TIN LIÊN QUAN | |
Công tác Ngoại vụ địa phương: “Chủ động, sáng tạo, phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững” | |
Nâng cao hiệu quả đối ngoại địa phương trong phát triển và hội nhập quốc tế |
Đó là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc 19 với chủ đề “Chủ động, sáng tạo phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững” vừa qua, tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam” cho Lãnh đạo các tỉnh. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Tỉnh mong muốn được Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về thị trường ở nước ngoài như: thông tin về mùa vụ, phân tích cụ thể và mang tính dự báo về xu thế thị trường, chuẩn mực thị trường để dẫn dắt ngành sản xuất trong nước. Phân tích lợi thế so sánh giữa nông sản Việt Nam và nước ngoài. Tăng cường liên kết vùng, đưa ra những từ khóa chỉ dẫn địa lý theo quy mô ngành hàng của cả một vùng (như Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng). Khi đó, các địa phương khi xúc tiến đầu tư thì “dắt tay nhau ra thế giới chứ không đi một mình”. |
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã phân tích, thảo luận nhằm tìm ra những “rào cản”, “nút thắt” cản trở công tác đối ngoại địa phương thời gian qua, từ đó đưa ra biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh hơn nữa công tác đối ngoại địa phương, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (CQĐD) với địa phương.
Đổi mới hơn nữa
Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Ngoại vụ, ngay sau Hội nghị Ngoại vụ 18 năm 2016, các địa phương đã nghiêm túc triển khai 05 nhiệm vụ trọng tâm về công tác đối ngoại địa phương, trong đó ưu tiên tập trung vào hội nhập kinh tế quốc tế.
Về chính trị đối ngoại, Bộ Ngoại giao và các CQĐD đã ký 420 thỏa thuận quốc tế cấp độ địa phương với các tỉnh thành, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, tăng 20,3% so với giai đoạn 2014-2016. Các thỏa thuận này đang đóng góp tích cực vào việc tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, quảng bá hình ảnh, tiềm năng của các địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung.
Về kinh tế đối ngoại, kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2016 và năm 2017 tăng mạnh tới 23,8%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 34,92% so với giai đoạn 2014-2016. Cũng trong hai năm, vận động và quản lý viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đạt khoảng 300 triệu USD, đóng góp đáng kể vào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.
Tỉnh đánh giá cao sự hỗ trợ của Bộ trong việc kết nối giữa Tỉnh với địa phương các nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Dựa trên thế mạnh, Ninh Thuận xác định kinh tế biển, năng lượng tái tạo và du lịch là lợi thế trong phát triển kinh tế trong thời gian tới. Vì vậy, Tỉnh mong muốn Bộ Ngoại giao hỗ trợ kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài nghiên cứu ứng dụng khoa học đối phó với biến đổi khí hậu, phát triển vùng nho, phát triển hệ thống tưới tiêu, phát triển kinh tế biển. Thông qua kênh ngoại giao, Tỉnh cũng đã kêu gọi được những nhà đầu tư đủ năng lực vào Tỉnh, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn, các nhà đầu tư thiết bị và công nghệ phụ trợ vào nông nghiệp như Ấn Độ, Israel... |
Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao hoàn thiện hồ sơ và được UNESCO công nhận 7 danh hiệu, nâng tổng số di sản được UNESCO công nhận là 38 danh hiệu. Việc kết nối kiều bào trực tiếp với các địa phương được triển khai thực chất, góp phần thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc đồng thơi huy động được nguồn lực kiều bào.
Các địa phương cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao trong công tác quản lý biên giới. Tình hình biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Về công tác hỗ trợ địa phương, theo ông Nguyễn Hoàng Long, Bộ Ngoại giao đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị nội dung, tham gia phục vụ 47 hoạt động của Lãnh đạo cấp cao liên quan đến công tác đối ngoại địa phương tập trung vào xúc tiến thương mại. Bộ Ngoại giao tổ chức 166 đoàn Lãnh đạo Bộ đi thăm làm việc tại các địa phương; chủ động và tích cực phối hợp với địa phương tổ chức 51 hội nghị, tọa đàm chuỗi hoạt động “Gặp gỡ Đại sứ”, “Giới thiệu địa phương”...
Bên cạnh những những kết quả tích cực trên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác địa phương thời gian qua.
Đó là, một số địa phương còn lúng túng trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế và lồng ghép vào các nội dung phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến các kế hoạch hội nhập còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả trong thực tế.
Thời gian qua, Bộ Ngoại giao, các CQĐD đã hỗ trợ tích cực tỉnh trong việc nghiên cứu, kết nối và hợp tác với các đối tác địa phương. Trước đây, Tỉnh chủ yếu hợp tác với các địa phương của Lào, Campuchia, thì gần đây, Tỉnh đã mở rộng hợp tác với một số địa phương của Nhật Bản, Australia, Thái Lan… Nhờ sự giúp đỡ của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Nhật Bản, Australia,... Tỉnh đã ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu… Đắk Lắk mong muốn, thời gian tới, công tác ngoại vụ nên đẩy mạnh kết nối trong từng lĩnh vực. Ví dụ, đối với khu vực Tây Nguyên thì tăng cường kết nối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin về thị trường của CQĐD cần thường xuyên và cụ thể hơn nữa. |
Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại và xây dựng quảng bá thương hiệu địa phương vẫn chưa thật sự hiệu quả. Công tác thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư kinh doanh và tham gia hoạt động khoa học công nghệ tại địa phương còn hạn chế.
Một số địa phương chưa thực sự quan tâm và đeo bám việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, chưa được cụ thể hóa bằng các chương trình, dự án khả thi; vẫn còn tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển của các nước; công tác quản lý xuất nhập cảnh trái phép còn khó khăn. Công tác đào tạo phổ biến, cập nhật kiến thức và kỹ năng đối ngoại chưa làm thường xuyên, bài bản, chưa đồng đều ở các địa phương…
Đồng hành cùng địa phương
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, đã đến lúc cần đổi mới tư duy hội nhập của địa phương để công tác này thực sự bứt phá trong thời gian tới. Bộ Ngoại giao và các Trưởng CQĐD sẵn sàng đồng hành cùng địa phương triển khai toàn diện công tác đối ngoại địa phương.
Để làm được điều đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, địa phương cần đặt hàng cụ thể cho Bộ Ngoại giao, trực tiếp cho các Trưởng CQĐD, đề nghị các Đại sứ tư vấn về ngành, nghề, thị trường cho “đúng đối tác, đúng ngành”, giúp các địa phương rút ngắn thời gian, nắm thông tin chất lượng, đáng tin cậy.
Ngoài việc khai thác lợi thế và tiềm năng, các địa phương cần khắc phục tình trạng mỗi địa phương “tự độc lập tác chiến” để tiến tới cùng “chung tay", cùng liên kết, phân công, hợp tác với các địa phương khác để phát huy lợi thế của từng vùng trong hợp tác cấp độ địa phương với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài…
Phó Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại vụ địa phương sẽ tăng cường phối hợp để hỗ trợ địa phương xây dựng kế hoạch, kết nối về kinh tế, xây dựng thương hiệu, thu hút nguồn lực phát triển địa phương, làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý vấn đề con người làm công tác đối ngoại địa phương, đây chính là vấn đề có ý nghĩa then chốt “giải pháp của giải pháp” đối với tiến trình hội nhập quốc tế của các địa phương.
|
Hơn 170 doanh nghiệp Nhật Bản dự khai mạc "Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản" Tại Hội nghị Gặp gỡ Nhật Bản 2018, các đại biểu trao đổi, thảo luận về các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh ... |
Ngoại vụ địa phương ngày càng phát triển toàn diện Kể từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 17 (tháng 12/2013) đến nay, công tác đối ngoại địa phương đã phát triển toàn ... |
Công tác ngoại vụ được triển khai đồng bộ, rộng khắp Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Lê Hoài Trung khẳng định, công tác đối ngoại địa phương đã phát triển toàn diện cả ... |