Hiệp định Paris trong ký ức nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi

Lưu Văn Lợi *
Trích đoạn dưới đây được lấy từ cuốn hồi ký “Gió bụi đường hoa” của nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân phát hành năm 2007.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Lưu Văn Lợi trong một phiên đàm phán hòa bình tại Paris (hàng trong cùng, người đeo kính ngồi thứ hai từ trái sang).
Ông Lưu Văn Lợi trong một phiên đàm phán hòa bình tại Paris (hàng trong cùng, người đeo kính ngồi thứ hai từ trái sang).

Hai người (Henry Kissinger và Lê Đức Thọ) đã biết tiếng nhau, nhưng chưa gặp nhau lần nào, cũng chưa hiểu nhiều về nhau. Ngày 21/02/1972, Lê Đức Thọ và Kissinger gặp nhau lần đầu tiên theo yêu cầu của Kissinger tại ngôi nhà nhỏ xinh xắn số 11 phố Darthes, thị trấn Choisy-le-Roy. Phòng khách nhỏ, họ như ngồi sát bên nhau.

Người ta thường nói: Đông là Đông, Tây là Tây, Đông Tây không bao giờ gặp nhau. Kìa trông Lê Đức Thọ và Kissinger, Đông chẳng gặp Tây đó sao? Nhưng thật ra, đó là hai con người, mà cũng có thể nói là hai thế giới.

Kissinger là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có người bảo là môn đệ của Machiavelli , có người lại bảo là môn đệ của Metternich … Trên thế giới, ông nổi tiếng về một số bài viết về tình hình quốc tế. Trong nước, ông cũng có nhiều tham vọng… Kissinger ý thức rõ ràng về tài năng của mình và đã khoe với Lê Đức Thọ rằng mỗi lần lên lớp tại trường đại học Harvard, ông nói liền 55 phút mới nghỉ. Điều đó chắc là đúng, nhưng không có nghĩa là logic của ông lúc nào cũng thuyết phục được hai ông Xuân Thủy và Lê Đức Thọ. Hay nói đúng hơn, không phải lúc nào ông cũng đủ lý lẽ để có thể bẻ được logic của Lê Đức Thọ.

Trong khi đó, tiểu sử Lê Đức Thọ giản dị hơn nhiều, giản dị như một câu chuyện dân gian… Ông không được học trường đại học nào, trường ngoại giao nào. Sách của ông là tác phẩm của Karl Marx, Engels, Lenin, Nguyễn Ái Quốc. Kiến thức của ông là vốn sống của cuộc đời; tình thương yêu của đồng chí, hận thù thực dân phong kiến. Làm ngoại giao với ông là nhiệm vụ cách mạng, cũng là nhiệm vụ thật mới. Nếu nói theo kiểu người Trung Quốc, ông là “nhà ngoại giao chân đất”.

Gặp khách mời, người nông dân đất Kinh Bắc xưa thường nói: “Nhất kiến vi cựu, trao cho nhau miếng trầu cánh phượng để xây dựng mối duyên lành”. Ở đây, hai nhà ngoại giao Việt Nam, Mỹ gặp nhau lần đầu để làm quen với nhau, để rồi thăm dò, tìm hiểu nhau. Cái đó mới là điều quan trọng tất nhiên đối với cả hai bên.

Ông Lưu Văn Lợi trong cuộc họp bốn bên tại Trại Davis về thực thi Hiệp định Paris năm 1973.
Ông Lưu Văn Lợi trong cuộc họp bốn bên tại Trại Davis về thực thi Hiệp định Paris năm 1973.

Mở đầu buổi gặp gỡ, Kissinger đã nói nguyện vọng của Mỹ là nhanh chóng giải quyết vấn đề Việt Nam. Về phần mình, Lê Đức Thọ cũng nhẹ nhàng nói tới nguồn gốc chiến tranh, triển vọng, sai lầm của Mỹ khi gây ra chiến tranh tại Việt Nam và khẳng định thái độ của Việt Nam: Nếu Mỹ và Việt Nam cùng có thiện chí, đàm phán sẽ có kết quả. Nếu Mỹ không muốn giải quyết, tiếp tục đánh thì Việt Nam sẵn sàng tiếp tục chiến đấu. Như muốn phác họa bức tranh của cuộc đàm phán, ông cũng chủ động nêu một loạt vấn đề: rút quân Mỹ, gạt bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ - Trần Văn Hương, công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời; việc lập Chính phủ liên hiệp, cách thảo luận là bàn cả vấn đề quân sự và vấn đề chính trị. Gọi đó là một chương trình nghị sự cũng được…

Để kết luận, Lê Đức Thọ nói: “Trong hai con đường hòa bình và chiến tranh, các ông nên chọn lấy một. Nếu các ông chọn con đường hòa bình thì chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình và sau khi hòa bình lặp lại, quan hệ hai nước chúng ta sẽ mở ra một trang sử mới”.

Kissinger gửi một báo cáo lạc quan về Nhà Trắng, coi đây là cuộc gặp quan trọng nhất kể từ khi bắt đầu cuộc nói chuyện năm 1968 với lời ông ghi vào nhật ký: “Tóc hoa râm, đường bệ, Lê Đức Thọ bao giờ cũng mặc bộ đại cán xám hoặc marông, đôi mắt to và sáng, ít khi để lộ niềm tin đã thúc đẩy ông hồi mười sáu tuổi đi theo phong trào du kích cộng sản chống Pháp. Ông lúc nào cũng tỏ ra rất bình tĩnh, thái độ cũng không có điều gì chê trách được, trừ một hai lần. Ông hoàn toàn biết ông muốn gì và phục vụ lý tưởng của ông một cách tận tụy và khéo léo. Lê Đức Thọ tiếp tôi với một sự lễ phép có khoảng cách của con người mà ưu thế hiển nhiên đến mức không thể làm khác bằng một kiểu lễ phép gần như hạ cố”.

Sau ba đợt thăm dò, ta thấy khả năng Mỹ thỏa thuận với ta để Nixon vượt bầu cử, nhưng cũng thấy khả năng Nixon muốn giải quyết trước bầu cử để bảo đảm chắc thắng, do đó đoàn ta tranh thủ khả năng giải quyết vào thời điểm 15 tháng 10.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, chúc mừng nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris.
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris.

Ngày 08/10/1972, cuộc họp diễn ra tại nhà số 108 phố General Leclerc, thị trấn Gif sur-Yvette, ngoại ô Paris. Lê Đức Thọ nói: “Để đảm bảo nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, lặp lại hòa bình và để tỏ thiện chí của chúng tôi, hôm nay tôi đưa ra đề nghị mới cả về nội dung và cách đàm phán thiết thực và đơn giản như sau…”.

Sau khi nghe xong, sự vui mừng lộ rõ trên mặt của Kissinger cũng như các thành viên trong đoàn Mỹ. Kissinger từng đi Bắc Kinh, Moscow và đạt nhiều thỏa thuận nhưng hôm nay ông ta cảm thấy vui hơn mọi lần. Ông viết trong hồi ký: “Tôi chưa bao giờ cảm động bằng buổi quá trưa mát mẻ của Chủ nhật mùa Thu ấy”.

Một buổi chiều cũng mùa Thu ấy, hai đoàn bắt đầu thảo luận từng điều khoản. Lần đầu tiên tôi ra mắt công khai với đoàn Mỹ. Bắt đầu cuộc họp, Lê Đức Thọ phát biểu: “Tôi xin giới thiệu ông Lưu Văn Lợi, cố vấn pháp lý của đoàn Việt Nam”.

Kissinger nguýt tôi qua cặp kính trắng: “Luật giáo hội à (droit canonique)?”. Mọi người coi đó là lối chơi chữ sở trường của ông nên đều cười, tôi cũng cười.

Ông Lưu Văn Lợi (đeo kính) tại Hội nghị Trung Giã năm 1954.
Ông Lưu Văn Lợi (đeo kính) tại Hội nghị Trung Giã năm 1954.

Trong lúc thảo luận, có lúc Kissinger phàn nàn chuyên viên của ta đã nêu 17 vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề Lê Đức Thọ và ông ta đã thỏa thuận xong rồi… Cuộc thảo luận về từ ngữ trở nên căng thẳng xung quanh các từ “đôn đốc”, “khuyến khích”, “thúc đẩy”, “giám sát”… Kissinger đả kích tôi: “Ông Lưu Văn Lợi muốn được thưởng huân chương nên có nhiều ý kiến trong việc dùng từ ngữ”. Có lần gặp bất đồng, ông Lê Đức Thọ chỉ tôi: “Ông Lợi khuyên tôi không nên nhận”.

Đáp lại, có lần Kissinger nói: “Cần cho ông Lưu Văn Lợi phục viên về sinh quán”. Có chuyện này bởi Kissinger đòi ta rút quân miền Bắc về miền Bắc, ông Lê Đức Thọ không đồng ý. Khi đó, Kissinger nêu vấn đề với kiểu chơi chữ: “Nếu quân miền Bắc phục viên thì phải nói “phục viên về sinh quán”. Vì thế, lần này Kissinger đã đả kích tôi bằng cách nói: “Cho ông Lợi phục viên về sinh quán”.

Lần khác, ông Thọ và Kissinger tranh luận đi lại mà không đạt thỏa thuận. Kissinger ra vẻ khó chịu nói: “Mỹ không có chuyên viên đủ sức tế nhị như ông Lợi. Phải dựng tượng ông Lợi cạnh bờ hồ”. Lê Đức Thọ cũng tỏ ra vui vẻ thêm vào: “Chân bức tượng phải ghi những đề nghị sửa đổi hiệp định của ông Lợi”.

Sáng ngày 20/10, đoàn Mỹ chuyển trả lời của Tổng thống (Richard Nixon – người biên soạn): Với sự thỏa thuận của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về hai vấn đề tại “văn bản của hiệp định bây giờ có thể xem là đã hoàn chỉnh”. Công hàm còn viết Hiệp định sẽ ký ngày 31/10 tại Paris. Tuy nhiên, ngày 23/10, Nixon gửi công hàm khẩn cấp cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông báo Mỹ gặp khó khăn với chính quyền Sài Gòn và rất nhiều vấn đề kỹ thuật mới xuất hiện, do đó đề nghị một cuộc gặp riêng với Lê Đức Thọ tại Paris và hoãn chuyến đi Hà Nội của Kissinger.

Thái độ lật lọng của Mỹ quá rõ ràng, buộc ta phải chống lại. Ngày 26/10/1972, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố “Tình hình cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hiện nay”, tóm tắt quá trình đàm phán hơn bốn năm qua, sự tiến triển của cuộc thảo luận từ đầu tháng 10, việc hoàn thành hiệp định và thỏa thuận sẽ ký ngày 31/10/1972. Bản tuyên bố bác bỏ những lý do trì hoãn của Mỹ và đòi Mỹ ký Hiệp định vào ngày 31/10/1972 như đã thỏa thuận. Đây là cuộc đấu tranh công khai mạnh mẽ nhất, vạch rõ trắng đen nhất. Kissinger đã họp báo, cố nêu thiện chí của Mỹ nhưng dư luận vẫn đòi Nixon ký ngay hiệp định ngày 31/10.

Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và các thành viên trong đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi ký tắt Hiệp định Paris, ngày 23/01/1973.
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và các thành viên trong đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi ký tắt Hiệp định Paris, ngày 23/01/1973.

Tuy vậy, việc Richard Nixon chịu bàn việc chấm dứt chiến tranh là sự thật đã tạo lợi thế cho ông ta khi tranh cử. Ngày 07/11, Nixon đã trúng cử Tổng thống lần thứ hai. Khi đã vượt qua bầu cử, Nixon quay lại bàn đàm phán nhằm xoa dịu dư luận, đồng thời hy vọng ép ta sửa đổi hiệp định theo yêu cầu của Mỹ và phía Thiệu.

Ta chấp nhận họp lại. Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa 69 điểm, còn Kissinger nêu ra 16 vấn đề. Đợt họp thứ nhất bắt đầu ngày 20/11/1972, kéo dài đến ngày 25/11. Trong lần gặp gỡ ngày 25/11, Kissinger đã đọc một bức điện của Nixon dọa sẽ trở lại hoạt động quân sự nếu Việt Nam không chịu sửa đổi theo yêu cầu của Mỹ.

Lê Đức Thọ nói: “Tổng thống Nixon nói đến danh dự nước Mỹ, chúng tôi cũng có danh dự của chúng tôi. Các ông đem quân đến xâm lược nước chúng tôi, bây giờ các ông phải rút đi, lại đòi chúng tôi, những người chống xâm lược rút đi?”.

Cuộc họp 25/11 căng thẳng chỉ có 1h30 phút, kể cả việc phiên dịch. Trong báo cáo về Nhà Trắng, Kissinger đề xuất với Nixon hai sự lựa chọn: một là cắt đứt đàm phán, hai là bỏ các yêu cầu của Thiệu. Nixon ở thế không thể bỏ đàm phán được nên chưa có lối thoát, phải chỉ thị cho Kissinger nghỉ họp một tuần.

Đợt họp thứ hai kéo dài từ ngày 4/12 - 12/12. Việc bàn các điểm đều căng thẳng. Lê Đức Thọ nhấn mạnh: “Nếu các ông không sửa chữ nào thì chúng tôi cũng không sửa chữ nào… Tóm lại, chúng tôi sẵn sàng bỏ tất cả những điều mới thêm”.

Đề nghị mềm dẻo nhưng cứng rắn của Lê Đức Thọ tác động mạnh mẽ đến Kissinger. Ông ta phải xin hoãn họp 24 giờ và báo cáo với Nixon: phía Việt Nam đề nghị hai lựa chọn - không thay đổi bất cứ điều gì hoặc là chấp nhận nguy cơ tan vỡ cuộc thương lượng. Ông ta đề nghị “phải sẵn sàng chuẩn bị cho sự tan vỡ” và đẩy mạnh ném bom miền Bắc để gây áp lực với Bắc Việt Nam. Ông ta cũng nêu lại vấn đề từ chức. Trên thực tế, ông ta cũng giảm bớt yêu cầu của Thiệu.

Đến ngày 12/12/1972, giữa các bên còn lại hai vấn đề. Trong phiên họp này, hai bên thỏa thuận hôm sau chuyên viên hai bên rà soát lại văn bản. Khi rà soát văn bản, ông Kissinger nói: “Về văn bản thì ông Lưu Văn Lợi và ông Negroponte là những kẻ phá hoại… Ông Lưu Văn Lợi là người cầm đầu nghiệp đoàn buôn trâu”.

Đúng là tôi có sửa hay bỏ một số chỗ. Cuộc thảo luận hôm nay lại sôi nổi về vấn đề từ ngữ. Về chức năng của Hội đồng hòa hợp dân tộc có chức năng “đôn đốc” hai chính quyền thi hành Hiệp định. Phía Mỹ không đồng ý dùng từ “đôn đốc” và đề nghị dùng các từ “to see” (trông nom, giám sát), “to see to” (chăm lo). Cuối cùng, ta giữ từ “đôn đốc” trong bản tiếng Việt, còn tùy Mỹ dùng từ gì thì dùng.

Ông Lưu Văn Lợi trong lễ mừng thọ 100 tuổi năm 2013.
Ông Lưu Văn Lợi trong lễ mừng thọ 100 tuổi năm 2013.

Cuộc họp tạm nghỉ. Lê Đức Thọ nói ông về Hà Nội báo cáo. Kissinger hỏi bao giờ ông về tới Hà Nội, ông Thọ nói là ngày 18/12 mới tới Hà Nội. Kissinger muốn biết ông Thọ về đến Hà Nội ngày nào là để tính ngày họp lại hay có dụng ý gì? Chưa thể trả lời câu hỏi này, nhưng không thể không nghĩ đến cuộc không kích Hà Nội bằng máy bay B52 bắt đầu ngày 18/12, lúc ông Thọ về đến Hà Nội?

Kissinger bắt tay ông Thọ và chúc ông thượng lộ bình an. Ông Thọ cũng chúc Kissinger lên đường bình yên. Khi bắt tay tôi, Kissinger hỏi: “Bao giờ tượng ông sẽ được dựng?”.

Tôi chưa kịp trả lời thì ông Thọ chen vào: “Mỹ có tiếng là giỏi về khoa học và kỹ thuật, không biết có làm nổi bức tượng ông Lợi có hai mắt nháy được không?”.

Ông Thọ, tôi và Kissinger cùng cười.

Cuộc chia tay ngày 13/12 nếu không là hữu nghị thì ít nhất cũng là bình thường. Sự thật câu hỏi của Kissinger vẫn là một ẩn số chưa có lời giải…


1. Niccolo Machiavelli (1469-1527), nhà ngoại giao, triết gia và sử học người Italy nổi tiếng với cuốn sách “Quân Vương”.

2. Klemens von Metternich (1773 – 1859), Thủ tướng và Ngoại trưởng Áo, người nổi tiếng chủ trì Hội nghị Vienna để chia lại Châu Âu sau khi Napoleon thất bại.

3. Phục viên là khái niệm thường được sử dụng trong quân đội. Hiểu theo nghĩa thông thường, phục viên là việc quân nhân trở về địa phương sau khi đã hết thời hạn phục vụ trong quân đội.

4. John Negroponte (sinh năm 1939), nhà ngoại giao người Mỹ, sau này trở thành Trưởng phái đoàn đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc, Giám đốc đầu tiên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (DNI) và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.

* Ông Lưu Văn Lợi (1913 - 2016) là vị lão thành cách mạng, nhà ngoại giao kỳ cựu, từng tham gia nhiều hoạt động ngoại giao của đất nước như thành viên đoàn đại biểu Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đàm phán với đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Hội nghị Trung Giã (1954).

Ông cũng từng làm trợ lý của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Xuân Thủy trong các cuộc thương lượng giai đoạn 1972 - 1973 với Cố vấn an ninh của Nhà Trắng Henry Kissinger.

Năm 1973, ông là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ VNDCCH tại Hội nghị liên hợp bốn bên tại Sài Gòn. Trong giai đoạn 1978-1989, ông giữ chức vụ Trưởng ban biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao).

“Người ta gọi ông bằng nhiều cái tên khác nhau. Với công chúng, ông là bậc lão thành cách mạng, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, nhà ngoại giao kỳ cựu Lưu Văn Lợi. Những ai đã đọc hàng loạt cuốn sách về Hiệp định Paris, nhất là “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris”, hẳn sẽ nhớ về ông với tư cách Cố vấn pháp lý của ông Lê Đức Thọ với lập luận, lý lẽ sắc sảo. Người khác có thể biết đến Đại tá Lưu Văn Lợi Phó Trưởng đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại “Trại Davis” sân bay Tân Sơn Nhất, địa điểm làm việc của phái đoàn đại biểu quân sự bốn bên về triển khai Hiệp định Paris năm 1973.

Ngành Ngoại giao gọi ông là pho “từ điển sống” về kiến thức. Số khác lại “đánh dấu” ông là “ông Lợi A”, tránh nhầm lẫn với “ông Lợi B”, nguyên thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ, nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô. Người từng có cơ hội làm việc với ông, từ nguyên Trưởng Ban biên giới quốc gia Trần Công Trục tới nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, thường nể “anh Lợi” bởi vốn kiến thức sâu rộng, khả năng tiếng Pháp có một không hai và trí nhớ tuyệt vời. Còn tôi tự thấy may mắn bởi có cơ hội được chứng kiến một phần cuộc đời, sự nghiệp của ông và tự hào khi có thể gọi nhà ngoại giao ấy tiếng “ông nội”’ – Lưu Minh Quân, phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, cháu nội ông Lưu Văn Lợi.

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị và Hiệp định Paris qua những con số

Hội nghị Paris gồm 2 giai đoạn, kéo dài tổng cộng 4 năm, 8 tháng, 14 ngày.

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Paris tại Pháp

Hiệp định Paris đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử Việt Nam, đồng thời là sự kiện quan trọng với thành phố Verrières-le-Buisson, ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập ...

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Kỷ niệm 50 năm Ngày ký kết Hiệp định Paris: ‘Việt cộng’ đến Paris

Khi Việt Nam đang chiến tranh, trên thế giới, bên cạnh tên gọi chính thức là FNL (Front National de Libération - Mặt trận Dân ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Việt Nam tham gia Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng

Lễ công bố thành lập Ban cố vấn của Tổng thư ký LHQ về khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi năng lượng được tiến hành bằng hình thức trực tuyến.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh đã trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Mori Takero, tân Tổng Lãnh sự của Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam kêu gọi chấm dứt leo thang căng thẳng Trung Đông

Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực hòa giải hướng tới một giải pháp bền vững, lâu dài cho cuộc xung đột đang diễn ra và tiến trình hòa bình Trung Đông...
Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Việt Nam đề cao việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển bền vững tại diễn đàn Liên hợp quốc

Đại diện Việt Nam khẳng định nguồn vốn nhà nước và nguồn lực tư nhân cùng đóng vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu tài chính cho thực hiện SDG.
Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Việt Nam-Ai Cập trao đổi về mô hình tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa thăm Ai Cập và hội kiến Bộ trưởng Bộ Phát triển địa phương Ai Cập Hisham Abdel Ghani Abdulaziz Amna.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động