Đức: Chênh vênh Chính phủ Đại liên minh

Nguyễn Hữu Tráng
TGVN. Kết quả bất ngờ trong cuộc bỏ phiếu cơ sở của SPD ngày 30/11 liệu có thể là chỉ dấu về sự sụp đổ của Chính phủ Đại liên minh tại Đức hay không? Báo TG&VN phân tích.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
duc chenh venh chinh phu dai lien minh Nội bộ EU lục đục vì Nga
duc chenh venh chinh phu dai lien minh Nga “phản pháo” sự bác bỏ của Đức đối với đề xuất “hậu INF”
duc chenh venh chinh phu dai lien minh
Ông Norbert Walter-Borjans và bà Saskia Esken, hai nhân vật đứng đầu của phe chống Đại liên minh, gần như chắc chắn sẽ là lãnh đạo SPD thời gian tới. (Nguồn: Reuters)

Ngày 30/11, đảng SPD đã tiến hành bỏ phiếu bầu cơ sở trước khi lựa chọn Chủ tịch Đảng, chức vụ đã bị bỏ trống sau sự ra đi của bà Andrea Nahles. Với tỷ lệ tham gia rất thấp (45,33% trên 216.721 đảng viên), SPD đã nghiêng về phe chống Đại liên minh của ông Norbert Walter-Borjans và bà Saskia Esken với tỷ lệ ủng hộ là 53,06%. Ông Olaf Scholz và bà Klara Geywitz chỉ nhận được 45,33% phiếu bầu.

Kết quả này gây sốc không chỉ trong nội bộ SPD nói riêng và dư luận Đức nói chung, bởi nó được đánh giá có thể đe dọa sự tồn tại của Đại liên minh và buộc Thủ tướng Angela Merkel phải tính đến phương án thành lập chính phủ thiểu số - đâu là thực hư xung quanh nhận định này?

“Nội chiến” SPD

Trong nội bộ SPD tồn tại nhiều năm qua hai xu hướng chính trị trái ngược nhau về đường lối và sự tham gia trong Chính phủ Đại liên minh của CDU.

Xu hướng “chủ đạo” trong SPD hiện nay được dẫn dắt bởi các chính trị gia thực tiễn, đã và đang liên minh với bà Merkel nhiều nhiệm kỳ khác nhau. Năm 2018, sau khi bà Merkel thất bại trong việc lập chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Đảng Xanh, chính Tổng thống Đức Frank Walter Steinmeier (SPD) đã triệu lãnh đạo CDU/CSU và SPD đến để thuyết phục duy trì Đại liên minh. Đảng dân chủ xã hội Đức khi đó đã đưa ra phương châm sáng suốt: “Trước hết là đất nước, sau đó mới đến đảng” (“Zuerst das Land, dann die Partei”). Vượt qua khó khăn ban đầu, sau gần hai năm hoạt động, Chính phủ Đại liên minh cũng đạt được một số thành công.

Tuy nhiên, khó khăn lại xuất hiện khi bà Merkel từ chức Chủ tịch CDU, ông Söder thay ông Seehofer làm Chủ tịch CSU và Chủ tịch SPD Nahles từ chức tháng hồi tháng Sáu sau sức ép nội bộ. Ngoài ra, trong thời gian rất ngắn, những lãnh đạo đảng theo xu hướng “thực dụng” như nguyên Chủ tịch SPD Sigmar Gabriel và Martin Schulz cũng rũ áo ra đi. Hiện có ba người điều hành tạm thời cho đến khi có người được bầu. Mới đây, tương tự Đảng Xanh, Cánh tả, SPD quyết định sẽ có hai đồng chủ tịch đảng thay vì một như hiện nay. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng tài chính Olaf Scholz, người được coi là chính trị gia lão làng nhất SPD, với lập trường ủng hộ duy trì Đại liên minh, đã liên minh cùng bà Klara Geywitz tranh cử chức Đồng chủ tịch SPD nhiệm kỳ tới.

Xu hướng còn lại là tập hợp thành phần thiên tả, nhấn mạnh yếu tố xã hội (như an sinh xã hội, lương hưu…) và chống lại việc tham gia Đại liên minh thêm một nhiệm kỳ nữa, tin rằng việc làm “tiểu đồng minh” của CDU/CSU khiến SPD thất bại trong bầu cử địa phương và mất cử tri. Khi “phe ủng hộ” Đại liên minh thắng trong cuộc bỏ phiếu tham khảo lúc đó (hơn 60%), “phe chống”, do ông Norbert Walter-Borjans (67 tuổi) và bà Saskia Esken (58), lại có các cuộc vận động để rút ra khỏi Đại liên minh. Khi đó, không sai nếu nhận định rằng chiến thắng của hai nhân vật này trong bỏ phiếu cơ sở vừa qua sẽ đánh dấu sự trỗi dậy của làn sóng phản đối Đại liên minh.

duc chenh venh chinh phu dai lien minh
Đối mặt với khả năng Đại liên minh tan rã, liệu Thủ tướng Angela Merkel có chấp nhận điều hành một chính phủ thiểu số để hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ thứ tư của mình? (Nguồn: AP)

Tồn tại hay tan rã?

Ngay sau khi có kết quả, dư luận đã đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chính phủ Đại liên minh, thậm chí là khả năng về một cuộc bầu cử sớm hay chính phủ thiểu số của Thủ tướng Angela Merkel.

Tuần tới SPD chính thức bầu Chủ tịch mới, nhưng hầu như chắc chắn cặp đôi Walter-Borjans/Esken sẽ trúng cử. Đầu năm 2020, SPD sẽ phải trả lời câu hỏi “ở lại” hay “rút lui” khỏi Đại liên minh. Đây sẽ là câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với ban lãnh đạo mới. Ông Walter-Borjans đã từng là Bộ trưởng tài chính bang Nordrhein-Westfalen, nhưng đã nghỉ hưu và không có nhiều ảnh hưởng cấp độ Liên bang. Bà Esken chỉ là một nghị sỹ Quốc hội liên bang bình thường, không chức vụ và chưa nhiều kinh nghiệm.

Trong khi đó, nhiều bộ trưởng SPD hiện nay và thủ hiến trong ban lãnh đạo cũ đều dạn dầy kinh nghiệm chính trường; chắc chắn họ sẽ bảo vệ Đại liên minh và sự nghiệp chính trị của họ. Ông Hubertus Heil, Bộ trưởng lao động Liên bang, nguyên Tổng thư ký SPD tuyên bố sẽ ứng cử chức Phó Chủ tịch đảng, tiếp tục đấu tranh sau 31 năm gắn bó.

Đáng ngại hơn, bản thân những người thắng trong đợt bỏ phiếu vừa qua cũng không chắc chắn với việc rút SPD khỏi liên minh với CDU/CSU. Họ mới yêu cầu đàm phán lại về một số nội dung trong Thỏa thuận liên minh năm 2018, điều hai đảng ngay lập tức phản đối. Do đó, khả năng Đại liên minh tan vỡ là có, nhưng chưa nhiều.

Tuy nhiên, nếu đầu năm tới, SPD quyết định rút ra khỏi Đại liên minh thì sáu bộ trưởng các Bộ Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp, Lao động, Gia đình, Môi trường sẽ phải từ chức hoặc bị miễn nhiệm. Nếu Thủ tướng Merkel không đặt vấn đề lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Liên bang, làm cơ sở cho việc giải tán Quốc hội và bầu cử mới, bà sẽ phải thành lập “chính phủ thiểu số”, bầu bổ sung 6 bộ trưởng mới thuộc đảng CDU/CSU.

Sau cuộc bầu cử tháng 9/2017, bà Merkel nhiều lần tuyên bố không ủng hộ lập chính phủ thiểu số. Nhưng chỉ còn hơn một năm rưỡi nữa là tới bầu cử, bà Merkel cũng không ra ứng cử – do đó, có thể lần này bà sẽ “chịu” điều hành chính phủ thiểu số, kết thúc sự nghiệp chính trị với tư cách Thủ tướng 4 nhiệm kỳ duy nhất của Đức. Vì Quốc hội đã thông qua ngân sách năm 2020, nên Chính phủ này sẽ không gặp khó khăn lớn trong năm tới và có thể hoạt động hết nhiệm kỳ.

Thiệt nhất sẽ là SPD bởi nếu không tham gia chính phủ, đảng này sẽ khó thực hiện cương lĩnh và chẳng thể thuyết phục cử tri trong bầu cử Liên bang tới.

Năm 2020 Đức là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) với thuận lợi lớn khi nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (CDU) đảm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Châu Âu. Chắc chắn người Đức không muốn vấn đề nội bộ ảnh hưởng đến Chủ tịch EU, cũng như vai trò và trách nhiệm của mình với Châu Âu và thế giới.

duc chenh venh chinh phu dai lien minh Những ngày chênh vênh của "mối tình" Pháp - Đức

TGVN. Trong bài viết trên Financial Times gần đây, chuyên gia bình luận quốc tế Gideon Rachman nhận định rằng người Đức có thái độ ...

duc chenh venh chinh phu dai lien minh Pháp, Đức và Anh hối thúc Iran tái tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

TGVN.Trong một thông cáo báo chí chung được đưa ra vào ngày 11/11, Pháp, Đức và Anh đã kêu gọi Iran tái tuân thủ Kế ...

duc chenh venh chinh phu dai lien minh Ukraine vừa hoàn tất rút quân, Nga, Đức ngay lập tức muốn Donbass được trao quy chế đặc biệt

TGVN. Sau khi Ukraine xác nhận hoàn tất việc rút quân tại vùng Petrovsk ở miền Đông nước này, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống ...

Nguyễn Hữu Tráng

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất ...
Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Là đất nước giàu di sản văn hóa và có nhiều di sản được quốc tế công nhận, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy giá ...
Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Cộng hòa Dominica mở ra giai đoạn mới cho quan hệ giữa Việt Nam và khu vực Caribbean.
COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên ...
Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên; quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến tranh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động