TIN LIÊN QUAN | |
Anh nhượng bộ về quyền công dân EU giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit | |
Anh có ảo tưởng với "kế hoạch 3 giỏ"? |
Văn bản, với 168 điều khoản được diễn giải trên 120 trang giấy, bao gồm các quy định đã được thỏa hiệp giữa Anh và EU vào tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn thiếu một thỏa thuận nên đây thực chất mới chỉ là quan điểm của phía EU về giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit mà Anh yêu cầu sau ngày 30/3/2019.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier trong buổi họp báo công bố dự thảo Brexit. (Nguồn: AFP) |
Vấn đề Ireland
Đây là một trong những điểm nhạy cảm nhất mà Brussels vẫn đang chờ đợi giải pháp của London. EU đã dự kiến một quy định trong trường hợp các đề xuất của Anh không đủ thỏa mãn để tránh việc khôi phục đường biên giới cứng giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.
Theo dự thảo do EU đưa ra, Bắc Ireland có thể bảo toàn những liên kết với Cộng hòa Ireland - nước thành viên của EU, với thị trường đơn nhất và liên minh thuế quan, nếu không có giải pháp nào khác được đưa ra.
Trong một nghị định thư đi kèm văn bản chính, EU đã đề xuất xây dựng một “không gian với các quy định phù hợp” bao trùm Anh và EU, một không gian không biên giới nội bộ, trong đó tự do lưu thông hàng hóa được đảm bảo và hợp tác Bắc - Nam được tôn trọng.
Giai đoạn chuyển tiếp
Văn bản cũng dự kiến các quy định cho giai đoạn chuyển tiếp mà Anh mong muốn sau khi nước này rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019 để tránh những thiệt hại có thể xảy ra do sự cắt đứt đột ngột trong lúc chờ đợi ký kết các hiệp định tự do thương mại giữa hai bên. Tài liệu cũng nêu rõ quan điểm của EU là giai đoạn chuyển tiếp phải kết thúc vào 31/12/2020.
Văn bản nhấn mạnh, trừ khi có quy định khác, luật pháp của EU phải được áp dụng tại Anh và được người Anh tôn trọng trong giai đoạn chuyển tiếp, tuy nhiên người Anh không thể tham gia việc ra quyết định của khối. Anh có thể tham gia một số cuộc họp ngoại lệ của EU và việc này sẽ được xét trên cơ sở cụ thể từng lần một. Tuy nhiên, Anh tuyệt đối không có quyền bỏ phiếu.
EU cũng đưa vào dự thảo một điều khoản gây tranh cãi khi chỉ ra rằng họ có thể ngừng một vài quyền lợi phát sinh đối với Anh trong việc tham gia thị trường đơn nhất nhân giai đoạn chuyển tiếp, nếu London không tôn trọng tất cả các quy định được ấn định cho giai đoạn này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) |
Tòa án Công lý châu Âu
Các tranh chấp về việc diễn giải thỏa thuận rút lui có thể được trình lên một ủy ban “hỗn hợp” giữa Anh và EU. Ủy ban này có thể quyết định trình tranh chấp lên Toà án Công lý châu Âu (ECJ) để tòa xem xét thụ lý và ra quyết định. Văn bản dự kiến ECJ có thẩm quyền trong trường hợp này và các quyết định của Tòa mang tính bắt buộc đối với cả EU và Anh. Ngoài ra, các quyết định của Tòa được đưa ra trước khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc cũng mang tính bắt buộc đối với Anh.
Quyền công dân
Dự thảo cũng nêu lên các quyền của công dân châu Âu sinh sống tại Anh và công dân Anh sinh sống tại các nước châu Âu hậu Brexit. Các quyền này được áp dụng cho công dân của cả hai bên, ví dụ quyền cư trú vĩnh viễn tại một quốc gia sẽ được áp dụng cho tất cả các trường hợp đã sống 5 năm liên tục tại đây. Dự thảo văn bản EU cũng được cho là sẽ trao các quyền này cho công dân đến trước và trong giai đoạn chuyển tiếp, trong khi Anh mong muốn có sự khác biệt giữa hai đối tượng trên.
Hóa đơn tài chính
Văn bản của châu Âu đề xuất Anh tiếp tục đóng góp vào ngân sách châu Âu như họ đã cam kết trong khuôn khổ ngân sách nhiều năm cho giai đoạn 2014 - 2020, bao gồm toàn bộ giai đoạn chuyển tiếp. Ngoài ra, London sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các cam kết tài chính được đưa ra trong thời gian là thành viên EU, như đã được thống nhất vào cuối tháng 12 vừa qua.
Văn bản lần này không đưa ra một con số cụ thể nào về hóa đơn tài chính. EU cho rằng không thể đưa ra một con số cụ thể, nhưng phía Anh mới đây đã cung cấp con số ước tính của họ, theo đó "hóa đơn ly hôn" sẽ ở vào khoảng từ 40 đến 45 tỷ Euro.
Đông Nam Á là thử nghiệm ưu tiên trong chiến lược “Nước Anh Toàn cầu” Chính phủ Anh đang thể hiện sự quan tâm tới việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam ... |
EU chia rẽ vì vấn đề ngân sách hậu Brexit Ngày 23/2, tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Brussels, các nhà lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ... |
Đông Nam Á là thử nghiệm ưu tiên trong chiến lược “Nước Anh Toàn cầu” Chính phủ Anh đang thể hiện sự quan tâm tới việc thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam ... |