Động lực thúc đẩy Nhật Bản tham gia liên minh tình báo Ngũ Nhãn

AT
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục gia tăng, Nhật Bản đang xúc tiến việc gia nhập liên minh chia sẻ thông tin tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tàu chở dầu của Iran bị tấn công đến hóa hoạn, ít nhất 3 người thiệt mạng
Nếu được tất cả các thành viên đồng ý, đặc biệt là với sự khuyến khích từ Mỹ, thì việc Nhật Bản chính thức tham gia Ngũ Nhãn (Five Eyes) sẽ khá thuận lợi. (Nguồn: Globaltimes)

Tuần này, Đại sứ Nhật Bản tại Australia Shingo Yamagami đã chia sẻ với tờ The Sydney Morning Herald rằng ông “lạc quan” về việc Nhật Bản sắp tham gia liên minh này.

Quyết định trên được đưa ra khi New Zealand lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc lợi dụng Five Eyes để gây áp lực với Trung Quốc. Vậy liên minh gián điệp này là gì? Đâu là những lợi ích và rủi ro khi Nhật Bản tham gia Five Eyes?

Five Eyes là gì?

Five Eyes có nguồn gốc từ một thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo giữa Mỹ và Vương quốc Anh năm 1943, sau đó chính thức trở thành Thỏa thuận Anh - Mỹ năm 1946. Năm 1948, đến lượt Canada tham gia liên minh này, tiếp đó là Australia và New Zealand vào năm 1956.

Sự hợp tác lâu dài này đặc biệt hữu ích cho việc chia sẻ thông tin tình báo qua tín hiệu (SIGINT), hoặc thông tin tình báo thu thập được từ các cơ quan thông tin và liên lạc. Theo thời gian, trọng tâm của nhóm này đã thay đổi, từ việc hướng mục tiêu vào Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sau đó chuyển sang chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo sau vụ tấn công ngày 11/9/2001, và đến thách thức ngày càng lớn từ Trung Quốc hiện nay.

Cơ sở hạ tầng tình báo của Nhật Bản

Nhật Bản hiện sở hữu năng lực tình báo truyền thống đặc biệt. Sau cuộc Duy tân Minh Trị thế kỷ XIX, quân đội, hải quân và Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phát triển các mạng lưới tình báo rộng rãi. Những mạng lưới này đã giúp đế quốc Nhật Bản trỗi dậy trong các cuộc chiến với Trung Quốc, Nga và cuối cùng là các đồng minh phương Tây trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Sau chiến tranh, các cơ quan tình báo của Nhật Bản đã được cải tiến dưới sự giám sát của Mỹ. Kể từ đó, Nhật Bản trở thành một căn cứ quan trọng cho các hoạt động tình báo của Mỹ ở châu Á, đặc biệt là các hoạt động của tình báo quân sự, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Cộng đồng tình báo Nhật Bản hiện gồm nhiều cơ quan, trong đó có Cục Tình báo Tín hiệu của Bộ Quốc phòng, cung cấp thông tin tình báo tín hiệu trong khu vực. Do nằm gần Trung Quốc, Triều Tiên và Nga, nên Nhật Bản có thể sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho Five Eyes.

Nhật Bản cũng dành sự ưu tiên cho việc chia sẻ thông tin tình báo chính thức với phương Tây. Giống như việc hợp tác lâu dài với Mỹ, Nhật Bản đã ký một Thỏa thuận An ninh Thông tin với Australia vào năm 2012. Cuối năm 2016, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã ký một thỏa thuận 3 bên tương tự nhằm tăng cường hợp tác an ninh bí mật.

Mối quan hệ thân thiết Nhật - Mỹ được thể hiện trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Yoshihide Suga vào tuần trước. Các cuộc đàm phán ở Washington tập trung chủ yếu vào vấn đề Trung Quốc. Ông Suga cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Tổng thống Joe Biden tiếp đón.

Sự lưỡng lự trong việc mở rộng nhóm

Mặc dù Five Eyes thường hợp tác với các cơ quan tình báo của Nhật Bản trên cơ sở đặc biệt - giống với Pháp, Đức và Israel - nhưng cho đến nay, các thành viên của nhóm này vẫn ngần ngại trong việc chính thức mở rộng liên minh này.

Trước đây, Mỹ đặc biệt nghi ngờ về độ bảo mật và tin cậy của cộng đồng tình báo Nhật Bản. Đáng lưu ý, điều này bắt nguồn từ mối lo ngại về sự thiếu kinh nghiệm của cộng đồng tình báo Nhật Bản ở nước ngoài.

Năm 2013, chính quyền cựu Thủ tướng Abe đã đưa ra quyết định gây tranh cãi khi thông qua Luật Bí mật Nhà nước Chỉ định nhằm khắc phục những điểm yếu nói trên và biến Nhật Bản trở thành một đối tác an ninh có giá trị hơn. Sau đó, các cơ quan tình báo Nhật Bản đã tiếp tục được cải tổ dưới sự chỉ đạo tập trung chặt chẽ hơn của Hội đồng An ninh Quốc gia, qua đó giúp nâng tầm năng lực tình báo của nước này lên một mức nhất định.

Tin liên quan
Liên minh tình báo Liên minh tình báo 'Ngũ Nhãn' đang đối đầu với Trung Quốc?

Tuy nhiên, nhiều vấn đề phức tạp hơn đã nảy sinh khi New Zealand thể hiện sự do dự trong việc tận dụng Five Eyes để gây áp lực với Trung Quốc. Điều này có nguy cơ làm suy yếu sự thống nhất và ổn định của liên minh, thậm chí làm tăng khả năng New Zealand rời khỏi Five Eyes.

Quan hệ với Trung Quốc

Mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc - quốc gia láng giềng và là đối tác thương mại chính của nước này - có thể là một trở ngại. Mối quan hệ này đã được kiểm soát tương đối thành công dưới thời chính quyền Abe khi các lợi ích chung về thương mại và đầu tư được ưu tiên. Đến thời Thủ tướng Suga, mặc dù chủ trương này vẫn được tiếp nối, nhưng các thành viên “diều hâu” hơn trong chính quyền Nhật Bản đang bắt đầu thúc đẩy một đường lối cứng rắn hơn chống lại Trung Quốc.

Trong bối cảnh cuộc tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục kéo dài, bên cạnh các cuộc biểu dương lực lượng quyết đoán hơn của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), quan hệ Trung-Nhật đã trở nên căng thẳng hơn rất nhiều. Vì Nhật Bản đang “đối đầu” với Trung Quốc, nên việc trở thành thành viên Five Eyes có thể giúp Nhật Bản cải thiện vị trí chiến lược, thông qua sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các đối tác trong liên minh.

Sự thay đổi lãnh đạo ở Nhật Bản

Triển vọng khả quan nhất cho việc Nhật Bản tham gia Five Eyes có lẽ nằm ở Bộ trưởng Nội các Taro Kono. Ông là bộ trưởng phụ trách vấn đề cải cách hành chính, chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Nhật Bản. Trong nhiệm kỳ bộ trưởng quốc phòng trước đây của mình, ông Kono đã nhiệt tình ủng hộ việc Nhật Bản tham gia Five Eyes.

Một bộ trưởng năng động, am hiểu về truyền thông và đầy tham vọng như Taro Kono sẽ được nhiều người ủng hộ để thay thế Thủ tướng Suga, nếu ông Suga không vượt qua cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào tháng 9 tới. Hạ viện Quốc hội Nhật Bản nhiều khả năng cũng sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng 10 năm nay.

Môi trường an ninh sẽ là yếu tố quyết định

Nhìn chung, một môi trường an ninh đe dọa hơn có thể thúc đẩy quá trình hướng tới Lục Nhãn (Six Eyes).

Trung Quốc từng bị cáo buộc liên quan đến một cuộc tấn công mạng nhằm vào Quốc hội Australia năm 2019. Trong khi đó, Trung tâm Phòng chống Gián điệp và An ninh Quốc gia Mỹ (NCSC) vẫn đang phải vật lộn với hậu quả của vụ tấn công mạng SolarWinds trên quy mô lớn của Nga, cũng như sự can thiệp của Moskva vào các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và 2020.

Tuần này, Cảnh sát Thủ đô Tokyo cho rằng PLA đứng sau hàng trăm cuộc tấn công mạng nhằm vào các công ty, trường đại học và cơ quan chính phủ của Nhật Bản, bao gồm cả Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Điều này chắc chắn sẽ khiến luồng dư luận phản đối Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn.

Nếu được tất cả các thành viên đồng ý, đặc biệt là với sự khuyến khích từ Mỹ, thì việc Nhật Bản chính thức tham gia Five Eyes sẽ khá thuận lợi. Nếu môi trường an ninh khu vực tiếp tục xấu đi, việc tuyên bố thành lập liên minh Six Eyes với sự góp mặt của Nhật Bản sẽ là một tín hiệu ngoại giao rõ ràng cho thấy quyết tâm của các nước nhằm đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực tình báo và gián điệp.

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Anh ủng hộ Czech trong mâu thuẫn với Nga, các bên cảnh báo đáp trả
Liệu quan hệ Mỹ-EU có cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden?
Cơ quan tình báo an ninh Canada: Trung Quốc gây nên mối đe dọa chiến lược nghiêm trọng
Truyền thông Israel: Tàu thu thập tin tình báo Iran bị 'xử' ở Biển Đỏ?
Sự kiện Hỗ trợ thương mại 2021: Hồi phục hậu Covid-19 cần mang tính bao hàm, xanh và bền vững
(theo SANA)

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động