Hậu bầu cử Mỹ 2020: 3 'hòn đá tảng' trong quan hệ Mỹ-Nhật

Hoài Sa
TGVN. Với Nhật Bản, viêc ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ đắc cử dường như sẽ không mang lại nhiều bất ngờ cho quan hệ Mỹ-Nhật vốn đang tồn tại 3 thách thức lớn mang tính then chốt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được kỳ vọng sẽ mang lại triển vọng tích cực cho mối quan hệ Mỹ-Nhật. (Nguồn: Japan Today)
Với Nhật Bản, viêc ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ đắc cử dường như sẽ không mang lại nhiều bất ngờ cho quan hệ Mỹ-Nhật vốn đang tồn tại 3 thách thức mang tính then chốt. (Nguồn: Japan Today)

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới, bao gồm cả Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, đồng minh quan trọng của Mỹ, việc ai trở thành tổng thống Mỹ không chỉ rất quan trọng đối với xu thế phát triển của liên minh Mỹ-Nhật trong tương lai, mà còn có ảnh hưởng quan trọng đối với chiến lược ngoại giao, chính sách kinh tế và các lựa chọn trong cơ cấu ngành nghề của nước này ở châu Á.

Sau khi nhiều phương tiện truyền thông Mỹ tuyên bố ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden thắng cử, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên gửi lời chúc mừng ông Biden trên Twitter.

Với Nhật Bản, viêc ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dường như sẽ không mang lại nhiều bất ngờ cho quan hệ Mỹ-Nhật vốn đang tồn tại 3 thách thức mang tính then chốt.

Căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa

Căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á được triển khai tại tỉnh Okinawa (Nhật Bản). Trong nhiều năm trở lại đây, các vấn đề như tiếng ồn do các hoạt động huấn luyện của quân đội Mỹ, nguy cơ mất an toàn do máy bay chiến đấu Nighthawk bị rơi…đã khiến người dân Okinawa không hài lòng.

Người dân địa phương đã liên tục yêu cầu Chính phủ Nhật Bản chuyển căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi Okinawa, nhưng vấn đề này lại gặp nhiều khúc mắc và đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Không dừng lại ở đó, năm 2019, trong Thỏa thuận đặc biệt liên quan đến chi phí của căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản trong thời kỳ mới được cập nhật vào năm 2021, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump lại đề xuất tăng chi phí mà Nhật Bản phải trả, hay còn gọi là “ngân sách bảo đảm an ninh”, lên 8 tỷ USD/năm. Điều này đã gây thêm trở ngại cho Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề di dời căn cứ ở Okinawa.

Trong thời gian tranh cử, ông Biden từng khẳng định phải coi trọng việc duy trì quan hệ với các đồng minh, tín hiệu này đã mang đến cho Chính phủ Nhật Bản tia hy vọng để xoa dịu vấn đề căn cứ quân sự ở Okinawa.

Tuy nhiên, điều đáng nói là việc tăng “ngân sách bảo đảm an ninh” vốn không chỉ bắt đầu từ Tổng thống Trump. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Biden, khi ấy là Phó Tổng thống, từng trực tiếp tham gia quyết sách liên quan đến việc tăng “ngân sách bảo đảm an ninh”.

Cuối cùng, Mỹ đã yêu cầu Nhật Bản tăng thêm 13,3 tỷ Yên (khoảng 128 triệu USD) “ngân sách bảo đảm an ninh” trong cuộc đàm phán về Thỏa thuận đặc biệt giai đoạn 2016-2020.

Qua đó, có thể thấy xuất phát từ sự coi trọng đối với các đồng minh, sau khi lên cầm quyền ông Biden sẽ không thể hiện thái độ cực đoan giống như ông Trump, nhưng cũng sẽ không có sự thay đổi mang tính thực chất trong việc tăng “ngân sách bảo đảm an ninh”.

Trên thực tế, Chính phủ Nhật Bản cũng có mâu thuẫn về việc nhìn nhận như thế nào vấn đề chia sẻ chi phí cho các căn cứ quân sự của Mỹ.

Một mặt, việc Mỹ muốn tăng “ngân sách bảo đảm an ninh” không những gây sức ép tài chính rất lớn đối với Nhật Bản, mà còn khiến phong trào phản đối căn cứ quân sự của người dân gia tăng, nên chắc chắn Chính phủ Nhật Bản sẽ kiên quyết phản đối.

Mặt khác, đối với Chính phủ Nhật Bản, chiến lược khu vực quan trọng nhất hiện nay là phải xây dựng khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Nhật Bản là sức mạnh cứng quan trọng để Nhật Bản hiện thực hóa khái niệm này.

Nếu hai bên có bất đồng do vấn đề chi phí, thì có thể nói là "lợi bất cập hại". Do đó, liệu Nhật Bản và Mỹ có thể đạt được thỏa hiệp về chia sẻ chi phí của căn cứ quân sự ở Okinawa sau khi ông Biden lên nắm quyền hay không là một trong những mối quan tâm chính của Chính phủ Nhật Bản.

Dưới thời ông Biden và ông Suga, Mỹ-Nhật có tiềm năng trở thành “cặp bài trùng” đáng gờm ở khu vực trong những năm tới. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên gửi lời chúc mừng ông Biden trên Twitter.(Nguồn: Reuters)

Cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Trung-Nhật

Chính sách “cây gậy thuế quan” của Mỹ sẽ tác động liên tục đến các ngành nghề của Nhật Bản. Cùng với sự phát triển của thời đại toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới ngày càng được thắt chặt hơn. Bởi lẽ đó, kể từ khi Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột thương mại đến nay, Nhật Bản với tư cách là đồng minh của Mỹ cũng không thể đứng ngoài.

Việc Mỹ áp thuế đối với các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã gián tiếp gây thiệt hại kinh tế cho các công ty của Nhật Bản tại Trung Quốc. Cuộc khảo sát do Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện cho rằng, xung đột thương mại Mỹ-Trung đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trên 4 phương diện.

Một là, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và đầu tư nước ngoài giảm do xung đột thương mại Mỹ-Trung đã khiến số lượng đơn đặt hàng của các công ty Nhật Bản giảm mạnh.

Hai là, việc một số công ty Trung Quốc chuyển giao thương mại sang các nước thứ ba để giảm bớt áp lực hàng tồn kho đã làm tăng áp lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản.

Ba là, xung đột thương mại Mỹ-Trung khiến các doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc khó có thể kịp thời mua các bộ phận và linh kiện của Mỹ, tiếp đó trực tiếp ảnh hưởng đến chu trình gia công sản xuất của những doanh nghiệp này.

Bốn là, để tránh ảnh hưởng tiêu cực của xung đột thương mại Mỹ-Trung, một số công ty Nhật Bản đang chuyển dây chuyền sản xuất của một số sản phẩm sang nước thứ ba. Quá trình này sẽ đối diện với những khó khăn ở nước thứ ba như thiếu nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh chưa được tối ưu hóa.

Tất cả những ảnh hưởng trên cho thấy trên thực tế, "cây gậy thuế quan" mà Mỹ áp đặt đối với Trung Quốc cũng có tác động nhất định đối với các ngành nghề của đồng minh Nhật Bản ở nước ngoài.

Sau khi ông Biden lên cầm quyền, liệu xung đột thương mại Mỹ-Trung có được xoa dịu hay không trở thành yếu tố cân nhắc quan trọng để Nhật Bản bố trí ngành nghề ở nước ngoài trong giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, cuộc đọ sức thương mại Mỹ-Nhật lâu nay cũng là một vấn đề nan giải mà Chính phủ Nhật Bản buộc phải đối mặt. Tháng 2/2019, ông Trump cho rằng xuất khẩu ô tô và phụ tùng của Nhật Bản sang Mỹ có thể đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ. Do đó, ông Trump hy vọng sẽ giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại ô tô thông qua việc áp thuế lên tới 25% đối với ô tô và phụ tùng ô tô của Nhật Bản.

Theo tính toán của các tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, một khi Mỹ quyết định áp thuế đối với ô tô, ngành sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ mất đi 30% lợi nhuận. Vì vậy, Nhật Bản buộc phải giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với thịt bò, thịt lợn, lúa mì và pho mát của Mỹ để đổi lấy cam kết của ông Trump tạm thời rút lại quyết định tăng thuế đối với ô tô của nước này.

Liệu Chính quyền ông Biden có thể dành cho doanh nghiệp Nhật Bản chính sách ưu đãi thuế quan lớn hơn, nới lỏng các hạn chế nhập khẩu vào Mỹ hay không, sẽ là câu hỏi mà Tokyo đang đặt ra với chính quyền Washington mới.

Có hay không việc quay lại các hiệp định quốc tế chung?

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã bắt đầu rút Mỹ khỏi một loạt tổ chức và hiệp ước quốc tế, trong đó có việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp tác đa phương quốc tế, đặc biệt đối với Nhật Bản, nước đồng minh của Mỹ.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden từng nêu rõ rằng sẽ không cân nhắc bất kỳ cuộc đàm phán thương mại mới nào trước khi thực hiện các khoản đầu tư liên quan đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ. Do đó, về cơ bản không có hy vọng đối với việc ông Biden đưa Mỹ quay trở lại TPP.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản vẫn mong đợi việc Mỹ có thể quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Là một quốc đảo thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, Chính phủ Nhật Bản đã và đang tích cực thúc đẩy và đi đầu trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu từ Nghị định thư Kyoto đến Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với tư cách là một đồng minh quan trọng, một loạt hành động rút khỏi các tổ chức và hiệp ước quốc tế của Tổng thống Trump đã khiến Nhật Bản trở nên bị động.

Trong bối cảnh này, Tổng thống Mỹ đắc cử Biden có thể sẽ mang lại một vài tia hy vọng cho Nhật Bản vì ông Biden rất coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu. Trong thời gian tranh cử, ông Biden từng đề xuất rõ ràng rằng phải đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính về 0 trước năm 2050, đồng thời bày tỏ ý định sớm đưa Mỹ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Động thái này của ông Biden có thể nói là một liều thuốc bổ trợ cho Nhật Bản.

Trong bài phát biểu về chính sách cầm quyền gần đây, Thủ tướng Nhật Suga cũng đưa ra mục tiêu chính sách đến năm 2050 đạt được mức độ trung hòa carbon ở Nhật Bản. Đây là mục tiêu dài hạn rõ ràng duy nhất của nhà lãnh đạo Nhật Bản trong bài phát biểu về chính sách cầm quyền.

Bởi lẽ đó, nếu Mỹ có thể thuận lợi quay trở lại Hiệp định Paris thì Nhật Bản và Mỹ sẽ một lần nữa trở lại mặt trận thống nhất trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, việc Mỹ quay trở lại Hiệp định Paris cũng không phải là chuyện dễ dàng. Theo nguyên tắc, Mỹ cần giành được hơn 2/3 số phiếu thuận của Thượng viện Mỹ để quay trở lại hiệp định này. Khi ký Hiệp định Paris năm 2015, ông Obama đã sử dụng sắc lệnh của tổng thống để đưa Mỹ tham gia hiệp định này, từ đó tránh được khâu phê chuẩn ở Thượng nghị viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số.

Đối với ông Biden, sau 3 năm rút lui khỏi Hiệp định Paris, Mỹ một mặt khó có thể gia nhập trở lại với vị thế và điều kiện tương tự, mặt khác nước này cũng khó có thể thuyết phục các bên liên quan đến lợi ích như doanh nghiệp hóa dầu truyền thống của Mỹ dễ dàng chấp nhận những tổn thất có thể mang đến.

Vì vậy, dù phía Nhật Bản hy vọng ông Biden có thể củng cố hơn nữa quan hệ đồng minh, thúc đẩy quan hệ hợp tác thiết thực giữa hai nước ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, song với tình hình hiện tại, quan hệ Mỹ-Nhật khó có thể thay đổi đột phá.

‘Ngoại giao vaccine Covid-19’: Chiến lược mới giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

‘Ngoại giao vaccine Covid-19’: Chiến lược mới giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng

TGVN. Trung Quốc đang đẩy mạnh 'ngoại giao vaccine Covid-19' như một chiến lược mới để khôi phục hình ảnh và tăng cường ảnh hưởng ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

TGVN. ASEAN-EU hợp tác chống dịch, triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, có tới 9 nước trong khu vực phát sinh ca ...

Hậu bầu cử Mỹ 2020: 'Đội ngũ trong mơ' của ông Joe Biden sẽ giúp nước Mỹ dẫn đầu thế giới?

Hậu bầu cử Mỹ 2020: 'Đội ngũ trong mơ' của ông Joe Biden sẽ giúp nước Mỹ dẫn đầu thế giới?

TGVN. Sự chuyển giao quyền lực của Tổng thống Donald Trump cho ông Joe Biden báo hiệu sự trở lại của trật tự thế giới ...

(theo The Paper)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Mỹ 2020

Đọc thêm

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam tặng bằng khen cho Báo Thế giới & Việt Nam

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đánh giá cao những đóng góp của Báo Thế giới & Việt Nam trong việc củng cố và phát triển quan ...
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 29/3/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 29/3 - xổ số Vietlott Mega 29/3. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 29/3/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga tối 22/3.
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động