Giấc mơ ‘hạm đội ma’ của Hải quân Mỹ sắp thành công

Minh Thành
TGVN. Hải quân Mỹ đang chế tạo một tàu đổ bộ mặt nước không người lái cỡ lớn (LUSV) đầu tiên để điều phối 'hạm đội ma' trong việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát, vận hành tên lửa Tomahawk và tên lửa đánh chặn, săn lùng tàu ngầm và thậm chí có thể tiến hành các hoạt động phòng thủ tên lửa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hải quân Mỹ 'tiến thoái lưỡng nan' vụ thay F/A-18 bằng F-35
Tàu chiến Mỹ diễn tập với tàu Nhật Bản ở Biển Đông
giac mo ham doi tau ma cua hai quan my sap thanh cong
Giấc mơ “hạm đội ma” của Hải quân Mỹ sắp thành công. (Nguồn: National Intersest)

Chiến thuật “hạm đội ma” trên biển

Dự đoán trong tương lai, LUSV sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ. Ngoài nhiệm vụ kiểm soát các UUV (đội tàu ngầm và đội tàu mặt nước không người lái) có kích cỡ đa dạng, LUSV còn hỗ trợ các hạm đội truyền thống hoạt động trên một phạm vi khu vực biển rộng lớn. Được biết, gần đây Bộ quốc phòng Mỹ đã kí kết hợp tác với tận 6 nhà sản xuất vũ khí nhằm đẩy mạnh chương trình nghiên cứu kĩ thuật chuyên sâu và phát triển các ý tưởng thiết kế cho con tàu mới.

Sự tiến bộ nhanh chóng của các thuật toán máy tính giúp các phương tiện không người lái nâng cao khả năng hoạt động tự chủ trong khoảng thời gian lâu hơn và khu vực rộng hơn. Theo kế hoạch của Hải quân Mỹ, các kỹ sư tập trung hướng đến các thiết kế không người lái hầm hố, trang bị các tín năng hiện đại nhất phục vụ các nhiệm vụ quân sự trên biển mà không cần sự can thiệp của bàn tay con người. Cụ thể, vì các tàu này gần như hạn chế sự hiện diện trực tiếp của con người, chúng có thể tăng tải trọng các hệ thống vũ khí, hệ thống cảm biến và công nghệ radar phức tạp hơn nhằm nâng cao chức năng giám sát và phô diễn sức mạnh, cũng như có thể tăng số lượng đạn dược và sẵn sàng bắn trả kẻ địch bằng các vũ khí tự động cỡ lớn.

Mặc dù thông tin về hệ thống và thiết kế chi tiết của chiến hạm này vẫn chưa được công bố chính thức, nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể LUSV sẽ tích hợp bệ phóng tên lửa Tomahawk, tên lửa đánh chặn SM-3 hoặc vận chuyển máy bay tiêm kích hiệu suất cao khác. Giới quan sát cũng đồn đoán, đại chiến hạm không người lái mới này trang bị hệ thống radar Aegis có thể phát hiện tên lửa đạn đạo bên ngoài khí quyển Trái đất.

Giảm thiểu thiệt hại về người

Với những tính năng siêu việt như trên, rõ ràng tàu đổ bộ mặt nước LUSV hoàn hoàn thuận lợi tác chiến ở những khu vực chịu rủi ro cao, dễ bị đối phương tấn công. Đồng thời, chiến thuật đó cũng hỗ trợ hiệu quả cho thủy thủ đoàn có thể tham chiến ở khoảng cách an toàn, giảm thiểu thiệt hại về người. Nền tảng tàu đổ bộ mới này hứa hẹn sẽ mở rộng phạm vi nhiệm vụ đa dạng của lực lượng Hải Quân Mỹ trên các vùng biển. Tàu LUSV vừa hoạt động nhiệm vụ bằng cách phân tán, vừa tập trung dồn lực đánh chặn tùy theo chiến thuật phù hợp với chỉ đạo của cấp trên đưa ra.

Ngoài ra trong một số trường hợp, tàu LUSV có thể đảm nhận vai trò “tàu mẹ chỉ huy” bằng cách sử dụng các thuật toán máy tính, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống an ninh mạng nâng cao để điều phối các tàu vệ tinh tỏa ra làm nhiệm vụ. LUSV có thể xông xáo chiến đấu dưới làn đạn của đối phương và làm lá chắn bảo vệ các tàu chở thủy thủ đoàn thông qua hệ thống đánh chặn, vũ khí và hệ các thống radar cảm biến vượt đường chân trời (OTH) có cự li phát hiện mục tiêu lên đến hàng nghìn km.

Tất nhiên không thể gạt bỏ hoàn toàn yếu tố con người trong công tác chỉ huy điều khiển. Nỗ lực xây dựng thành công một phương tiện không người lái cỡ lớn và sử dụng triệt để các tính năng phức tạp như vậy ít nhiều phụ thuộc mức đội phối hợp hệ thống an ninh mạng và quyết định của con người dưới vai trò chỉ huy - kiểm soát trong các tình huống tác chiến.

Các nhiệm vụ của LUSV cũng sẽ được nhanh chóng hoàn thành nhờ vào sự có mặt ứng dụng chứa công nghệ AI. Đồng thời, khả năng xác định mục tiêu nhanh chóng và phát tín hiệu cảm biến đồng loạt toàn bộ hệ thống gần như bằng nhau góp phần xử lí nhanh các pha trạm chán với kẻ địch.

6 nhà thầu đảm nhận tàu đổ bộ

Công nghệ không người lái này đã đưa khái niệm "Hạm đội ma" của Hải quân Mỹ nâng lên một tầm cao mới. Chúng có thể bật chế độ tự động điều phối các nhiệm vụ các tàu vệ tinh không người lái khác, chia sẻ thông tin lẫn nhau thực hiện các phân tích và xử lí các dữ liệu trực tiếp trong chiến đấu cho toàn lực lượng, tất cả chỉ cần ít hoặc không cần sự can thiệp của con người.

Các tàu “con” không người lái có thể phát hiện hạm đội của kẻ thù chỉ trong nháy mắt. Sau đó chúng lập tức gửi thông tin đến tàu mẹ tiếp nhận và nhanh chóng thông báo tọa độ mục tiêu cho “hàng rào phòng thủ” bao gồm hạm đội tàu mặt nước, máy bay truy kích và tàu ngầm tiến hành xử lí con mồi.

Được biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã làm việc và chốt giá cố định lần lượt với các nhà thầu sản xuất vũ khí lớn là Huntington Ingalls, Lockheed Martin, Bollinger Shipyards, Marinette Marine, Gibbs & Coxm và Austal USA. Đại úy Pete Small, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, các hợp đồng nghiên cứu này sẽ cho phép Hải quân thu thập nhiều kinh nghiệm quý báu về phương pháp xây dựng chiến thuật tác chiến tổng hợp trên bộ- trên không- dưới biển trong thời đại mới.

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ giám sát và trực tiếp làm việc với các nhà thầu để tinh chỉnh các yêu cầu kĩ thuật và chi phí hợp lí, cũng như tạo sự tin cậy, hiệu quả và hạn chế rủi ro đối với một thiết kế mang đầy tính cạnh tranh trong tương lai.

UUV mang ngư lôi có thể trở thành mối đe dọa số 1 của tàu ngầm

UUV mang ngư lôi có thể trở thành mối đe dọa số 1 của tàu ngầm

TGVN. Bộ Quốc phòng Mỹ vừa lên kế hoạch sử dụng các tàu ngầm tấn công hạt nhân (SSN) có thể triển khai các thiết ...

Tàu sân bay - quả bom nổ chậm trên vũ đài chính trị

Tàu sân bay - quả bom nổ chậm trên vũ đài chính trị

TGVN. 'Chúa tể đại dương' tàu sân bay từng đóng vai trò then chốt trong chiến thắng của Hải quân thế giới. Trong thế kỷ ...

NASA đầu tư gần 1 tỷ USD vào các dự án phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng

NASA đầu tư gần 1 tỷ USD vào các dự án phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng

TGVN. Ngày 30/4, 3 công ty Mỹ đã giành được các hợp đồng phát triển tàu đổ bộ Mặt Trăng của NASA trong bối cảnh ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động