Dòng chảy phương Bắc 2: Bản chất của cuộc chiến giành giật thị trường khí châu Âu

TGVN. Châu Âu khó có khả năng từ bỏ dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), mặc dù có thể hoãn triển khai trong vài năm khi tình hình chính trị quốc tế, quan hệ Nga - Mỹ/phương Tây đang bất ổn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dòng chảy phương Bắc 2: Bản chất của cuộc chiến giành giật thị trường khí châu Âu
Tình hình bất ổn chính trị được thúc đẩy bởi chính quyền Mỹ với mục tiêu chính là gây sức ép đối với các nhà nhập khẩu châu Âu từ bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: euro-synergies)

Tình hình bất ổn chính trị được thúc đẩy bởi chính quyền Mỹ với mục tiêu chính là gây sức ép đối với các nhà nhập khẩu châu Âu chuyển sang mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ thay thế cho nguồn khí đốt đường ống từ Nga, sau đó dần phá hủy nền kinh tế EU.

Xác suất loại bỏ dự án thấp

Chủ tịch Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á Vitaly Mankevich cho biết, châu Âu chỉ có thể loại bỏ dự án này của Gazprom trong trường hợp Nga vượt qua “ranh giới đỏ” trong hệ thống định vị của Liên minh, chẳng hạn như đưa quân đội vào lãnh thổ Belarus.

Thực tế thì xác suất loại bỏ dự án cũng khá thấp vì điều này cần sự đồng ý của từng quốc gia thành viên EU. Chuyên gia năng lượng Igor Yushkov của công ty Quỹ An ninh năng lượng quốc gia cho biết, cách duy nhất để cấm vận hoàn toàn Dòng chảy phương Bắc 2 là áp đặt các biện pháp trừng phạt chính thức.

Các biện pháp này không xuất phát từ Đức mà phải xuất phát từ Hội đồng châu Âu, nơi cần sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Tuy nhiên, áp lực thông tin rõ ràng từ phía Mỹ liên quan đến việc xây dựng đường ống cũng như những luận điệu chống Nga trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đang đến gần có thể gây ra những tác động tiêu cực.

Việc chính giới EU đưa ra quyết định về số phận của dự án có thể chỉ đóng vai trò thụ động, cho phép các bên quan tâm dự án dần vô hiệu hóa Dòng chảy phương Bắc 2 là đủ. Có nghĩa là, nguyên nhân hủy bỏ dự án khí đốt (bỏ qua vai trò của Ukraine trong cung cấp khí đốt cho Áo, Czech và nhiều quốc gia Trung Âu khác thông qua lãnh thổ Đức) chính là áp lực địa chính trị, xuất phát từ những lập luận của Mỹ, xoáy sâu vào những rủi ro kinh tế vĩ mô.

Trước hết, những tổn thất từ việc hủy bỏ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tác động trực tiếp đến các công ty, tổ chức tham gia trực tiếp và hỗ trợ dự án. 5 đối tác năng lượng hàng đầu châu Âu - đối tác của Gazprom trong Dòng chảy phương Bắc 2 đã đầu tư gần 1 tỷ Euro trong triển khai dự án (tức gần như toàn bộ chi tiêu vốn cho dự án). Tổng cộng đã có 670 công ty từ 25 quốc gia tham gia Dòng chảy phương Bắc 2.

Shell, Engie, OMV, Wintershall và Uniper đã cung cấp cho Gazprom khoản tín dụng được bảo lãnh bởi cổ phiếu của công ty, nhà điều hành Nord Stream 2 AG, trị giá 4,5 tỷ Euro.

Theo kế hoạch, khoản vay này sẽ được hoàn trả bằng doanh thu từ hoạt động vận chuyển khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 không phải từ phía Gazprom. Các tập đoàn Engie (Pháp) và Uniper (Đức) cũng đã thông báo, rủi ro lớn nhất của họ là không thể hoàn vốn cho vay nếu Dòng chảy phương Bắc 2 chưa được hoàn thành.

Về phía Đức, trong ngắn hạn, việc dự án chưa thể hoàn thành đang gây thiệt hại cho tập đoàn Wintershall, đã cung cấp tín dụng cho Gazprom. Thiệt hại của Wintershall và các công ty dầu khí nhỏ hơn cần phải được đền bù và có thể người dân đóng thuế phải trả. Hậu quả là sự bất bình của người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Đức.

Ủy viên Ủy ban các vấn đề quốc tế tại Hạ viện Đức Waldemar Gerdt gần đây cho biết, trong trường hợp chính phủ Đức từ chối Dòng chảy phương Bắc 2 , Đức phải bồi thường cho tất cả các công ty tham gia dự án số tiền hơn 10 tỷ Euro.

Ngoài ra, bản thân nước Đức thực sự cần dự án này để chuyển sang mô hình năng lượng thân thiện với môi trường hơn. Hiện nước này đang đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than, từ bỏ dần năng lượng hạt nhân và mở rộng lĩnh vực truyền tải điện.

Triển vọng dài hạn cho thấy nền kinh tế Đức sẽ phải chịu thiệt hại từ việc hủy bỏ dự án. Nếu nguồn cung khí đường ống từ Nga bị cắt giảm, Đức có thể phải mua LNG của Mỹ với chi phí cao. Gia tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ có thể khiến Đức và EU tốn thêm chi phí từ 0,5 - 1 tỷ USD.

Ảnh hưởng theo cấp số nhân khi phải xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống mới phục vụ các cảng LNG tại Đức có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 200 - 300 triệu USD mỗi năm. Như vậy, tổng thiệt hại kinh tế đối với Đức sẽ từ 2,7 - 4,3 tỷ USD, tương đương 0,1% GDP của nước này.

Khó khăn chồng khó khăn

Tuy nhiên, điều này rất có thể là những gì phía Mỹ mong đợi cuối cùng và mục tiêu chính của Mỹ trong vấn đề này không phải là Nga.

Những tuyên bố mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về thủ lĩnh phe đối lập Navalny, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga và các mối đe dọa đối với Ukraine cho thấy, Mỹ sẵn sàng tìm mọi lý do để loại bỏ sự cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu và chiếm lĩnh thị phần.

Phía Mỹ dường như đã thành lập một liên minh để ngăn chặn việc hoàn thành Dòng chảy phương Bắc 2. Logic của phía Mỹ sẽ là: cô lập nguồn cung khí đốt của Nga trên đường ống dẫn khí qua lãnh thổ Ukraine. Tiếp theo bằng cách nào đó sẽ ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Ví dụ như cấm mọi quan hệ kinh tế với tập đoàn Gazprom. Vì khi thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, Mỹ có thể bán LNG cho thị trường này với giá cao hơn.

Trong khi những áp lực cấm vận và địa chính trị đang ngày càng gia tăng lên dự án, một số nguồn tin cho biết, tàu lắp đặt đường ống “Akademik Chersky” đang trong thời gian nâng cấp tại cảng Mukran, Đức. Các thiết bị điều hướng và điều khiển đang được thay thế. Các cần trục của 3 cần cẩu trên tàu cũng đang được điều chỉnh thông số để phù hợp với hoạt động lắp đặt Dòng chảy phương Bắc 2 .

Ngoài ra, các hạng mục khác như: tời, neo, thiết bị kiểm tra, hàn mới, máy phát điện, hệ thống chống ồn cũng đang được lắp đặt. Toàn bộ khối lượng công việc được dự báo sẽ hoàn thành nhanh nhất trong tháng 10 tới.

Theo Teknoblog, điểm đáng chú ý là toàn bộ nhân viên tham gia quá trình hiện đại hóa tàu “Akademik Chersky” được cách ly hoàn toàn với giới báo chí. Tuy nhiên, hiện đại hóa không phải là công việc duy nhất. Con tàu cần phải được cấp chứng nhận bảo hiểm để hoạt động.

Một thông tin tiêu cực là Hiệp hội các nhà bảo hiểm tàu quốc tế đã ban hành văn bản bày tỏ sự quan ngại về lập trường của Mỹ trong việc tăng cường các điều khoản trừng phạt đối với các nhà cung cấp tàu, dịch vụ, bảo hiểm liên quan đến xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 và TurkStream.

Theo Ria Novosti, Gazprom đã có sự chuẩn bị khi việc bảo hiểm cho tàu “Akademik Chersky” được tiến hành bởi một công ty của Nga, vốn đã chịu ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng, phía Đan Mạch yêu cầu bảo hiểm quốc tế cho các tàu đặt ống trên vùng biển của mình. Đây sẽ là rủi ro lớn cho tiến độ của Dòng chảy phương Bắc 2 khi phía Đan Mạch có thể cấm hoạt động đặt ống với lý do không có bảo hiểm quốc tế.

Khó khăn tiếp tục chồng khó khăn đối với Dòng chảy phương Bắc 2. Theo trang tin theo dõi hàng hải MarineTraffic, sà lan Fortuna, vốn có vai trò hỗ trợ tàu Akademik Chersky hoàn thành dự án đã rời cảng Rostock đến cảng Wismar. Winsmar nằm ở vị trí xa hơn so với đảo Bornholm và vị trí lắp đặt còn dang dở của dự án.

Mặc dù phía Đan Mạch đã cấp phép định vị neo cho Fortuna, song chủ sở hữu sà lan này - công ty MRTS trước đó thông báo sẽ không tham gia vào công việc đặt ống. Và hiện tại Fortuna đã di chuyển khỏi địa điểm bắt đầu công việc với khoảng cách khá xa.

Quan hệ EU-Nga qua chuyện Navalny: Giữa yêu và hận

Quan hệ EU-Nga qua chuyện Navalny: Giữa yêu và hận

TGVN. Quan hệ EU-Nga lại gặp khúc mắc và căng thẳng mới liên quan đến vụ Navalny. Thấy gì và lý giải thế nào về ...

Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

Quan hệ Đức-Nga: Thế khó xử của người Đức

TGVN. Duy trì lợi ích trong hợp tác với Nga mà không làm tổn hại đến hình ảnh đầu tàu của Liên minh châu Âu ...

Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

Đức – Nga ‘rạn nứt’ vì Navalny, số phận Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

TGVN. Sau khi Chính phủ Đức ngày 2/9 tuyên bố nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, ...

Phạm TT (Petrotimes)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên chuộng các thiết kế cắt xẻ tôn dáng và khoe đôi chân dài miên man

Á hậu Huỳnh Minh Kiên đầy sang trọng và quyến rũ với phong cách thời trang gợi cảm, khoe trọn những nét đẹp cơ thể.
Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

Tài sản Nga bị phong tỏa vẫn trên 'bàn cân' của phương Tây, vì lo châu Âu sẽ mất nhiều hơn?

G7 đang tìm cách sử dụng tài sản trị giá gần 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt kể từ năm 2022 để hỗ ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động