Hãy cứu đất trước khi quá muộn

Với khẩu hiệu “Đất đai có giá trị đích thực - hãy đầu tư vào đất”, Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán (17/6) năm 2018 kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay phục hồi đất suy thoái.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hay cuu dat truoc khi qua muon Việt Nam hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
hay cuu dat truoc khi qua muon ​Thỏa thuận đổi tên nước gây mâu thuẫn tại cả Macedonia và Hy Lạp

Đất đai màu mỡ nuôi sống con người cũng như mọi sinh vật trên Trái Đất hàng nghìn năm đang dần biến mất, đẩy loài người đến trước một cuộc khủng hoảng nhiều bất trắc. Các chuyên gia cảnh báo 1,5 tỷ người, chủ yếu ở những nước nghèo nhất, sẽ là nạn nhân của hiện tượng đất nông nghiệp bị thoái hóa và điều này sẽ làm nghiêm trọng hơn nữa tình trạng nghèo đói, đặc biệt ở Sahel và Nam Á - những nơi biến đổi khí hậu đang có những tác động nặng nề nhất.

Muôn vàn nguyên do

Công ước Liên hợp quốc về Phòng chống sa mạc hóa (UNCCD) cảnh báo thoái hóa đất sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại 23.000 tỷ USD vào năm 2050 nếu như tình trạng sử dụng vẫn diễn tiến như hiện nay. Cũng theo tổ chức này, nếu ngay từ bây giờ, chúng ta áp dụng những biện pháp khẩn cấp để chặn đứng khuynh hướng đi xuống của đất trồng thì thiệt hại sẽ giảm còn khoảng 4.600 tỷ USD.

Đất kém màu mỡ, không thể đáp ứng nhu cầu lương thực ngày một gia tăng của con người còn là lý do dẫn tới bất ổn an ninh và những cuộc xung đột, như ở Sudan và Chad. Thư ký điều hành UNCCD Monique Barbut cảnh báo: “Khi diện tích đất trồng trọt màu mỡ ngày một ít đi và dân số thế giới tăng lên thì va chạm cũng tăng theo trên khắp thế giới. Để giảm thiểu thiệt hại, chúng ta cần lùi lại rồi suy nghĩ thêm về cách chúng ta vượt qua áp lực về nhu cầu lương thực và tránh xung đột”. Nhiều thách thức cũng nảy sinh từ tình trạng này như vấn đề việc làm và di cư. Suy thoái đất đồng thời là mối đe dọa đối với nguồn cung nước uống, đối với đa dạng sinh học.

Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này bắt nguồn từ việc con người “vắt kiệt sức” làm việc của đất để sản xuất nông nghiệp. Việc thâm canh không khoa học, thu hoạch nhiều lần, sử dụng hóa chất trong trồng trọt để tăng sản lượng lên gấp ba và tăng diện tích đất trồng trọt lên gấp đôi so với 20 năm trước đã khiến đất nhanh chóng bị sa mạc hóa dẫn đến năng suất giảm trên toàn thế giới. Tính tới nay đã có 1/3 đất nông nghiệp trên toàn thế giới bị cằn cỗi. Khoảng 20% diện tích đất trồng trọt, 16% đất lâm nghiệp, 19% đồng cỏ… giảm năng suất. Nghiên cứu có tên “Triển vọng đất toàn cầu” công bố năm 2017 ước tính đất màu mỡ trên cả hành tinh này đang bị mất đi với tốc độ 24 tỷ tấn/năm và mất 15 tỷ cây cối/năm.

hay cuu dat truoc khi qua muon
Trang trại nứt nẻ ở Queensland, Australia. (Nguồn: ABC)

Những nguyên nhân trực tiếp làm suy thoái đất khác bao gồm tình trạng đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất năng lượng, khai khoáng..., tức là đều xuất phát từ hoạt động của con người. Nói cách khác, con người phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng suy thoái đất hiện nay.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang trở thành nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa đất gia tăng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học East Anglia cho thấy nếu như nhiệt độ Trái Đất tăng 2 độ C, một phần lớn diện tích đất liền sẽ trở nên khô cằn và dần biến thành sa mạc, giống như Sahara. Những khu vực dễ bị hoang mạc hóa nhất bao gồm một phần Đông Nam Á, Nam Âu, miền Nam châu Phi, Trung Mỹ và miền Nam châu Đại Dương, với số dân lên tới 1,5 tỷ người, tương đương 20% dân số thế giới. Nếu nhiệt độ chỉ tăng 1,5 độ C, diện tích đất bị ảnh hưởng bởi quá trình khô hóa cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Suy thoái đất toàn cầu

Châu Phi hiện là khu vực có tốc độ sa mạc hóa báo động, gấp đôi so với những năm 1970. Theo tính toán của Liên hợp quốc, nếu giữ nguyên tốc độ này, ước tính, đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở châu Phi không còn sử dụng được, khoảng 750 triệu người trong khu vực sẽ phải sống ở vùng sa mạc. Tình trạng sa mạc hóa hiện khiến nền kinh tế châu Phi thiệt hại khoảng 9 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài châu Phi, Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng đất cằn cỗi dần biến thành sa mạc. Châu Âu cũng có tới 970 triệu tấn đất sa mạc hóa do xói mòn và không hồi phục kịp sau thảm họa.

Theo Giám đốc điều hành Cơ chế toàn cầu UNCCD Juan Catlos Mendoza, những dữ liệu mới nhất cho thấy hiện có 169 nước đang bị tác động bởi đất thoái hóa và/hoặc hạn hán, trong số này, 116 nước đã cam kết hoàn thành mục tiêu ngăn chặn tình trạng đất xuống cấp. Trong số các quốc gia cam kết này có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nigeria, Nga và Nam Phi là những nước có dân số đông hàng đầu thế giới.

Trước mắt, 21 nước có tên trong danh sách đầu tiên sẽ thiết lập các mục tiêu và kết hợp các biện pháp thực hiện để phòng tránh, giảm thiểu và đảo ngược tình trạng đất thoái hóa. Chẳng hạn như nước Cộng hòa Trung Phi đã cam kết phục hồi hơn 1 triệu hécta đất, tương đương 15% lãnh thổ của họ, nhằm hạn chế nguy cơ đất xuống cấp và giảm thiểu gánh nặng cho nền kinh tế. Trong khi đó, Ethiopia đã khôi phục được diện tích 7 triệu héc-ta đất màu mỡ trở lại.

Tại châu Phi, 11 quốc gia trong khu vực châu Phi đã thực hiện một dự án lớn đầy tham vọng trong suốt 10 năm qua. Dự án 2 tỷ USD mang tên Bức tường xanh vĩ đại đã tạo ra một phòng tuyến cây dài 7.775 km trải dài qua lãnh thổ Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Sudan, Chad, Niger, Nigeria, Mali, Burkina Faso, Mauritania, và Senegal, che phủ được khoảng 800.000 héc-ta cây trồng. “Vạn lý trường thành xanh” với chiều rộng 15km này đã mang lại các hồ chứa nước, những ruộng rau xanh và cây ăn trái tại những ngôi làng dọc theo dải Sahel, trở thành vành đai bao bọc châu Phi chống lại tình trạng sa mạc hóa đất đai. Các dự án tương tự với quy mô nhỏ hơn cũng được thực hiện ở tỉnh Karbala của Iraq, khu vực Nội Mông của Trung Quốc...

Nói đến phục hồi đất suy thoái, không thể không nhắc đến Israel, được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Những công nghệ nổi bật của Israel có thể kể đến bao gồm hệ thống thu gom nước lũ học hỏi từ người Nabatean cổ đại, phát triển các nhà máy điện từ nguồn năng lượng mặt trời, nuôi cá trên sa mạc, công nghệ tưới nhỏ giọt, những giống cây thích hợp với môi trường sa mạc... Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Hầu hết thành công của Israel đến từ công nghệ xử lý nước thải đáng kinh ngạc. Khoảng 50% nước tưới tiêu là từ nước thải đã qua xử lý, vượt xa quốc gia có lượng nước thải tái sử dụng cao thứ 2 thế giới là Tây Ban Nha với 20%.

Tình trạng đất thoái hóa và sa mạc hóa vẫn đang diễn ra ở mức độ đáng báo động song các quốc gia trên thế giới cũng đang tăng cường nỗ lực để ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ trong tương lai. Thời gian tuy không còn nhiều, song không phải là quá muộn nếu cộng đồng thế giới cũng như từng cá nhân có đủ quyết tâm để phục hồi đất suy thoái. Như lời Thư ký điều hành UNCCD Monique Barbut nhấn mạnh: “Cuộc sống của chúng ta trên đất liền phụ thuộc vào điều đó”.

hay cuu dat truoc khi qua muon ​ILO: Nền kinh tế xanh sẽ giúp tạo ra 24 triệu việc làm

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố một báo cáo mang tên “Việc làm và các vấn đề xã hội trên thế ...

hay cuu dat truoc khi qua muon Những địa danh nổi tiếng thế giới có nguy cơ biến mất

Vạn Lý Trường Thành kỳ vĩ, kim tự tháp Giza bí ẩn, Venice xinh đẹp... là những địa danh có khả năng biến mất do ...

hay cuu dat truoc khi qua muon Băng biển sẽ biến mất trong vài năm nữa

Hiện tượng này sẽ xảy ra cho dù con người nỗ lực kiểm soát hiện tượng ấm lên toàn cầu và duy trì nền nhiệt ...

 

P.V (theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động