, chỉ một Bộ Y tế có khả năng là không đủ để kiểm soát được tình hình, bởi toàn bộ bộ máy Chính phủ phải hành động nhanh chóng và hiệu quả để có thể huy động tất cả nguồn lực sẵn có cho chiến dịch tốn kém chống lại Covid-19.

di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh Covid-19 bằng hình thức họp trực tuyến.

Tự tin với những dịch bệnh khó lường khác trong tương lai

Ngoài ra, chính quyền trung ương và địa phương cũng cần phải minh bạch trong việc giao tiếp với công chúng để đạt được sự tin tưởng rất cần thiết trong quá trình thực thi kiểm dịch và xã hội bị đảo lộn. Chính quyền Việt Nam đã học được bài học này từ vụ ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh, gây ra bởi tập đoàn Formosa của Đài Loan năm 2016.

Theo The Diplomat, lãnh đạo Chính phủ giữa cuộc khủng hoảng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiểu được rằng, lệnh thực thi giãn cách xã hội trên toàn quốc và các biện pháp liên quan chỉ được thực hiện tốt khi người dân tin tưởng vào Chính phủ và Việt Nam đã đạt được điều này trong suốt những tháng qua, nhất là trên không gian mạng và mạng xã hội.

Chính phủ luôn cập nhật, thông báo đầy đủ với người dân từng ngày về những ca nhiễm Covid-19 mới, tình hình dịch bệnh một cách minh bạch. Không những thế, khác với Trung Quốc, người dân Việt Nam được hưởng tự do trên mạng tốt hơn nhiều, với hơn 70% dân số sử dụng internet và 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google, cả hai công ty công nghệ này đều bị cấm ở Trung Quốc.

“Bằng cách nhanh chóng thiết lập các biện pháp nghiêm ngặt như giãn cách xã hội và đóng cửa biên giới để chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đồng thời đề xuất một số gói kích thích để giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam và thậm chí tiếp cận và giúp đỡ các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng Việt Nam. Người dân Việt Nam dường như có mức độ tự tin cao nhất trên toàn cầu về cách Chính phủ của họ xử lý đại dịch.” – The Diplomat nhận định.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến mọi mặt của thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giờ đây, khi suy thoái kinh tế toàn cầu là gần như chắc chắn và tác động tiêu cực của các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt lên nền kinh tế trong nước dường như là không thể tránh khỏi, nhiệm vụ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bộ máy Chính phủ được chuyển sang thành kiểm soát đại dịch bằng mọi giá và giảm thiểu tác động của nó đối với nền kinh tế và xã hội.

Sự chuẩn bị lâu dài và đầy đủ, trách nhiệm của các quan chức cấp cao ở cả cấp trung ương, địa phương và sự minh bạch trong việc truyền đạt các biện pháp nghiêm ngặt và thường là khó khăn như cách ly xã hội và kiểm dịch sẽ luôn có tầm quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Vì vậy, Việt Nam có thể hoàn toàn có thể tự tin nếu những dịch bệnh khó lường khác xuất hiện trong tương lai.

di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19

San phẳng đường cong Covid-19 bằng ‘búa tạ’, kinh tế Việt Nam tìm đường về quỹ đạo tăng trưởng

TGVN. Việt Nam đã san phẳng đường cong dịch Covid-19 bằng “búa tạ”. Và tiếp sau những thành công ban đầu, Việt Nam mở cửa ...

di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19

Thêm một mùa Xuân đại thắng

TGVN. Chiến thắng Covid-19 trong mùa Xuân 2020 một lần nữa minh chứng cho sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam ...

di tim nguyen nhan thanh cong cua viet nam trong cuoc chien chong covid 19

Những suất ăn nghĩa tình thời Covid-19

TGVN. Logo trái tim đỏ thắm mang dòng chữ “Cảm ơn các bạn rất nhiều! Chúng tôi cùng với các bạn” do một nhóm người Việt ...

Quang Đào (theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động