Địa chính trị tác động đến cách tiếp cận vaccine Covid-19 của khu vực châu Á

Gia Kỳ
Trong bài viết đăng trên tờ East Asia Forum, tác giả David P Fidler cho rằng cách tiếp cận vaccine Covid-19 của châu Á có sự khác biệt so với các nước Bắc bán cầu vì lý do địa chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kể từ khi Covid-19 bùng phát và trở thành đại dịch toàn cầu, vaccine được xem là phương pháp duy nhất để ngăn chặn làn sóng dịch bệnh có thể trầm trọng hơn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các bên liên quan đã thành lập COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm phân bổ các loại vaccine Covid-19 công bằng cho các nước.

Tuy nhiên, các nước có đủ năng lực tài chính để mua hay sản xuất vaccine vẫn chi phối việc sản xuất và nguồn cung toàn cầu, đặt ra câu hỏi khi nào các nước có thu nhập thấp sẽ có được vaccine.

Ở châu Á, địa chính trị là thứ quyết định khả năng tiếp cận vaccine, chứ không phải sự công bằng, như COVAX và các nước từng tuyên bố.

Các công nhân dỡ những thùng đựng vaccine của Oxford/AstraZeneca theo khuôn khổ COVAX tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/3/2021. (Nguồn: Reuters)
Các công nhân dỡ những thùng đựng vaccine của Oxford/AstraZeneca theo khuôn khổ COVAX tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/3/2021. (Nguồn: Reuters)

Ngoại giao vaccine

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến vaccine trở thành một cứu cánh, và các nước sử dụng vaccine theo các cách tiếp cận khác nhau.

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây theo đuổi chủ nghĩa dân tộc vaccine, Trung Quốc khai thác cuộc khủng hoảng toàn cầu bằng cách bán và tài trợ vaccine Covid-19 cho châu Á để thúc đẩy lợi ích chính sách đối ngoại với sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Với con mắt dè chừng Trung Quốc, Ấn Độ đã tài trợ vaccine cho các nước trong khu vực. Nga cũng đã bán và tặng vaccine cho các nước châu Á.

Mặc dù vậy, ngoại giao vaccine song phương chỉ có tác động hạn chế đến nhu cầu vaccine và việc tặng và bán liều lượng vaccine có thành hiện thực như cam kết vẫn còn bỏ ngỏ. Trung Quốc, Ấn Độ và Nga phải đối mặt với nhu cầu tiêm chủng trong nước do số ca đang tăng trở lại có thể làm trì hoãn các thỏa thuận cũng như việc tặng vaccine.

Các câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của vaccine do Trung Quốc điều chế cùng với lời đánh giá của người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc về hiệu quả thấp của vaccine cũng đang đe dọa làm sụp đổ chính sách ngoại giao vaccine của Bắc Kinh.

Ngoại giao vaccine đã tạo ra sự chú ý chính trị không tương xứng với hậu quả về sức khỏe do Covid-19 gây ra. Thay vì bác bỏ chủ nghĩa dân tộc vaccine tại hội nghị thượng đỉnh tháng 2/2021, các nước G7 đã thảo luận về vấn đề địa chính trị khi Bắc Kinh và Moscow tạo ra ảnh hưởng lớn thông qua ngoại giao vaccine.

Ông Thomas J. Bollyky, giám đốc chương trình Sức khỏe toàn cầu thuộc tổ chức tư vấn Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ), nhận thấy các nước đã sử dụng ngoại giao vaccine dựa trên cơ sở địa chính trị chứ không phải là cơ sở dịch tễ học.

Kết quả là, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được nhận nhận hơn một nửa số vaccine trên toàn cầu mặc dù theo các báo cáo khu vực này chỉ có dưới 10% số ca Covid-19 của thế giới, tính từ tháng 11/2020.

Thay đổi cách thức cạnh tranh

Ban đầu, cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung chỉ tập trung vào khoa học-công nghệ và các vấn đề kinh tế-thương mại, song nay đã “lấn sân” sang lĩnh vực điều chế vaccine.

Phản ứng đầu tiên với chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc đến từ nhóm Bộ tứ (bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ).

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 3/2021, Bộ tứ đã cam kết sản xuất ít nhất 1 tỷ liều vaccine phòng Covid-19 cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đến trước năm 2022 – một cam kế mà nếu được thực hiện sẽ tăng thêm khả năng tiếp cận vaccine với châu Á.

Sáng kiến trên sẽ góp phần triển khai chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách tăng cường phối hợp với đồng minh, phù hợp với tâm trạng lo lắng của Australia, Ấn Độ và Nhật Bản về các động thái của Bắc Kinh.

Trung Quốc vẫn chỉ trích các nước Bộ tứ vì nỗ lực ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này, vì vậy việc Bộ tứ sử dụng ngoại giao vaccine là thông điệp cân bằng quyền lực gửi đến trực tiếp Bắc Kinh.

Khả năng tiếp cận vaccine bình đẳng, mang tính toàn cầu đang phụ thuộc vào cam kết của COVAX trong việc sử dụng hỗ trợ tài chính từ các nước thu nhập cao để cung cấp cho hơn 90 quốc gia đang phát triển.

Bất chấp sự phủ bóng của chủ nghĩa dân tộc vaccine, COVAX vẫn tiếp tục phân phối và cung cấp vaccine cho các nước châu Á. COVAX dự báo họ sẽ cung cấp khoảng 1 tỷ liều vaccine cho khu vực trong năm 2021. Số lượng được COVAX đưa ra vượt quá số lượng mà chính sách ngoại giao vaccine song phương và sáng kiến QUAD cam kết cung cấp trong năm nay.

Tuy nhiên, COVAX cũng không thoát khỏi yếu tố địa chính trị. Việc chính quyền Tổng thổng Trump không tham gia sáng kiến COVAX đã cho Trung Quốc cơ hội để củng cố ngoại giao vaccine và ảnh hưởng toàn cầu.

Để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc, chính quyền ông Biden đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ bằng cam kết cung cấp 4 tỷ USD cho COVAX và tổ chức sự kiện tài trợ cho COVAX vào tháng 4/2021. Những lo ngại về địa chính trị cũng đã thúc đẩy cam kết của các nước G7 với COVAX trong năm 2021.

Thông qua ngoại giao vaccine, sáng kiến của Bộ tứ và COVAX, cạnh tranh địa chính trị đã thúc đẩy khả năng tiếp cận vaccine ở châu Á nhưng sự phủ sóng của chủ nghĩa dân tộc vaccine còn rất lớn và khả năng tiếp cận vaccine công bằng ở ngoài tầm tay.

Vào ngày 9/4, Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh rằng trong số 700 triệu liều vaccine được quản lý trên toàn cầu, “hơn 87% đã được chuyển đến các nước có thu nhập cao và trung bình, trong khi các nước thu nhập thấp chỉ nhận được 0,2%”.

Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine ở châu Á có công bằng hơn không nếu không có yếu tố địa chính trị, vẫn còn là điều đáng nghi ngờ. Trong thời kỳ diễn ra dịch cúm gia cầm H1N1 năm 2009, các nước có thu nhập cao đã khống chế nguồn cung vaccine lớn và ngăn cản sự tiếp cận công bằng và mang tính toàn cầu về vaccine mà chính trị cân bằng quyền lực không có vai trò gì.

Cạnh tranh địa chính trị về khả năng tiếp cận vaccine có thể biến mất. Tiến triển trong các chiến dịch tiêm chủng vaccine ở Mỹ và châu Âu sẽ xoa dịu chủ nghĩa dân tộc vaccine, tăng nguồn cung toàn cầu và giảm đòn bẩy ngoại giao để kiểm soát tình hình do tình trạng khan hiếm như hiện nay.

Những điều kiện trên sẽ khuyến khích Washington chuyển từ địa chính trị ngoại giao vaccine sang việc tiêm chủng cho người dân trên khắp thế giới càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, sự lây lan do các chủng Covid-19 biến thể làm suy yếu các vaccine hiện có và gây ra làn sóng mới của chủ nghĩa dân tộc vaccine cũng như các cuộc cạnh tranh địa chính trị về khả năng tiếp cận vaccine dành cho biến thể mới.

Nếu điều này xảy ra, câu chuyện về việc tiếp cận vaccine Covid-19 sẽ một lần nữa chứng minh việc các quốc gia tư duy và hành động liên quan đến vaccine và xem vaccine như là một hình thức quyền lực.

TIN LIÊN QUAN
Vaccine Covid-19: Johnson & Johnson gặp khó
Triển vọng thế giới hậu Covid-19: Rối loạn và bất ổn sẽ gia tăng?
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Tiếp tục góp tiếng nói có trách nhiệm với các vấn đề thuộc quan tâm chung
Cập nhật Covid-19 ngày 22/4: Mỹ vượt mục tiêu tiêm chủng; Iraq vượt ngưỡng 1 triệu ca; Dư vaccine, Israel 'nhường suất' mua cho các nước khác
Covid-19 ở Việt Nam sáng 22/4: Thêm 6 ca mắc mới được cách ly sau khi nhập cảnh tại Thái Bình, Yên Bái; hơn 108.000 người đã tiêm vaccine
Trung Quốc đang 'hụt hơi' trong chiến lược ngoại giao vaccine
Cạnh tranh với Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang vận dụng hiệu quả 'vaccine hữu nghị'
(theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4: Thị trường trong nước neo cao, khó ngăn đà tăng của đồng USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/4 ghi nhận đồng USD tăng sau khi một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam: Nguyễn Đình Bắc chấn thương nặng, khả năng chia tay VCK U23 châu Á 2024

Tin không vui đến với đội tuyển U23 Việt Nam khi Nguyễn Đình Bắc dính chấn thương nặng và nhiều khả năng sẽ chia tay giải bóng đá U23 ...
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Liverpool dừng bước tại vòng tứ kết Europa League 2023/24

Chiến thắng 1-0 ở trận lượt về là không đủ giúp Liverpool đi tiếp tại Europa League 2023/24.
Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

Hãy luôn giữ ASEAN là điểm sáng của hòa bình, thịnh vượng

ASEAN cần nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hợp tác để bất kể môi trường nào đều thể làm tốt hơn cho người dân của mình.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động