Binh sĩ Ukraine bên cạnh xe tải chở một lô tên lửa Javelin do Mỹ chuyển giao hồi tháng 4. (Nguồn: AFP) |
"Tôi tin rằng đã đến lúc ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu chuyển sang mô hình kinh tế thời chiến để đáp ứng nhu cầu sản xuất quốc phòng của chúng ta", Ủy viên phụ trách thị trường nội bộ Liên minh châu Âu Thierry Breton nói trong cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 3/3.
Quan chức đứng đầu ngành công nghiệp của EU cho biết, ông và Ủy viên phụ trách chính sách đối ngoại Liên minh châu Âu Josep Borrell "quyết tâm thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu đáp ứng yêu cầu của một cuộc xung đột cường độ cao, trong đó vấn đề đầu tiên là sản xuất đạn dược".
Tuyên bố được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov đề nghị EU cung cấp 250.000 quả đạn pháo mỗi tháng cho Kiev, vượt xa mọi kế hoạch sản xuất hiện tại của ngành công nghiệp quốc phòng EU.
Trong thư gửi các nhà lãnh đạo quốc phòng châu Âu hôm 3/3, ông Reznikov đã nhấn mạnh "vai trò quan trọng" của pháo binh trên chiến trường, đồng thời cho biết quân đội Ukraine bắn khoảng 110.000 quả đạn 155mm trong vài tuần.
Bộ trưởng Reznikov cho biết, quân đội Ukraine "bị giới hạn bởi số lượng đạn pháo có sẵn" và cần ít nhất 356.400 quả đạn pháo mỗi tháng để "thực hiện thành công" các nhiệm vụ, thậm chí cần tới 594.000 quả đạn pháo mỗi tháng để sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh.
Với chi phí tăng vọt trong bối cảnh thiếu hụt ngày càng tăng trên lục địa, đạn pháo 155mm sản xuất ở châu Âu có thể lên tới 3.300 Euro/quả, theo một hợp đồng vũ khí được ký kết gần đây giữa các thành viên EU. Dựa trên ước tính đó, loại đạn pháo mà Kiev yêu cầu có thể tiêu tốn của EU khoảng 825 triệu Euro chỉ trong một tháng.
Theo dữ liệu mới nhất của Lầu Năm Góc, trong một năm qua, chỉ riêng Mỹ đã gửi "hơn 1 triệu quả đạn pháo 155mm" cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuần này thông báo sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. Lầu Năm Góc cho biết, gói viện trợ mới bao gồm đạn pháo 155mm và 125mm, đạn pháo tự động 25mm, đạn cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS cùng các thiết bị hỗ trợ bảo dưỡng phương tiện, phụ tùng và các trang thiết bị khác. Mỹ cũng chuyển cho Ukraine các hệ thống bắc cầu cho xe tăng và xe bọc thép.
Đây là đợt viện trợ quân sự thứ 33 của Mỹ cho Ukraine kể từ tháng 8/2021. Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, Washington đã trao cho Kiev số vũ khí trị giá hơn 32 tỷ USD, trong tổng số quỹ hơn 110 tỷ USD do chính quyền Tổng thống Joe Biden phân bổ để viện trợ quân sự và kinh tế.
| Tình hình Ukraine: Tổng thống Nga ra lệnh siết biên giới; Mỹ đánh giá xung đột, lo hệ quả từ viện trợ Kiev Ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) nước này kiểm soát đặc biệt biên giới ... |
| Tình hình Ukraine: Bảo vệ việc viện trợ quân sự cho Ukraine, Đức lại nhắc Trung Quốc 'đừng cấp vũ khí cho Nga' Ngày 2/3, Tại Quốc hội Đức, Thủ tướng nước này Olaf Scholz đã đề cập xung đột Nga-Ukraine, trong đó khẳng định, không thể và ... |
| Viện trợ Ukraine: Mỹ sắp 'bơm' thêm đạn, Nga yêu cầu Serbia làm rõ quan điểm Ngày 2/3, Mỹ thông tin về gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong khi đó, Nga yêu cầu Serbia làm rõ quan điểm ... |
| Tình hình Ukraine: Đơn vị quân đội bất ngờ rút khỏi Bakhmut; Hàn Quốc nói gì về lời kêu gọi viện trợ vũ khí hạng nặng của Kiev? Sáng 3/3, một đơn vị của lực lượng vũ trang Ukraine đã nhận được lệnh của bộ chỉ huy lập tức rút khỏi Bakhmut. |
| Chủ tịch Nghị viện châu Âu: Tương lai của Ukraine là ở trong EU Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Roberta Metsola hy vọng rằng cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) ... |